Xóm 13 ngôi nhà có móng bằng hộp xốp giữa thủ đô
Hơn 20 năm qua, cả gia đình ba thế hệ cô Nguyễn Thị Xuyến (53 tuổi) sống và sinh hoạt trên chiếc nhà phao khoảng 20m2.
Xóm nhà phao nằm ven một ngách sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội). Khác biệt hoàn toàn với cảnh đông vui nhộn nhịp ở trung tâm hồ Hoàn Kiếm, khu nhà nổi heo hút dù chỉ cách đó vài km. Xóm nhà phao là nơi ở của hơn 10 hộ gia đình vô gia cư sinh sống đã nhiều năm trên những căn nhà nổi.
Anh Nguyễn Thanh Long (40 tuổi), người dân ở đây cho biết: “Nhà phao được các hộ dân mua vật liệu về tự làm. Quan trọng nhất là những thùng phi, thùng xốp. Chúng được kết nối với nhau thành bè và dựng lán bằng ván gỗ, cọc tre trên đó.”
Xung quanh và mái các ngôi nhà được bọc kín bằng những tấm vách đan và phủ bạt bên ngoài. Vào mùa mưa, nước sông dâng cao nhà phao sẽ nổi theo dòng nước và cả xóm phải căng sức kéo nhà buộc chặt vào sát bờ. Mỗi khi bão lớn thì cả xóm phải di tản lên bờ trú tạm, tới khi nào hết bão mới trở về.
Cận cảnh những thùng xốp và thùng phi làm móng nhà được buộc chặt vào sàn là những ván gỗ.
Những sợi dây thừng cỡ lớn được người dân sử dụng liên kết các ngôi nhà với nhau và buộc chặt vào bờ tránh tình trạng bị nước dâng cuốn trôi nhà.
Video đang HOT
Nguồn điện sinh hoạt được chủ hộ liên hệ với tổ dân phố nối về. Còn nước sinh hoạt phải mua nước máy, có nhà dùng dây bơm dẫn, có hộ phải đi gánh bằng thùng mang về sử dụng dần. Họ tận dụng triệt chỗ trống ở hành lang, trên cầu vào bờ để phơi quần áo.
Gia đình cô Nguyễn Thị Xuyến (53 tuổi) ở đây đã hơn 20 năm. Ngoài vợ chồng và con trai út đang đi học, còn có vợ chồng con trai, con dâu cùng cháu nội (5 tháng tuổi) ở đây. Mọi sinh hoạt từ nấu cơm, tắm giặt đều diễn ra trong ngôi nhà khoảng 20m2. Trong ảnh, gian bếp của gia đình cô chưa đầy 2m2.
“Hàng ngày, chồng cùng con trai, con dâu đi làm thuê trên bờ chỉ có tôi ở nhà trông cháu nội. Đến chiều tối mọi người quây quần bữa cơm chiều, sau đó tôi đi chợ tối ở cầu Long Biên bán tôm. Đêm về cả nhà 6 người nằm bệt dưới sàn ngủ chung” – cô Xuyến nói.
Ông Nguyễn Văn Bình – tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Xóm nhà nổi có 13 hộ dân, với hơn 60 khẩu sinh sống đã nhiều năm nay. Họ vốn là dân tứ xứ nhiều nơi về làm nhà sống ở đây vì kinh tế khó khăn. Tổ dân phố cũng vận động bà con tận dụng đất phù sa ở bãi bồi để tăng gia sản xuất”. Trong ảnh: Vợ chồng ông Vũ Văn Học (50 tuổi), quê ở Hưng Yên vui mừng vì sau 4 năm khai phá được 4 sào đất bãi trồng rau sạch, không phải bế con đi lang thang nữa.
Ông Nguyễn Quốc Thành – Chủ tịch phường Phúc Xá cho biết: “UBND phường đã vận động các hộ dân đưa con cháu lên bờ đi học miễn phí tại trường tiểu học 19/5. Ngoài ra, mỗi cháu nhỏ được trợ cấp 10kg gạo/người/tháng. Hàng năm họ cũng thường xuyên được nhiều đơn vị từ thiện quan tâm tới động viên cố gắng làm ăn. Vào mùa mưa lũ, chúng tôi luôn cử cán bộ theo dõi, hỗ trợ họ sơ tán khi nước dâng cao, đảm bảo an toàn về người và tài sản, đặc biệt các cháu nhỏ. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu các phương án di dời nhưng còn gặp nhiều khó khăn chưa thực hiện được”.
