Xới tung núi cát tìm cây chữa “bách bệnh”
Hơn nửa tháng trở lại đây, hàng chục hecta vùng núi cát tại thị trấn Phú Đa, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế, đã bị người dân vào đào bới tan nát nhằm tìm rễ của một loài cây mà họ tin rằng chữa được bách bệnh.
Mục kích điểm “ nóng” đào cây “quý”
Ngày 26/10, theo chân các cán bộ xã Phú Xuân, chúng tôi vào vùng núi cát thuộc thôn Ba Lăng – điểm “nóng” nhất diễn ra tình trạng đào bới núi cát để săn lùng một loại cây mà dư luận đồn thổi rằng chữa được bách bệnh. Khắp núi cát, những hố sâu liên tiếp xuất hiện chứng tỏ sự đào bới của con người.
Một số hố lớn và sâu, với phần diện tích lan tỏa xung quanh khá lớn, ảnh hưởng đến môi trường sống của các cây xung quanh. Nhiều cành lá của cây chữa “bách bệnh” vương vãi khắp nơi. Có cả dấu vết của các phương tiện vào tận đây vận chuyển cây thuốc.
Một hố đào cây “bách bệnh”
Một cậu bé thấy chúng tôi đi kiểm tra những hố đào cây thì cho biết: “Lúc nãy có nhóm 4 người đang đào cách đây vài trăm mét, họ nghe tiếng động các chú vào nên bỏ chạy rồi. Nghe nói một cân rễ cây ni bán được chừng 100 đến 200 ngàn đồng”.
Chỉ ước tính sơ trong khoảng vài hecta chúng tôi tiếp cận ở thôn Ba Lăng, có cả gần 100 hố lớn nhỏ bị đào. Ngoài nỗi lo mất nguồn tài nguyên, hố còn ảnh hưởng đến nhiều cây xung quanh vì không có đất, bộng rễ nên khả năng ngã đổ, chết dần là rất lớn.
Tất cả hoạt động đào bới, tìm kiếm cây thuốc ở đây đều là đào trộm. Việc đào cây này đã trở thành “phong trào” của người dân nơi đây, họ đào về bán luôn cho thương lái hoặc phơi khô để bán dần.
Những hố sâu xuất hiện khắp nơi, ảnh hưởng đến cả môi trường sống của nhiều loài cây khác
Video đang HOT
Cành lá cây mật nhân vương vãi
Nhà anh Phan Dũng ở thôn Ba Lăng đang phơi đầy rễ loài cây này, đa phần đã được xắt lát nhỏ, một vài gốc cây chưa được thái lát vẫn nằm lăn lóc trong nhà. Vợ anh Dũng cho biết: “Thấy mọi người đi đào nhà em cũng vào đào rồi mang về để dành chứ chưa biết bán cho ai. Hy vọng có người tới mua”.
Cụ Nguyễn Thị Đậu, 90 tuổi, móm mém nói: “Tui bị bệnh nhiều lắm, nghe nói cây này chữa bệnh được mà sao uống vô đắng quá, khó nuốt nổi. Nghe nói nó còn chữa được bệnh phụ nữ nữa chú à”.
Thực hư loài cây chữa “bách bệnh”
Anh Phan Đăng Phóng, trưởng thôn Ba Lăng, cho biết, loài cây chữa “bách bệnh” như tin đồn thổi đã sống ở đây chừng vài trăm năm qua, trước đây cũng chưa ai dùng để chữa bệnh. Nay vì có tin đồn mà dân đua nhau đi đào. Không ai biết nó có chữa được nhiều bệnh không, nhưng nghe có thông tin có một số người trong thôn đã bán được với giá vài trăm ngàn/kg.
“Ở đây, chúng tôi gọi cây này là cây bập bện. Vì thấy tình trạng đào dữ quá nên chúng tôi đã phải “ngụy trang” cho cây bằng cách chặt gần trụi phần cành từ giữa thân lên ngọn, lúc đó cây trơ lại những người đào trộm sẽ khó nhận ra. Trong thôn này có 320 hộ thì có tới 90% số hộ đã đi đào cây” – anh Phóng nói.
