Xôi vò, chè đường của bà
Chén chè dọn ra trong veo, trên mặt thả vài hột đậu xanh bùi bùi, ăn kèm đĩa xôi vò thơm phức mà đậu phải nhiều hơn nếp. Nghe bà nội tôi nói, theo đúng kiểu cách là phải có hoa bưởi tươi, thả vào nồi nước đường cho thơm mùi hoa…
Ngày xưa, thời còn bao cấp, những buổi sáng không phải đi học, mẹ đánh thức tôi dậy, phát cho một cái bu úp gà, kêu đi xếp hàng mua lương thực. Với cái bu úp gà, tôi sẽ không phải đứng chết dí cạnh một mớ bao bố tời hay cục gạch của ai đó mà chỉ cần cho cái bu “đại diện”, còn tôi có thể chơi cò cò với đám con nít cũng đi xếp hàng như tôi. Những tháng ngày khó khăn ấy, muốn nấu nồi chè cũng phải chuẩn bị cả tháng, nhà nhà để dành đường, đậu, chỉ để nấu chè.
Thế nên vào những ngày đặc biệt như sinh nhật một ai đó thì mới có món chè đậu đen để ăn. Còn vào ngày giỗ ông, bà sẽ nấu món xôi vò, chè đường. Đó là món ăn ngon tuyệt trong ký ức của tôi. Để có được chõ xôi vò, thường là mẹ tôi phải đi đổi tem phiếu, mua tem phiếu “chợ đen” sao cho đủ đậu xanh, đường, nếp cho món ăn ngon lành ấy.
Ảnh: thugian
Từ mấy ngày hôm trước, bà nội thường trải một cái bao đựng gạo ra giữa nhà, đổ rổ đậu xanh ra nhặt sạch sẽ rồi dùng một cái chai 3 xị nghiền cho vỡ đậu. Nhà tôi có một cái chai đựng rượu rất dày, được bà nội giữ lại hàng chục năm, kể cả bao nhiêu lần chạy loạn mà cái chai vẫn không suy suyển. Cái chai ấy cà đậu rất đằm tay nên cả xóm đều qua nhà tôi mượn chai khi cần cà đậu. Thường thì cái chai sẽ đi lang thang từ nhà này sang nhà kia, đến lúc cần đòi lại thì “khổ chủ” đi đến từng nhà hỏi xem có cái chai nhà mình ở đó không? Đến gần Tết thì phải chia ca, để cái chai “trứ danh” hoàn thành nhiệm vụ cà đậu cho cả xóm gần chục nóc nhà. Kể ra thì tình làng nghĩa xóm hồi ấy mới thật thân thiết.
Video đang HOT
Tôi còn nhớ hoài dáng bà nội ngồi bệt dưới đất, lưng dựa vô cái chum da xanh nổi hình rồng phượng, tóc bà vấn cao bằng tấm khăn nhung đen, tai đeo đôi xuyến vàng y đúng kiểu phụ nữ Bắc bộ. Bà bỏ đậu lên tấm thớt gỗ, lăn cái chai thật đều tay cho hạt đậu bể làm đôi rồi rớt xuống miếng bao trải bên dưới, bà vừa làm vừa kể chuyện cho đến hết bao đậu thì thôi. Buổi trưa, gió từ cửa hông lùa vào mát rượi, bà ngồi rỉ rả nói chuyện ngoài Bắc. Có bữa, tôi ngồi bên bà nghe chuyện rồi ngủ lăn ra đất lúc nào không hay nữa. Đến khi thức dậy thì bà đã làm xong, lại đang lui cui nấu bữa cơm chiều.
Hồi xưa còn nhỏ xíu, tôi không nhớ bà làm món này thế nào? Chỉ biết là chén chè dọn ra trong veo, trên mặt thả vài hột đậu xanh bùi bùi, ăn kèm đĩa xôi vò thơm phức mà đậu phải nhiều hơn nếp. Nghe bà nội tôi nói, theo đúng kiểu cách là phải có hoa bưởi tươi, thả vào nồi nước đường cho thơm mùi hoa bưởi. Thậm chí, ngày xưa, chén múc chè phải làm nóng trước, úp vô mấy bông bưởi mới nở, sao cho hương hoa bám vào chén chè, thơm nhẹ nhàng cho người thưởng thức phải đoán già đoán non thì mới thành công. Rồi bà thở dài: “Ở đây làm gì có hoa bưởi”.
