Xôi nhà xác, cơm tấm bãi rác cực đông khách ở Sài Gòn
Những quán ăn có tên độc đáo này không hề xa lạ với tín đồ sành ăn Sài thành. Đây là những món ăn bạn nhất định nên thử khi lang thang ở thành phố được mệnh danh là ” thành phố không ngủ” này.
Phở chua Lạng Sơn có cách chế biến khá cầu kỳ mà khi mới nghe tên, nhiều người khó lòng tưởng tượng ra hương vị. Thực chất, đây là món phở khô, là sự hòa trộn tinh tế của phở cùng nước sốt chua ngọt và nhiều loại thịt, rau khác nhau. Vì hương vị đặc trưng hấp dẫn của nó, phở chua Lạng Sơn đã vượt ra khỏi “biên giới” của một thành phố nhỏ để có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Quán phở chua ở khu Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, TP.HCM được nhiều người ưa thích vì đã được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Món phở chua Lạng Sơn đốn tim thực khách ở Sài Gòn. Ảnh: foody
Thay vì sử dụng thịt lợn xá xíu và khoai môn như phiên bản gốc, một tô phở chua ở đây lại gồm có 3 tầng khá khác biệt. Tầng đầu là lớp thịt gà, lòng gà, tim, bao tử, lưỡi heo… được cắt to bản khá thích mắt, tầng thứ 2 là rau muống bào cùng nhiều loại rau gia vị khác nhau, tầng dưới cùng là bánh phở tươi không chần nước sôi.
Phở chua được trộn bằng loại sốt me đặc biệt có màu vàng nâu, sền sệt, khi ăn thấy vị chua ngọt rất rõ ràng. Một tô phở chua có giá 40 nghìn, bánh giò và cháo sườn từ 20 nghìn đồng. Quán mở cửa từ chiều 3-4 giờ cho đến tối.
Tiệm xôi nhà xác
Quán xôi nằm lọt thỏm ở một vị trí khá đặc biệt ở đường Trân Phu (quân 5), đó là nằm giữa những cửa hàng kinh doanh đồ tang và nha tang lê. Chính vì đặc điểm này mà thực khách đặt cho quán cái tên “xôi nhà xác”.
Quán ăn đã tồn tại gần 40 năm và luôn có khách nườm nượp mỗi ngày. Có người tìm đến vì bị thu hút bởi cái tên, cũng có người ghé qua vì quen vị thơm ngon của gói xôi giá 10.000 đồng. Quán chỉ bán duy nhất loại xôi mặn, các nguyên liệu chính gồm: xôi, lạp xưởng và chà bông (ruốc). Bên cạnh đó còn có mỡ hành và hành phi tạo mùi thơm. Bán tới đâu, chủ quán sẽ làm mỡ hành tới đó để giữ hương vị đặc trưng.
Hương vị của hàng xôi này cũng đặc biệt hơn vì có sự hòa quyện của đậu phộng giã nhỏ và nước tương được làm theo công thức gia truyền. Thêm vào đó, xôi bán cho khách được gói trong lá chuối tươi, khi mở ra vẫn còn nghi ngút khói.
Video đang HOT
Ở Sài Gòn, người ta có thể tìm được một đĩa cơm tấm ngon lành ở bất cứ đâu với cái giá không quá đắt đỏ. Thế nên, khi nghe đến một đĩa cơm tấm vỉa hè được bán với giá 100.000 đồng thì không ít người phải ngạc nhiên.
Quán cơm vốn không có biển hiệu, nhưng do nó nằm rất gần với bãi rác ở chợ Xóm Chiếu, quận 4 nên cũng được mang tên “cơm tấm bãi rác”. Suốt 30 năm qua, ngày nào quán cũng đều đều khách đến ăn. Một đĩa cơm tấm ở đây có giá dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng và có thể cao hơn tùy vào sự lựa chọn thức ăn kèm như sườn nướng, thịt quay, gà rán, mực nhồi thịt…
Một điểm khiến thực khách thích thú là hạt cơm được nấu hoàn toàn bằng gạo tấm vỡ. Cơm thổi vừa chín tới, hạt không nát, không khô mà có độ dẻo và thơm. Đĩa cơm trắng luôn được rưới thêm mỡ hành xanh xanh, bóng bẩy vô cùng kích thích. Tất cả thực phẩm chế biến đều do gia đình chủ quán mua nguyên liệu chọn lọc rồi về nấu, làm dần để đồ luôn nóng khi đến tay thực khách.
