Xôi Kẻ Gạ – hương vị quê nhà
Món xôi Kẻ Gạ dẻo thơm, có vị bùi bùi của đỗ xanh, giòn béo mà không ngấy của hành phi làm bịn rịn bao người con Hà Thành khi xa quê.
Xôi Kẻ Gạ được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng trên cánh đồng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) và ngâm từ sáng hôm trước. Gạo được xóc nhiều lần và vo lại thật sạch, rồi để ráo nước. Nấu xôi đỗ phải chọn loại đã bóc vỏ, hạt đều, mẩy, sau đó đem ngâm đủ thời gian và trộn với gạo đã ráo nước. Quá trình trộn đỗ và gạo nếp phải thật đều, xóc đi xóc lại nhiều lần cho gạo và đỗ đều nhau, có như vậy xôi nấu lên mới ngon, tơi và không bị nát.
Xôi Kẻ Gạ cũng có nhiều hương vị và thành phần mà đặc trưng là xôi vừng dừa và xôi gấc. Với xôi vừng dừa, trước khi cho gạo vào xoong phải kiểm tra nước và giá đỡ bên trong cẩn trọng. Nước phải thật sạch và cho vào vừa đủ, giá đỡ được rửa kỹ lưỡng. Gạo cho vào xoong, san đều nhưng không được lèn chặt, rồi đặt lên bếp lửa đã hồng. Để có xéo ngon, đỗ được cho vào vải màn thật sạch, đặt lên trên cùng của xoong cho chín bằng hơi và không bị ướt.
Xôi dừa Kẻ Gạ.
Với xôi gấc nấu có vẻ phức tạp hơn, ngâm gạo chiếm thời gian khá dài, chừng 3 tiếng rưỡi. Bột gấc bóp nhuyễn với rượu trắng trộn đều vào gạo, nêm muối, đường vừa phải. Xôi có ngon hay không là ở giai đoạn nấu trên bếp. Lúc nào cũng phải giữ lửa cho thật đều, nếu to quá sẽ bị cháy, non lửa xôi lại không dẻo và chín không đều.
Để xôi thơm ngon đúng vị khi trao tay cho khách thì lá dong, sen, chuối dùng để bọc xôi phải tươi, được rửa sạch và lau khô. Xéo ngon là đỗ sau khi chín được nắm lại thật chặt và dùng dao sắc, mỏng cắt thật đều tay.
Video đang HOT
Khi xôi chín được dỡ ra thúng, nghi ngút khói, thơm phức. Muốn giữ được nhiệt thì phải có một lớp vỉ cói, thiếc bọc ở dưới, có như vậy xôi mới nóng cho đến gói cuối cùng khi bán cho khách hàng
Xôi Kẻ Gạ vốn nức tiếng vì thơm dẻo, hạt xôi tròn không bị nát hay lại gạo. Có thể bảo rằng xôi Kẻ Gạ luôn là một loại thức ăn thanh lịch và hấp dẫn người sành ăn Tràng An.
Ngày nay, ở Phú Thượng vẫn còn hàng trăm gia đình làm xôi, bán dạo quanh các phố phường Hà Nội. Ngoài ra, nhiều hộ còn nhận làm xôi cho các bữa tiệc cưới, cỗ cúng của các gia đình và đơn đặt hàng của các khách sạn lớn ở nội thành.
Theo Internet
Vỏ chanh dây đừng bỏ đi, đem ra làm mứt vừa rẻ vừa ngon lại vừa lạ
Chanh dây thường được dùng để pha nước uống, làm các loại sốt, nhưng mứt vỏ chanh dây, bạn đã nghe bao giờ chưa? Đây là món mứt mới mẻ, đem đến nhiều bất ngờ bởi độ thơm dẻo, bùi ngậy và vấn vương vị chua đặc trưng.
Nguyên liệu:
8 quả chanh dây (lấy vỏ), 150gr đường phèn, 1 thìa canh mật ong, 1 quả chanh vàng, 1 ít lá bạc hà (tùy chọn, có thể cho hoặc không)
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chanh leo rửa sạch,để ráo và nạo sạch phần ruột, để riêng.
Phần vỏ thái thành những miếng mỏng khoảng 0,7cm, dài 4cm.
Bước 2 : Sên mứt
Cho vỏ chanh leo cùng đường phèn vào chảo chống dính, đảo nhẹ tay đến khi đường tan chảy và quyện vào vỏ chanh.
Cắt 1 lát chanh vàng bỏ vào chảo, sên cùng vỏ chanh leo. Đổ mật ong và lá bạc hà vào mứt, đảo đều. Chanh vàng có tác dụng dung hòa các hương vị trong khi mật ong giúp tạo độ trong suốt cho mứt.
Bước 3: Sấy mứt
Lót giấy dầu lên mặt khay nướng. Đổ mứt vào và dàn đều trên bề mặt của khay. Cho khay vào lò và nướng trong 30 phút. Sau đó, bỏ ra, để nguội và đóng hộp. Mứt vỏ chanh leo được bảo quản trong tủ lạnh có thể giữ được ít nhất 2 tháng.
Theo Khampha
Ngọt thơm chè bắp quê nhà Cứ vào vụ thu hoạch bắp, mẹ tôi ra đồng nà để chọn những quả bắp nếp no tròn, đầy đặn, không quá non cũng không quá già sau những tháng ngày ngóng đợi đem về nấu chè. Theo quan niệm người lớn truyền lại, bắp bẻ xong là sử dụng liền cũng như không được gùi bắp lội qua sông suối, vì...