Xoáy nước ‘khủng’ nuốt cầu phà gần 100 tấn
Đến trưa 14.11, sau hơn 3 ngày xảy ra tình trạng sụt lún đất tại đê bao cồn Phú Đa (thuộc Tổ nhân dân tự quản số 15, ấp Phú Bình, xã Vình Bình, H. Chợ Lách, Bến Tre) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Sụt lún diễn ra rất phức tạp khi nước ròng và càng nghiêm trọng hơn khi mép nước hạ thấp xuống. Đất chuyển động, nứt nẻ và nuốt chửng nhiều nhà cửa, cầu phà, vườn cây ăn trái của nhiều hộ dân ở cồn Phú Đa.
Bức xúc vì cho rằng vụ sạt lở hơn 50 m đê bao là do các sà lan đậu ngoài sông gây ra, người dân đã tập trung nhiều thuyền ghe đợi đêm đến sẽ ra ‘ăn thua đủ’ với các chủ sà lan.
Ông Phạm Văn Hoàng Em, Trưởng Công an xã Vĩnh Bình, người được giao nhiệm vụ trực 24/24 giờ tại khu vực xảy ra sụt lún, cho biết: “Luồng nước xoáy di chuyển đến đâu là đất đai, nhà cửa… bị nuốt chửng hết. Chiều tối qua (13.11), thấy luồng nước xoáy nuốt cầu phà Phú Bình có chiều dài hơn 30 m, trọng lượng khoảng 100 tấn trong phút chốc rất kinh hoàng. Trong đời tôi và ngay tại khu vực cồn này chưa khi nào thấy hiện tượng này”.
Hiện tượng sụt lún diễn ra tại khu vực chân đê cồn Phú Đa từ trưa 12.11 đến nay. Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn H.Chợ Lách, tổng chiều dài đê bao bị sạt lở đến trưa 14.11 đã hơn 400 m, tại 2 vị trí cách nhau khoảng 60 m, ăn sâu vào bên trong đê có đoạn hơn 100 m, nước sâu hơn 20 m tại vị trí tiếp giáp với đất liền.
Ngoài 4 căn nhà kiên cố và cầu phà Phú Bình, một ao cá hơn 3 công sắp thu hoạch giá trị gần 1 tỉ đồng bị “nuốt”, hơn 25 ha cây ăn trái bị ngập sâu và hàng trăm ha vườn cây ăn trái cũng bị nước tràn vào… 46 hộ dân phải khẩn cấp di chuyển chỗ ở với hơn 150 người đang tạm thời lánh nạn tại nhà người quen hoặc các căn bạc phủ của lực lượng cứu nạn dựng tạm lên tại cồn.
Hiện lực lượng cứu hộ hơn 1.000 người gồm quân sự, Công an, dân phòng, đoàn thanh niên tại các xã, thị trấn… trên địa bàn H.Chợ Lách khẩn trương hỗ trợ người dân di chuyển nhà cửa, tạm thời ổn định chỗ ở.
“Trước mắt chúng tôi vẫn gia cố các bờ để ngăn triều tràn vào vườn người dân. Đồng thời, vừa thiết kế vừa thi công đê dài hơn 500 m cách đê cũ hơn 100 m. Kinh phí dùng cho phòng tránh thiên tai của huyện sẽ tập trung hết cho công tác này và đồng thời đã kiến nghị với phía tỉnh, T.Ư hỗ trợ khẩn cấp”, ông Phạm Anh Linh, Phó Chủ tịch UBND H.Chợ Lách, cho biết.
Video đang HOT
Về nguyên nhân dẫn đến sụt lún, ông Phạm Anh Linh cho biết vẫn chưa thể xác định được và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn tìm hiểu.
