“Xoay vòng” xu hướng với những chiếc áo in slogan
Những câu slogan đang được xem là một dạng hoa văn độc đáo, gây chú ý một cách đáng kinh ngạc ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Áo in slogan chẳng hề xa lạ. Khó có thông tin chính xác về ‘năm sinh’ của xu hướng này, nhưng không khó để khẳng định rằng khởi nguồn chính xác của nó là từ phong cách Grunge trong những năm 60s, dưới danh nghĩa là một trào lưu nho nhỏ của những tay rocker hầm hố. Sang đến thời kỳ 70s, Nữ hoàng của phong cách punk – NTK Vivienne Westwood đã đưa cái chất nổi loạn, táo tợn đặc trưng của mình vào xu hướng này. Bẵng đi một thời gian, sang đến những năm 90s và 2000, áo in slogan lại được ưa chuộng nhưng lại được khai thác dưới một góc nhìn khác. Các thương hiệu xem áo in slogan hay logo là một cách quảng bá vô cùng hiệu quả lại chẳng mấy tốn kém. Điển hình là Nike với khẩu hiệu nổi tiếng “Just do it” được phát đi như một chiến dịch quảng bá thương hiệu, đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của nhiều sản phẩm có in chữ như: Nón, áo khoác, giày dép, túi xách…
Từ slogan trên áo đến lối “chơi chữ”
Tuy nhiên, vì được xem là một công cụ quảng cáo nên trong thời gian dài, chẳng mấy ai đoái hoài đến giá trị thời trang của những chiếc áo slogan. Bước chuyển mình đầu tiên của trào lưu này được ghi nhận vào năm 2006, thương hiệu House of Holland cho ra đời dòng T-shirt “Fashion Groupies” với những dòng slogan mang tính tuyên ngôn cá nhân in màu neon nổi bật. Một cuộc bùng nổ lúc bấy giờ. Từ đây, những slogan mang tính quảng cáo cho một thương hiệu có liên quan mới chuyển sang những dòng chữ có thông điệp cá nhân: cá tính, sự châm chọc, góc nhìn về cuộc sống, những lời trích dẫn… nhằm truyền tải sự vui vẻ, niềm hào hứng cho người mặc.
Ngọn sóng dâng cao nhưng cũng nhanh chóng lắng dần. Chính sự bão hòa thị hiếu của các tín đồ thời trang là nguyên nhân khiến cho trào lưu này tiếp tục bị ‘thất sủng’ chỉ sau một thời gian ngắn, như bao trào lưu khác đến và đi. Thậm chí, nó còn không được đánh giá cao về tính nghệ thuật mà chỉ được xem như một thú tiêu khiển nhất thời của giới trẻ. Dù sao nó đã vẫn luôn tồn tại âm ỉ như một lối trang trí có mục đích, khi một sản phẩm cần thể hiện thông điệp bằng chữ nghĩa để in ấn trên áo hay túi xách.
“Thông điệp” của năm 2014
Thời trang là một vòng xoay với vô vàn điểm lặp, nên chẳng có gì lạ lẫm khi những xu hướng tưởng chừng đã bị ‘khai tử’ lại nghiễm nhiên trở thành hiện tại của thời trang. Những chiếc áo in slogan, in chữ ngày nào đã cùng nhau xuất hiện trên sàn catwalk mùa Xuân/Hè 2014, trong BST của những thương hiệu cao cấp như Kenzo, DKNY, Christan Dior, Alexander Wang, Lanvin… Chữ nghĩa trở thành một kiểu hoa văn được trang trí một cách tinh tế và mang theo thông điệp của riêng nó. Mỗi thương hiệu lại có tiếng nói của riêng mình. Kenzo và Vivienne Westwood gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường với “No fish No nothing” và “Climate”, Lanvin lại gói gọn những cung bậc cảm xúc một cách xúc tích với “Love”, “Happy”… còn câu chuyện của Christopher Kane là sự bí ẩn của hoa được nhấn mạnh rõ nét bằng hình dáng của ngôn từ.
Video đang HOT
BST Xuân/Hè 2014 với các kiểu chữ độc đáo của thương hiệu Undercover đến từ Nhật Bản do NTKJun Takahashi sáng lập.với lối chơi chữ như “Snug”, “Silent”, “Dog”… mà ý nghĩa thực chất lại là: “Guns” “Listen” và “God”. Alexander Wang cũng đóng góp một phần với chiếc áo xuyên thấu mang thông điệp thú vị “Parental Advisory”. Những slogan táo bạo như “Earth sucks” và “I’m a mess” của Jeremy Scottcũng khiến người xem bị ám ảnh không kém.
Cơn bão mới với thời trang street style
Một trang phục mang slogan hay lối chơi chữ hay ho luôn níu kéo ánh mắt người nhìn. Hơn cả thế, nó khơi gợi cảm xúc. Đó là một điều tự nhiên vì người ta sẽ khó lòng tránh khỏi việc lưu tâm và diễn giải trong đầu mình rằng: Những dòng chữ, ngôn từ đó có ý nghĩa là gì? Chính vì thế mà các tín đồ thời trang sử dụng chúng như là cách thể hiện sự tinh tế và góc nhìn sắc sảo.
Cũng cần chú ý rằng, chữ nghĩa là văn hóa nên những trang phục in slogan, chơi chữ cũng phần nào thể hiện văn hóa của người mặc. Sự cân đối giữa tính văn hóa và cái tôi cá nhân chính là vấn đề cần lưu tâm. Vì vậy, không như các kiểu hoa văn có tính trừu tượng hình ảnh, chữ nghĩa còn là vỏ bọc của tư duy, nên cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi thể hiện mình với xu hướng dùng chữ trên trang phục, mà vẫn thể hiện được phong cách thời trang riêng biệt.
Theo Tri thuc tre
Street style ấn tượng tại Men's Fashion week
Tuần lễ thời trang chính là "thời điểm vàng" để các fashionista đường phố thỏa sức sáng tạo với trang phục của mình. Không có giới hạn hay quy tắc nào ở đây, những bộ cánh càng độc đáo càng giúp họ nổi bật giữa một rừng các tín đồ thời trang đường phố trong trang phục tuyệt vời khác.
Cùng ngắm street style ấn tượng tại các tuần lễ thời trang Men's Fashion Week Fall 2014:
Theo Depplus
10 xu hướng thời trang nổi bật nhất 2013 Áp crop-top, mũ snapback vẫn duy trì sức nóng trong khi họa tiết con mắt, phụ kiện trong suốt tạo nên cơn sốt khi vừa xuất hiện. Họa tiết côn trùng 2013 được xem là năm lên ngôi của họa tiết côn trùng. Trên các sàn diễn lớn nhỏ xuất hiện tràn ngập hình ảnh của cánh bướm, chuồn chuồn hay chim thú....