Ảnh: hinhtran
Còn nhỏ nhưng tôi thấy bà rất chu đáo, thiếu thốn thế nào cũng kiếm ra đủ nguyên vật liệu (mà toàn là những thứ cao cấp) cho món xôi vò chè đường đúng dịp giỗ ông. Mà đường hồi đó mới quý làm sao, đừng nói đến đường phèn, đường cát trắng là cả một báu vật. Thường chỉ có đường vàng, thứ đường mà mở bao ra là thấy một bầy ong ruồi bay lên vù vù ấy! Tôi còn nhớ như in, đường cát trắng được để dành và chỉ dùng vào những lúc có chỉ định rõ ràng. Ví dụ như một lần thằng em tôi chơi giỡn làm sao té từ cầu thang xuống đất, hũ đường cát trắng mới được lấy ra, pha cho nó một ly nước đường để “uống cho tan máu bầm”? Thằng bé thấy ly nước đường là hết khóc, chờ đợi… chắc là hết đau ngay lập tức. Còn đường phèn thì mỗi khi có, mẹ lấy con dao gõ ra từng miếng nhỏ, phát cho mỗi đứa một miếng, gói vô tờ giấy, lâu lâu lấy ra liếm một cái như ăn kẹo vậy!
Thời đó thì món xôi vò chè đường đúng là “nữ hoàng của các món ăn”. Mà những cục đường phèn đó cũng ít khi được ăn vì bà nội để dành nấu chè, đường phèn mà nấu chè là nước trong veo, ngọt thanh thoát, ăn mấy chén cũng còn thấy thèm. Nhưng mà bà nội không cho ăn liền một lúc hai chén chè trở lên, vì “xôi vò chè đường là món ăn hương ăn hoa, ăn để thưởng thức, ăn như thế là phàm phu tục tử”. Thế là dù có thèm đến mấy, tôi cũng đành ngồi nhìn nong xôi và mấy chén chè được đậy bằng cái sàng tre mà thòm thèm. Mà mấy chén chè ấy có được đậy bằng thứ gì thì vẫn nghe thơm lựng mùi nước đường thanh thanh, nong xôi vò tơi ra, thơm phức mùi đậu xanh, nếp dẻo, nghe mà chảy nước miếng. Tôi cứ ước ao xôi vò được đơm bằng cái đĩa to như đĩa xôi gấc và chè đường thì đựng bằng tô.
Sau này lớn lên, tha hồ ăn cho thỏa thích thì đúng như lời bà nói, món chè này không hợp với người “phàm phu tục tử”, không thể ăn một tô to, hay là do tôi đã trở thành “quân tử” dưới sự huấn luyện của bà? Nên món chè cũng không còn quyến rũ như ngày xưa…
Theo PNO
Xôi vò, chè đường của nội
Chén chè dọn ra trong veo, trên mặt thả vài hột đậu xanh bùi bùi, ăn kèm đĩa xôi vò thơm phức mà đậu phải nhiều hơn nếp. Nghe bà nội tôi nói, theo đúng kiểu cách là phải có hoa bưởi tươi, thả vào nồi nước đường cho thơm mùi hoa...
Ngày xưa, thời còn bao cấp, những buổi sáng không phải đi học, mẹ đánh thức tôi dậy, phát cho một cái bu úp gà, kêu đi xếp hàng mua lương thực. Với cái bu úp gà, tôi sẽ không phải đứng chết dí cạnh một mớ bao bố tời hay cục gạch của ai đó mà chỉ cần cho cái bu "đại diện", còn tôi có thể chơi cò cò với đám con nít cũng đi xếp hàng như tôi. Những tháng ngày khó khăn ấy, muốn nấu nồi chè cũng phải chuẩn bị cả tháng, nhà nhà để dành đường, đậu, chỉ để nấu chè.
Thế nên vào những ngày đặc biệt như sinh nhật một ai đó thì mới có món chè đậu đen để ăn. Còn vào ngày giỗ ông, bà sẽ nấu món xôi vò, chè đường. Đó là món ăn ngon tuyệt trong ký ức của tôi. Để có được chõ xôi vò, thường là mẹ tôi phải đi đổi tem phiếu, mua tem phiếu "chợ đen" sao cho đủ đậu xanh, đường, nếp cho món ăn ngon lành ấy.
Từ mấy ngày hôm trước, bà nội thường trải một cái bao đựng gạo ra giữa nhà, đổ rổ đậu xanh ra nhặt sạch sẽ rồi dùng một cái chai 3 xị nghiền cho vỡ đậu. Nhà tôi có một cái chai đựng rượu rất dày, được bà nội giữ lại hàng chục năm, kể cả bao nhiêu lần chạy loạn mà cái chai vẫn không suy suyển. Cái chai ấy cà đậu rất đằm tay nên cả xóm đều qua nhà tôi mượn chai khi cần cà đậu. Thường thì cái chai sẽ đi lang thang từ nhà này sang nhà kia, đến lúc cần đòi lại thì "khổ chủ" đi đến từng nhà hỏi xem có cái chai nhà mình ở đó không? Đến gần Tết thì phải chia ca, để cái chai "trứ danh" hoàn thành nhiệm vụ cà đậu cho cả xóm gần chục nóc nhà. Kể ra thì tình làng nghĩa xóm hồi ấy mới thật thân thiết.
