“Xốc lại nền kinh tế Việt Nam, cài đặt lại mối quan hệ với Trung Quốc”
Đây là nhận định của ông Lê Công Phụng (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ) trong cuộc trao đổi với Dân trí về tình hình biển Đông.
“Trung Quốc luôn chèn ép nước nhỏ”
Ông Lê Công Phụng đánh giá: “Từ trước đến nay, có không ít người trong chúng ta cứ nghĩ quan hệ chính trị hai nước là tốt lắm. Nhưng sau kiện giàn khoan Hải Dương 981, chúng ta cần thiết phải có sự điều chỉnh. Không thể mơ hồ, ảo tưởng về tình hữu nghị viển vông. Tất nhiên, thay đổi hay xác định lại mối quan hệ không phải là theo hướng xấu đi, nhưng phải điều chỉnh để có sự giải quyết phù hợp với những mâu thuẫn đang diễn ra”.
Thưa ông, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước, họ liên tục đơn phương leo thang căng thẳng, họ không ngần ngại sử dụng bạo lực, đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Là một nhà ngoại giao từng giữ nhiều trọng trách, ông có đánh giá gì?
Qua thực tế công tác ngoại giao với Trung Quốc những năm qua, tôi thấy rằng với tư cách là nước lớn, Trung Quốc luôn chèn ép, gây phức tạp cho các nước nhỏ. Và vụ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 chỉ là một bước trong cả một tiến trình được tính toán lâu dài.
Phải xác định rõ ràng rằng, âm mưu của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông sẽ không dừng lại và còn tái diễn. Giàn khoan này có thể rút nhưng chắc chắn sẽ còn giàn khoan khác, các hoạt động “quấy nhiễu” gây căng thẳng ở Biển Đông chắc chắn sẽ còn tiếp tục leo thang. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
Ý ông là cài đặt lại quan hệ với Trung Quốc trên cách tiếp cận mới?
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”. Lâu nay chúng ta vẫn giữ mối quan hệ với Trung Quốc hướng tới “16 chữ vàng và 4 tốt”.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Họ cho tàu bè, máy bay vào lãnh hải nước ta. Tuy chưa nổ súng nhưng đã có những hành động tấn công các lực lượng chấp pháp của ta.
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng: “Tôi nhất trí phải xem lại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để xác định các bước đi phù hợp”
Qua sự việc này tôi nhất trí phải xem lại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để xác định các bước đi phù hợp. Quan hệ giữa các quốc gia là bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Không thể vì cái danh “đối tác chiến lược toàn diện” mà để cho Trung Quốc xâm lược. Cũng không thể vì “16 chữ vàng” và “4 tốt” mà chịu nhún nhường, nhân nhượng với các hành động sai trái của Trung Quốc.
Trước hết, đã đến lúc cần thay đổi nhận thức, không ảo tuởng, mơ mộng viển vông về “mối quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt đẹp”. Cần phải xác định, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước phải dựa vào dân, thống nhất một khối đoàn kết, khơi gợi tình thần yêu nước của các thành phần, dân tộc. Chúng ta phải điều chỉnh, hướng dẫn để các hoạt động yêu nước đồng nhất, đi đúng hướng, có sự tác động mạnh mẽ đến dư luận quốc tế.
Muốn giữ vững được độc lập tự chủ thì phải độc lập về kinh tế nên trong thời gian tới, chúng ta phải sắp xếp lại mối quan hệ kinh tế của mình với Trung Quốc và các đối tác tham gia ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam cần nhanh chóng giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Lịch sử đang đòi hỏi mỗi người Việt Nam tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước cao nhất.
Trong các hoạt động đấu tranh, cần xác định đâu là giới hạn cuối cùng. Việt Nam chấp nhận những thiệt hại có thể xảy ra…
Video đang HOT
Vậy đâu là giới hạn cuối cùng của chúng ta, thưa ông?
Việt Nam yêu hòa bình nhưng chúng ta có quyền tự vệ. Việt Nam kiềm chế nhưng Việt Nam không khuất phục và yếu hèn trước bất cứ kẻ xâm lược nào. Chúng ta không thể hi sinh chủ quyền để đối lấy hòa bình hữu nghị viển vông. Dân tộc ta yêu hòa bình, không muốn xung đột, nhưng nếu bị dồn vào thế xung đột thì buộc phải tự vệ.