Theo Zing
Sắp xét xử vụ 'nhân bản xét nghiệm' gây chấn động
VKSND Thành phố Hà Nội vừa hoàn tất bản cáo trạng truy tố các bác sỹ, nhân viên Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhân bản xét nghiệm
Ông Nguyễn Trí Liêm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức và bà Nguyễn Thị Nhiên, Phó giám đốc Bệnh viện bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can khác là Trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bệnh viện ĐK Hoài Đức, nơi xảy ra vụ việc "nhân bản xét nghiệm" động trời.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ 1/8/2012 đến 31/5/2013, Vương Thị Kim Thành, Phan Thị Oanh, Nguyễn Đồng Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang, Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Xuyên đã lợi dụng chức vụ được giao (là trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm) để làm không đúng và làm các việc không được phép làm trong khi xét nghiệm.
Những người này đã làm xét nghiệm trên một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm, gắn kết quả trả cho các bệnh nhân, cho người thân đến xin kết quả xét nghiệm để đưa vào hồ sơ thanh toán BHYT, tăng thu nhập cho bệnh viện.
Thành, Oanh, Sơn, Nhung, Trang, Lan, Ngà, Xuyên đã thực hiện 24.857 xét nghiệm huyết học, trong đó có 1.544 kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trùng nhau (1 mẫu bệnh phẩm trùng nhiều nhất là 4 kết quả và trùng ít nhất là 2 kết quả).
Tổng cộng có 789 kết quả xét nghiệm huyết học khống (in ra từ các mẫu bệnh phẩm cũ rồi ký phiếu xét nghiệm để trả cho bệnh nhân) được đưa vào thống kê thanh toán BHYT là 789 x 21.000 đồng/ kết quả = 16.569.000 đồng.
Điều tra xác minh tại BHXH huyện Hoài Đức xác định, số kết quả xét nghiệm huyết học trùng đã được thanh toán và quyết toán.
Toàn bộ số tiền 16.569.000 đồng thu lợi bất chính được đưa về bệnh viện và được chia vào khoản tiền hỗ trợ tăng thêm cho tất cả cán bộ nhân viên theo từng quý.
Tại cơ quan điều tra, ông Liêm thừa nhận việc các cán bộ và nhân viên khoa xét nghiệm in trước kết quả xét nghiệm huyết học từ bệnh phẩm cũ để trả cho bệnh nhân, các kỹ thuật viên ký phiếu xét nghiệm mà không qua kiểm tra, ký của trưởng khoa và đưa vào hồ sơ thanh toán tiền BHYT là sai quy định.
Vi phạm pháp luật nêu trên diễn ra trong thời gian dài, chỉ khi thanh tra Sở Y tế vào làm việc mới biết.
Nhiều bệnh nhân sau khi nghe thông tin trên đã rất bức xúc về y đức của các bác sỹ, nhân viên, kỹ thuật viên xét nghiệm và đề nghị các cơ quan pháp luật điều tra làm rõ.
Người tố cáo cũng vi phạm
Quá trình điều tra, công an Hà Nội có nhận được đơn của ông Liêm và một số người khác tố cáo, chính bà Nguyệt cũng có hành vi lập khống các kết quả xét nghiệm huyết học, thu tiền xét nghiệm của bệnh nhân không đưa vào sổ sách.
Cơ quan điều tra xác định, có 20 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học trùng nhau do bà Nguyệt ký.
Nhưng xét thấy bà Nguyệt là người chủ động tố giác tiêu cực, không thực hiện việc in trước các kết quả xét nghiệm từ các bệnh phẩm nên cơ quan điều tra không xem xét xử lý trong vụ án này mà tách ra để điều tra, làm rõ, nếu sai phạm nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý sau.
Bà Phan Thị Oanh là một trong những người tham gia ký tên vào đơn tố cáo cáo sai phạm của bệnh viện để chị Nguyệt gửi đơn đi cũng đã có hành vi in khống 18 kết quả xét nghiệm...
Hành vi của bà Oanh phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, xét thái độ hợp tác, thành khẩn của bà Oanh, cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.
Trong thời gian tới, vụ án sẽ được đưa ra xét xử.
T.Nhung
Theo VNN
Ghép mô, tạng gặp khó do thiếu nguồn hiến tặng Các bệnh viện mới thực hiện được gần 900 trường hợp ghép thận, 23 ghép gan và 9 ghép tim, trong khi số bệnh nhân có nhu cầu lên tới hàng chục nghìn người. Ngày 16/11, tại hội nghị ghép mô tạng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết nhu cầu ghép mô, tạng của người bệnh rất lớn. Nhưng...