Hàng trăm nhà dân đã vào đào cây về nhà “để dành” chứ cũng chưa biết bán cho ai
Ông Võ Văn Cho, Bí thư xã Phú Xuân, cho hay, cây này ở Đồng Hới (Quảng Bình) gọi là cây sâm đắng Việt Nam, 1 cân có giá 400 ngàn đồng. Ngoài ra ở một số nơi cây này còn được gọi là cây mật nhân, là một cây thuốc Bắc, rất đắng và khó uống. Người ta sao vàng, hạ thổ rồi đổ nước nóng hay ngâm rượu để chữa một số bệnh.
Thực tế công dụng chữa bệnh của loài cây này chưa được chứng minh. Như trường hợp ông Trần Công Định (85 tuổi, thôn Quảng Xuyên) nghe đây là loài thuốc quý liền sắc một tô để uống. Uống xong thì bị tiêu chảy, sốt, nôn mửa dữ dội, phải nhập viện cấp cứu.
Ông Nguyễn Bắc, Chủ tịch xã Phú Xuân, trình bày: “Trong gần nửa tháng nay, một số người ngoài địa phương ở tại Phú Đa đã về đây đào trộm cây này vào ban đêm nên chúng tôi rất khó kiểm soát. Chúng tôi đã bắt được 2 đối tượng đào trộm, thu giữ các phương tiện cuốc xẻng, hiện đã trục xuất khỏi địa phương. Nguy hại hơn, người dân làng nghe tin cũng đã kéo vào rú cát đào nhiều lắm. Hiện xã đã kiểm tra và thông tin đến các thôn nói người dân không được đào nữa”.
Ngay trong ngày chúng tôi về Phú Xuân và thông báo lên một số cơ quan cấp huyện thì trưa hôm đó, đoàn 3 cán bộ gồm Phó Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang, ông Nguyễn Xuân Ninh và 2 cán bộ khác về tại hiện trường. Ông Ninh cho biết là mới nghe thông tin. “Chúng tôi sẽ phối hợp với xã để ngăn chặn, trục xuất cá đối tượng ngoài xã vào đào cây. Riêng các đối tượng là dân trong xã thì sẽ tìm cách tuyên truyền vận động để bà con khỏi đào nữa”.
Những gì còn sót lại sau khi đoàn làm việc đuổi bắt nhóm trộm mật nhân
Tính đến lúc này, đã có tới gần 50ha núi cát bị đào gần hết cây mật nhân với hàng ngàn gốc cây có tuổi đời từ hàng chục đến hàng trăm năm tuổi, có giá trị không những bảo vệ môi trường mà còn giữ cho vùng cát khỏi tình trạng “cát bay cát nhảy”.
Theo thống kê từ Phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Vang, hiện có hơn 50ha núi cát thuộc diện tích rừng tự nhiên do kiểm lâm huyện quản lý. Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Ninh lại cho rằng đây lại thuộc rừng sản xuất do các hộ dân quản lý, phía kiểm lâm không có trách nhiệm (?!)
Trước đây vài tháng, phong trào đào cây mật nhân rộ lên ở các vùng như Phú Yên, Đăk Nông, Gia Lai… với giá cao, có nơi 1kg giá từ 600.000-800.000đ. Chính sự ồ ạt phá rừng để đào cây đã phá hoại môi trường một cách nhanh chóng. Theo một số tài liệu, cây này làm tăng tính dục cho nam giới. Rễ cây sấy khô chữa được bệnh như: gân xương nhức mỏi, ăn không tiêu, nôn mửa, cảm mạo, chữa say rượu. Quả trị bệnh lỵ, tiêu chảy. Lá đun với nước trị ghẻ. Nhưng với những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này làm thuốc.
Theo Dantri
Đeo khẩu trang đi ngủ vì sợ mùi thuốc lá
Hàng chục hộ dân ở thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa kéo đến UBND xã kiến nghị xử lý tình trạng ô nhiễm ở nhà máy của Công ty nguyên liệu thuốc lá Khatoco.
Đây là lần thứ hai người dân "cầu cứu" đến UBND xã. Ba tháng qua, kể từ khi nhà máy của Công ty nguyên liệu thuốc lá Khatoco ở cụm công nghiệp Đắc Lộc đi vào hoạt động, cũng là khoảng thời gian 800 hộ dân ở thôn này phải sống trong khổ sở vì tiếng ồn, mùi hôi.