Tiệm mì cá viên cà ri gần hai thập kỷ
Tiệm mì của anh Hùng tại góc mũi tàu Nguyễn Trãi – Trần Phú (quận 5) không có tên, không gian chỉ đủ khoảng 10 người với bàn ghế inox, luôn sáng đèn trong 17 năm qua. Thực đơn của tiệm có nhiều món mì như: phá lấu lòng bò, bò viên cà ri, cá thác lác, gân bò, nhưng thương hiệu mì cá viên cà ri lại được nhiều thực khách biết đến nhất.
Tô mì không quá lớn, chỉ đơn giản gồm mì sợi, cá viên và vài cọng cải thìa. Ảnh: I.T
Đối với những thực khách ruột của cà ri thì hương vị ở món mì này được đánh giá là đậm đà. Ngay từ bước chân đầu tiên vào quán, mùi thơm đã xộc thẳng vào mũi. Theo lời chủ quán, gia vị cho món ăn do anh tự nghĩ ra, vì vậy mà khó tìm đâu được hương vị này ở Sài Gòn.
Theo Dân Việt
Những quán cháo lòng dân dã, đông nghịt khách ở Sài Gòn
Tô cháo bốc khói nghi ngút có thêm lớp hành lá, ngò rí xanh non và quẩy vàng ươm bắt mắt, mùi tiêu theo hơi toả lên hấp dẫn cả những thực khách khó tính.
Quán cháo lòng gần nửa thế kỷ
Nhiều thực khách sành ăn ở Sài thành không còn lạ gì quán cháo lòng của cô Ba trên đường Nguyễn Huy Tự, quận 1 từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Quán nằm ở một khu đông dân cư, nằm ngay đầu lối vào với một không gian nhỏ nhắn, bàn ghế đơn sơ được xếp gọn gàng. Ban đầu chỉ là một xe cháo ven đường nhưng chủ quán phát triển dần lên, trở thành một địa chỉ thường xuyên của những người đã trót mê hương vị cháo mà không thể tìm thấy ở những hàng cháo khác.
Tô cháo lòng trông rất hấp dẫn, được phục vụ đầy đặn. Ảnh: Zing
Mỗi tô đầy đủ ăn tại chỗ hay mang đi đều có giá 40.000 đồng, giá cao hơn mặt bằng chung nhưng ở đây lúc nào cũng đông nghịt khách. Khách quen không thắc mắc về giá cả nhưng khách ăn lần đầu sẽ thắc mắc vì giá cao hơn nhiều các quán khác. Nhưng khi thưởng thức tô cháo, mọi sự lăn tăn biến mất khi tô cháo bưng ra cho khách lúc nào cũng nóng hỏi, đầy đặn, nhấm nháp từng thành phần hay húp đến những giọt cháo cuối cùng, bạn sẽ nhận thấy "đắt xắt ra miếng".
Theo chủ quán, để chế biến món ăn này hàng ngày gia đình cô đều phải đi chợ từ sớm, công đoạn sơ chế cũng rất cầu kỳ, các nguyên liệu được làm sạch sẽ, lòng được chiên lên một cách khéo léo cho dậy vị, không đơn giản chỉ luộc như các quán khác. Đặc biệt, tô cháo lòng không thể thiếu đi món dồi được chế biến theo công thức gia truyền, được nhồi thăn heo mà không phải huyết kèm đậu phộng và rau thơm như thường thấy.
Để nấu cháo, chủ quán cũng chọn loại gạo ngon ninh cùng xương nên ngọt, nở bung mà không bị nát. Những hạt cháo còn nguyên hạt thơm mềm cùng nước dùng béo ngậy. Tô cháo được dọn ra trông đầy đặn và bắt mắt khiến thực khách phải xuýt xoa.