“Việt Nam cần hết sức tỉnh táo”
Sau vấn đề với Crimea, Mỹ và đồng minh của mình tại Châu Á đặc biệt là Nhật Bản đang có những tuyên bố thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Ông có nghĩ rằng Mỹ đang muốn chứng minh sức mạnh cũng như sự ảnh hưởng của mình lên khu vực châu Á?
Theo tôi, những phản ứng gần đây của chính giới Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều tổ chức, quốc gia khác là quyết liệt, có lợi cho Việt Nam trong việc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta biết rằng, Mỹ, Nhật đang rất sẵn lòng trợ giúp Việt Nam về tàu, kỹ thuật nhưng Việt Nam cũng cần phải hết sức tỉnh táo.
Chúng ta trân trọng thiện chí, sự giúp đỡ của các nước, nhưng phải dựa trên các tiêu chí kinh tế – quốc phòng mà Việt Nam đã đặt ra. Việt Nam hiện vẫn giữ vững chính sách ba không trong quan hệ đối ngoại: không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự, không thành lập liên minh quân sự, không liên minh với một nước chống lại nước thứ ba. Điều đó là nhất quán.
Nhiều người đang chờ đợi những phản ứng mạnh mẽ hơn của Mỹ, Nhật khi Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận, tiếp tục leo thang căng thẳng tại Biển Đông. Ông có đánh giá gì về điều này?
Chúng ta dựa vào dư luận quốc tế để đấu tranh nhưng cũng không nên ảo tưởng, mơ hồ các nước khác sẽ giúp mình trong việc bảo vệ chủ quyền. Phải xác định rõ ràng rằng: Trong quan hệ với Trung Quốc, các nước khác đều có lợi ích dân tộc, lợi ích kinh tế trong đó.
Họ sẽ không vì Việt Nam để nổ súng chống lại Trung Quốc. Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của dân tộc Việt Nam và chúng ta phải làm được điều này.
Vậy theo ông, đâu là triển vọng cho việc Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế? Đã có một số ý kiến chỉ ra một loạt trở ngại cho Việt Nam, trong đó có việc hầu như Trung Quốc chắc chắn từ chối tham dự một phiên tòa quốc tế như vậy…
Phải thấy rằng, cả thế giới không phải ai cũng biết Việt Nam đã tham gia Công ước luật biển 1982, không phải ai cũng biết Việt Nam và Trung Quốc xung đột do những hành vi sai trái của Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế thì lại khác.
Chắc chắn, Việt Nam sẽ tập hợp được sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng lớn hơn của dư luận quốc tế. Tham gia hay không là việc của Trung Quốc, nếu họ từ chối đồng nghĩa với việc họ không dám đối đầu với sự thật, chính nghĩa.
Giờ đã phải là thời điểm thích hợp để Việt Nam khởi kiện Trung Quốc chưa, thưa ông?
Tôi biết nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao không đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế ngay bây giờ? Theo tôi chưa phải lúc. Chúng ta vẫn nên sử dụng các biện pháp đấu tranh như hiện tại. Kiện là giải pháp hòa bình cuối cùng. Hơn nữa, việc đưa lên tòa án quốc tế không phải đơn giản. Chúng ta phải chuẩn bị thật chu đáo tài liệu, chứng cứ lịch sử đồng thời phải có một đội ngũ cố vấn, luật sư quốc tế hỗ trợ, tư vấn.
Và tôi biết, chúng ta cũng đang tích cực chuẩn bị cho các động thái này rồi.
Hà Trang
Theo dantri
Trung Quốc xây đảo nhân tạo để lập vùng phòng không trên Biển Đông
Động thái của Trung Quốc nhằm xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã chứng tỏ sự thay đổi của Bắc Kinh từ phòng thủ sang tấn công. Đây cũng được xem là bước đi tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Một công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) của Việt Nam.
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay.
Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
Theo giới phân tích, kế hoạch mở rộng Bãi Chữ Thập, nếu được phê chuẩn, sẽ là một dấu hiệu nữa cho thấy sự thay đổi về chiến lược của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền kéo dài từ vị thế phòng thủ sang tấn công. Đây cũng được xem là một bước đi tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Philippines hồi tháng trước đã phản đối các hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) gần đó.