Người dân đi qua một điểm bị sụt lún ẢNH: BẮC BÌNH
Sà lan dễ dàng di chuyển tại vị trí sụt lún giáp giữa mép nước và bờ sâu hơn 20 m ẢNH: BẮC BÌNH
Một số nhà dân hư hỏng gần như hoàn toàn sau khi sạt lở ẢNH: BẮC BÌNH
Cảnh tan hoang sau khi sạt lở ẢNH: BẮC BÌNH
Các lực lượng chức năng đang túc trực tại điểm sạt lởẢNH: BẮC BÌNH
Người dân khẩn trương dời nhà vì sợ sụt lún ẢNH: BẮC BÌNH
Nhiều gia đình tạm thời chuyển xuống các ghe nhỏ sinh hoạt ẢNH: BẮC BÌNH
Chị Ngô Thị Cẩm Hương, khóc nức nở từ tối hôm 13.11 đến giờ vì tài sản dành dụm trọng 17 năm để xây nhà gần 200 triệu, sắp hoàn thiện thì bị “hà bá” nuốt chững cùng với hầu hết vật dụng có giá trị khác. Hiện hai vợ chồng và con gái 11 tuổi của chị Hương phải ở nhờ nhà của người quen gần đó ẢNH: BẮC BÌNH
Lực lượng dân quân tự về từ các xã, thị trấn của H.Chợ Lách đang đắp đê mới giúp dân ngăn triều ẢNH: BẮC BÌNH
Đại úy Bùi Thanh Văn, đội CSGT Công an H.Chợ Lách, cùng với dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn ẢNH: BẮC BÌNH
Bắc Bình
Theo TNO
Cần 20 tỷ đồng sửa chữa cầu lún gần nửa mét ở Quảng Nam
Sở Giao thông Quảng Nam xác định cầu Hà Tân có khả năng sụp đổ bất kỳ lúc nào, để sửa chữa khẩn cấp cần đến 20 tỷ đồng.
Cầu Hà Tân có nguy cơ sập.
Ngày 1/11, Sở Giao thông Vận tải Quảng Nam có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc xử lý khẩn cấp sự cố hư hỏng cầu Hà Tân, xã Duy Vinh (Duy Xuyên). Giám đốc Sở Lê Văn Sinh xác định, cầu Hà Tân có khả năng sụp đổ bất kỳ lúc nào, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua đây.
Cầu Hà Tân bị sụt lún gần nửa mét, có khả năng sụp đổ xuống sông. Ảnh: Đắc Thành.
"Đề nghị UBND tỉnh lựa chọn đơn vị tư vấn khẩn trương khảo sát, đề xuất phương án sửa chữa khẩn cấp, đồng thời phải đóng cầu không cho người và phương tiện lưu thông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản", ông Sinh nói và đề xuất thành lập bến đò tạm, bố trí ghe thuyền để phục vụ người dân đi lại trong thời gian chờ sửa chữa.
Theo ông Sinh, cầu Hà Tân nằm trên trục đường huyện quản lý. Sở đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí dự kiến cho Duy Xuyên khoảng 20 tỷ đồng nhằm sửa chữa khẩn cấp. "Số tiền này dùng gia cố 10 trụ, các trụ còn lại sẽ được quyết định sau khi có kết quả khảo sát địa chất", ông Sinh thông tin.
Chính quyền xã Duy Vinh cắm biển, lập barie cảnh báo cầu hỏng. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch xã Duy Vinh cho biết, đang xây dựng bến đò để đưa người dân đi lại bằng thuyền khi cấm cầu.
Cầu Hà Tân bắc qua sông Bàn Thạch được xây dựng năm 1994, dài 300 mét, rộng năm mét với 18 nhịp. Cầu này phục vụ cho 8.000 người dân xã Duy Vinh, và hàng trăm người dân xã Cẩm Kim, TP Hội An.
Hiện nhịp số tám bị lún gần nửa mét, cách đó khoảng 40 mét, nhịp số ba lún xuống lòng sông khoảng 35 cm. Cây cầu bị biến dạng, bề mặt uốn lượn, đứt gãy nhiều đoạn lan can. Phía dưới nước sâu gần 10 mét.
Theo Đắc Thành (VNE)
Nghìn người liều mình băng qua cây cầu sắp gãy Cầu Hà Tân bắc qua sông Bàn Thạch (Quảng Nam) bị xuống cấp, sụt lún gần nửa mét khiến bề mặt uốn lượn, lan can gãy đứt. Cầu Hà Tân dài 300m với 18 nhịp là cây cầu độc đạo để người và phương tiện của 5 thôn (thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) liên thông với các xã khác...