Ăn kèm với cháo còn có hành ngâm chua ngọt mê hoặc khách với vị chua nhẹ, giòn cùng màu sắc bắt mắt. Hành được xử lý khá kỹ nên bạn có thể ăn riêng hành mà không bị quá cay, hăng, có thể thêm chút nước mắm để chấm lòng.
Quán cháo lòng gần 30 năm
Quán nằm ngay mặt đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), có hai gian dành cho thực khách với bàn ghế nhựa thấp được xếp gọn bên trong. Quán cháo lòng này mở bán được gần 30 năm.
Cháo là món dễ ăn, giá cả không quá đắt, thích hợp cho cả bữa chính hoặc bữa phụ. Ảnh: P.V
Mỗi tô cháo ở đây gồm có lòng, gan, phèo, lưỡi, thịt nạc, xương, huyết... và không thể thiếu món dồi. Gạo được rang sơ trước khi nấu nên cháo có mùi thơm, hạt gạo nở bung mà không bị nát. Các nguyên liệu được chế biến kỹ rồi trụng sơ qua nước sôi, khách yêu cầu tới đâu thì người múc sẽ bỏ vào tới đó. Trong cháo còn có gừng xắt nhỏ để ăn thêm ấm bụng.
Tô cháo có thêm lớp hành lá, ngò rí xanh non và quẩy vàng ươm bắt mắt, mùi tiêu theo hơi toả lên hấp dẫn. Bạn vẫn có thể cho thêm tắc, ớt bằm hay nước mắm để hợp khẩu vị. Nếu gọi đĩa lòng riêng, quán sẽ phục vụ kèm nước mắm pha, chấm chung.
Cháo lòng cô Giang 80 năm thăng trầm
Đến đường Cô Giang (quận 1) hỏi gánh cháo bà Út không ai không biết. Gánh cháo ấy đã đi qua suốt một quãng dường dài, chứng kiến bao cuộc đổi dời của vùng đất Sài Gòn. Gánh cháo lớn gấp đôi tuổi đời của người bán hiện tại, chị Lê Thị Hồng Ngọc (40 tuổi).
Hơn 80 năm trước, bà nội chị Ngọc lưu lạc từ vùng Bình Chánh vào trung tâm Sài Gòn, sắm một gánh cháo lòng kiếm sống qua ngày.
Tô cháo hấp dẫn hơn vì ăn kèm với món dồi chiên gia truyền. Ảnh: I.T
Thời gian cứ thế trượt đi, gánh nặng tuổi tác khiến người bán cháo phải truyền gánh hàng lại cho các con. Đó cũng là lúc chị em bà Lê Thị Út (cô chị Ngọc) chính thức tiếp quản cái nồi của mẹ.
Cho đến một ngày vai chùn gối mỏi, bà đành tá túc tại một góc vỉa hè nhỏ. Và 4 năm nay, gánh cháo được bán ở số 193, đường Cô Giang.
Chủ gánh cháo chia sẻ, dồi phải chọn phần thịt heo mềm nhất, thêm chút sụn, rồi nêm nếm gia vị theo công thức riêng và hấp thật kỹ. Huyết thì không luộc sẵn như nhiều quán khác, phải mua ngay tại lò, cắt rồi mới luộc lên. Do đó nó không vuông vức khô cứng như bình thường mà dai dai, mềm mềm rất ngon. Món dồi chiên gia truyền trứ danh ấy ngon đến nỗi khách chỉ cần đến ăn một lần là vấn vương.
Theo Dân Việt
Đến Quảng Nam không thưởng thức 9 loại "đặc sản" này thì phí đời Từ lâu, xứ Quảng đã nổi tiếng gần xa với nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Và nhắc tới đặc sản Quảng Nam không thể không kể tới mì Quảng, cao lầu, cá chuồn xanh nướng Núi Thành, cháo don, bê thui Cầu Mống... 1. Cá chuồn xanh nướng Núi Thành Trong tất cả các loại cá chuồn, cá chuồn xanh được...