Trong bối cảnh các diễn biến gần đây ở Biển Đông đang thu hút sự chú ý của thế giới đối với Trung Quốc, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng việc cải tạo Bãi Chữ Thập có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng.
Kế hoạch đã được trình lên chính phủ trung ương
Jin Canrong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết đề xuất xây dựng một hòn đảo nhân tạo tại Bãi Chữ Thập đã được trình lên chính phủ trung ương. Hòn đảo nhân tạo sẽ rộng ít nhất gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia - một đảo san hô rộng 44 km2 ở giữa Ấn Độ Dương.
Trung Quốc gần đây đã xây dựng các cơ sở trên Bãi Chữ Thập, trong đó có một trạm quan sát.
Li Jie, một chuyên gia hải quân từ Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc, cho hay hòn đảo nhân tạo sẽ bao gồm một đường băng và một cảng. Sau khi mở rộng, hòn đảo sẽ tiếp tục là nơi đặt trạm quan sát và để cung cấp hỗ trợ và tiếp tế quân sự.
Một quan chức cấp cao đã nghỉ hưu giấu tên của quân đội Trung Quốc tiết lộ rằng việc xây dựng một đường băng tại Bãi Chữ Thập có thể cho phép Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Tuyến bố của Bắc Kinh về một dùng như vậy trên Hoa Đông hồi tháng 12 năm ngoái đã gây ra những lo ngại đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng một ADIZ tương tự sẽ được áp đặt ở Biển Đông.
Bãi Chữ Thập nằm gần các tuyến đường biển và có thể trở thành một điểm đỗ hải quân chiến lược, Alexander Neill, một trong những đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La 13 tại Singapore mới đây, cho biết.
Ông Jin cho hay việc cân nhắc có hay không và làm cách nào để thực hiện kế hoạch đảo nhân tạo tại Bãi Chữ Thập có thể phụ thuộc vào tiến triển công việc cải tạo tại bãi đá Gạc Ma.
"Đó là một dự án xây dựng trên biển rất phức tạp, vì vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ bãi đá Gạc Ma", ông Jin nói.
Âm mưu xây dựng từ nhiều năm trước
Trung Quốc đã âm mưu các tham vọng hải quân từ nhiều năm trước.
Từ cuối tháng trước, các thông tin về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo đã lan truyền trên báo chí Trung Quốc. Trích dẫn một báo cáo được đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu và thiết kế đóng tàu số 9 Trung Quốc (NDRI) tại Thượng Hải, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay kế hoạch đảo nhân tạo - vốn chưa rõ ràng - có thể bao gồm một đường băng và một bến tàu.
Zhang Jie, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Học viện khoa học Trung Quốc, cho biết Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu cải tạo đảo. Các viện nghiên cứu và các công ty đã phác thảo các thiết kế khác nhau trong thập niên qua. Chuyên gia này nói thêm rằng bà đã tham dự cuộc thảo luận về một đề xuất nhiều năm trước.
"Chúng tôi đã có khả năng xây dựng các đảo nhân tạo nhiều năm trước, nhưng chúng tôi phải kiềm chế vì chúng tôi không muốn gây quá nhiều tranh cãi", bà Zhang nói.
Tuy nhiên, năm nay đã chướng kiến một "bước ngoặt" khi Bắc Kinh liên tiếp tiến hành các hành động khiêu khích trong khu vực, trong đó có việc triển khai một giàn khoan dầu trái phép trong lãnh hải Việt nam.
"Chắc chắn rằng việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo có thể trợ giúp tiếp tế cho các tàu và các giàn khoan gần đó, nhưng điều này cũng gây những ảnh hưởng rất tiêu cực trong khu vực", bà Zhang nhận định.
Theo bà Zhang, những động thái như vậy có thể làm gia tăng sự ngờ vực giữa các láng giềng của Trung Quốc và gây mất ổn định trong khu vực.
Bộ quốc phòng và bộ ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về các thông tin trên.
Theo Dantri
Ngư dân Lý Sơn sẽ khởi kiện Trung Quốc Ngày 6.6, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, H.Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: Hiện nghiệp đoàn đang phối hợp với các ngành chức năng, xác minh, thu thập bằng chứng, chứng minh hành vi thô bạo, vi phạm luật biển quốc tế để khởi kiện Trung Quốc đã sử dụng tàu có vũ trang vô...