Sơ tán vì mùi hôi
Bà Nguyễn Thị Phiên, có nhà nằm sát tường rào của nhà máy thuốc lá, bực dọc: "Máy chạy ầm ầm hầu như liên tục từ 5g-22g hằng ngày, thỉnh thoảng lại gây ra những tiếng nổ rất lớn khiến chúng tôi không nghỉ ngơi được, con cháu không học hành gì được. Mùi thuốc hắc khô cả cổ họng khiến ai cũng đau đầu, nhiều chị em có thai và trẻ nhỏ phải sơ tán sang khu vực khác. Tôi không hiểu sao người ta lại cho xây dựng nhà máy thuốc lá sát khu dân cư thế này". Nhiều người dân thôn Đắc Lộc cho biết khi đi ngủ phải đeo khẩu trang vì không chịu nổi mùi hôi thuốc lá của nhà máy.
Người dân phản ứng nhà máy tách cọng thuốc lá gây ô nhiễm nằm sát nhà dân - Ảnh: Văn Kỳ
Hơn 100 người dân thôn Đắc Lộc đã cùng ký tên gửi các cơ quan chức năng phản đối nhà máy thuốc lá gây ô nhiễm. Ngày 24/10, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch UBND xã Vĩnh Phương, cho biết đã ba lần kiến nghị UBND TP Nha Trang kiểm tra, chỉ đạo khắc phục tình trạng này. Bà Tuyết cho biết đã mời lãnh đạo Công ty nguyên liệu thuốc lá Khatoco ngày 26/10 đến UBND xã tiếp xúc với dân.
Nhà máy sẽ khắc phục
Trước các khiếu nại của người dân, Sở Tài nguyên - môi trường Khánh Hòa đã kiểm tra hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường của nhà máy thuốc lá nêu trên. Theo kết quả kiểm tra được thể hiện tại văn bản ngày 10/10, sở nhận xét phản ảnh của người dân về mùi hôi của lá thuốc ảnh hưởng đến khu dân cư là đúng sự thật, đặc biệt vào các thời điểm khởi động, tắt dây chuyền sản xuất và hai thời điểm nghỉ giữa giờ. Các họng thoát khí từ xưởng tách cọng, sơ chế nguyên liệu đều hướng về khu dân cư, chỉ cao khoảng 5m và cách nhà dân gần nhất dưới 50m là chưa đúng.
Thử nghiệm tiếng ồn phát sinh tại khu vực nhà máy cho thấy cao hơn quy chuẩn cho phép, khi vận hành lò hơi có đóng mở van an toàn gây những tiếng nổ lớn. Ngoài ra, tường rào bao quanh nhà máy giáp khu dân cư chỉ cao 2m nên không có khả năng che chắn để giảm ồn... Từ kết luận trên, sở yêu cầu nhà máy phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt.
Ông Hoàng Đình Doanh - phó giám đốc Công ty nguyên liệu thuốc lá Khatoco - thừa nhận việc chế biến tách cọng thuốc lá gây mùi là không thể tránh khỏi. Bốn họng thoát khí hướng về phía khu dân cư sẽ được lắp ống nối dẫn xuống cách mặt đất hơn 1m để hạn chế mùi hôi. Công ty sẽ nâng tường rào giáp khu dân cư lên 5m để hạn chế tiếng ồn mà lò hơi gây ra.
"Sau khi thực hiện các biện pháp trên, nếu vẫn chưa ổn chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để giảm tối đa tiếng ồn và mùi ảnh hưởng đến người dân" - ông Doanh hứa. Theo ông Hoàng Đình Doanh, trước đây UBND tỉnh Khánh Hòa có gợi ý vài địa điểm để xây dựng nhà máy, nhưng công ty chọn cụm công nghiệp Đắc Lộc vì các địa điểm khác không thuận lợi.
Theo 24h
Lạ kỳ chuyện chữa vô sinh bằng cây rừng Trong khi y học hiện đại vẫn còn "vò đầu bứt tai" trước căn bệnh vô sinh, thì một "bà lang vườn" ở huyện miền núi Hướng Hoá của tỉnh Quảng Trị lại có thể chữa khỏi bệnh này chỉ bằng loại cây rừng - mà bản thân bà cũng không biết gọi tên là gì. Cũng tại huyện miền núi này, một...