Tôi còn nhớ hoài dáng bà nội ngồi bệt dưới đất, lưng dựa vô cái chum da xanh nổi hình rồng phượng, tóc bà vấn cao bằng tấm khăn nhung đen, tai đeo đôi xuyến vàng y đúng kiểu phụ nữ Bắc bộ. Bà bỏ đậu lên tấm thớt gỗ, lăn cái chai thật đều tay cho hạt đậu bể làm đôi rồi rớt xuống miếng bao trải bên dưới, bà vừa làm vừa kể chuyện cho đến hết bao đậu thì thôi. Buổi trưa, gió từ cửa hông lùa vào mát rượi, bà ngồi rỉ rả nói chuyện ngoài Bắc. Có bữa, tôi ngồi bên bà nghe chuyện rồi ngủ lăn ra đất lúc nào không hay nữa. Đến khi thức dậy thì bà đã làm xong, lại đang lui cui nấu bữa cơm chiều.
Hồi xưa còn nhỏ xíu, tôi không nhớ bà làm món này thế nào? Chỉ biết là chén chè dọn ra trong veo, trên mặt thả vài hột đậu xanh bùi bùi, ăn kèm đĩa xôi vò thơm phức mà đậu phải nhiều hơn nếp. Nghe bà nội tôi nói, theo đúng kiểu cách là phải có hoa bưởi tươi, thả vào nồi nước đường cho thơm mùi hoa bưởi. Thậm chí, ngày xưa, chén múc chè phải làm nóng trước, úp vô mấy bông bưởi mới nở, sao cho hương hoa bám vào chén chè, thơm nhẹ nhàng cho người thưởng thức phải đoán già đoán non thì mới thành công. Rồi bà thở dài: "Ở đây làm gì có hoa bưởi".
Còn nhỏ nhưng tôi thấy bà rất chu đáo, thiếu thốn thế nào cũng kiếm ra đủ nguyên vật liệu (mà toàn là những thứ cao cấp) cho món xôi vò chè đường đúng dịp giỗ ông. Mà đường hồi đó mới quý làm sao, đừng nói đến đường phèn, đường cát trắng là cả một báu vật. Thường chỉ có đường vàng, thứ đường mà mở bao ra là thấy một bầy ong ruồi bay lên vù vù ấy! Tôi còn nhớ như in, đường cát trắng được để dành và chỉ dùng vào những lúc có chỉ định rõ ràng. Ví dụ như một lần thằng em tôi chơi giỡn làm sao té từ cầu thang xuống đất, hũ đường cát trắng mới được lấy ra, pha cho nó một ly nước đường để "uống cho tan máu bầm"? Thằng bé thấy ly nước đường là hết khóc, chờ đợi... chắc là hết đau ngay lập tức. Còn đường phèn thì mỗi khi có, mẹ lấy con dao gõ ra từng miếng nhỏ, phát cho mỗi đứa một miếng, gói vô tờ giấy, lâu lâu lấy ra liếm một cái như ăn kẹo vậy!
Thời đó thì món xôi vò chè đường đúng là "nữ hoàng của các món ăn". Mà những cục đường phèn đó cũng ít khi được ăn vì bà nội để dành nấu chè, đường phèn mà nấu chè là nước trong veo, ngọt thanh thoát, ăn mấy chén cũng còn thấy thèm. Nhưng mà bà nội không cho ăn liền một lúc hai chén chè trở lên, vì "xôi vò chè đường là món ăn hương ăn hoa, ăn để thưởng thức, ăn như thế là phàm phu tục tử". Thế là dù có thèm đến mấy, tôi cũng đành ngồi nhìn nong xôi và mấy chén chè được đậy bằng cái sàng tre mà thòm thèm. Mà mấy chén chè ấy có được đậy bằng thứ gì thì vẫn nghe thơm lựng mùi nước đường thanh thanh, nong xôi vò tơi ra, thơm phức mùi đậu xanh, nếp dẻo, nghe mà chảy nước miếng. Tôi cứ ước ao xôi vò được đơm bằng cái đĩa to như đĩa xôi gấc và chè đường thì đựng bằng tô.
Sau này lớn lên, tha hồ ăn cho thỏa thích thì đúng như lời bà nói, món chè này không hợp với người "phàm phu tục tử", không thể ăn một tô to, hay là do tôi đã trở thành "quân tử" dưới sự huấn luyện của bà? Nên món chè cũng không còn quyến rũ như ngày xưa...
Theo MonngonVietnam
[Chế biến]- Xôi vò chè đường Món xôi vò chè đường ngon ở chỗ hạt xôi tơi mềm béo ngậy, có màu vàng đều, ăn cùng chè bột sắn ngọt nhẹ, thanh mát là một sự kết hợp hoàn hảo cho những ngày xuân đầu năm này. Nguyên liệu: 600gr gạo nếp 300gr đỗ xanh cà vỏ Đường, dầu ăn 200gr bột sắn. Cách làm: Gạo vo sạch, ngâm...