Xoài Sơn La “lột xác” xuất ngoại chỉ nhờ bí quyết đơn giản này: Sử dụng thuốc BVTV đúng cách
Với việc được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng đối với các vùng sản xuất cây ăn quả đã giúp hàng trăm hộ nông dân ở huyện Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập cao, bảo vệ sức khỏe và nâng cao ý thức việc sử dụng thuốc BVTV an toàn.
Hiệu quả từ sự phối hợp giữa CropLife với Cục BVTV và tỉnh
Mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn, hiệu quả được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), thuộc Bộ NNPTNT phôi hợp vơi Tô chưc CropLife Việt Nam triển khai đầu tiên là trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La).
Theo đó, trong 2 năm (2017 – 2018), mô hình được triển khai đã có 600 hộ tại 4 HTX (4/24 mã vùng trồng mới được cấp, gồm 2 mã xoài, 2 mã nhãn) ở huyện Yên Châu đã bắt đầu được hưởng lợi. Từ những kết quả tích cực của mô hình mang lại đã nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm đối với người sử dụng thuốc và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đã làm thay đổi tập quán của người trồng trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Nông dân phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho các diện tích xoài xuất khẩu của HTX Ngọc Lan (xã Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La) .
Tiếp nối kết quả đạt được, Cục BVTV và tô chưc CropLife Việt Nam tiếp tục phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La triển khai mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn, hiệu quả trên vùng sản xuất cây ăn quả của huyện Mai Sơn trong 2 năm (2019 và 2020). Với định hướng xây dựng vùng trồng bền vững cho các cây có giá trị, phục vụ mục đích xuất khẩu.
Để triển khai hiệu quả đến từng hộ dân tham gia, chương trình đãxây dựng các hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phát cho nông dân; lắp đặt các bảng hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV tại các điểm. Ngoài ra, xây dựng mô hình thu gom vỏ bao thuốc BVTV tại vùng trồng nhãn, xoài xuất khẩu (45 điểm lắp đặt bể chứa thuốc BVTV).
Bên cạnh đó, bà con nông dân còn đượccung cấp và trang bị đồ bảo hộ lao động (khoảng 500 nông dân thông qua các hoạt động tập huấn); Tổ chức các lớp tập huấn quản lý sâu bệnh hại và biện pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho cán bộ địa phương và nông dân; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sử dụng thuốc an toàn và có trách nhiệm cho nông dân.
Thành viên của HTX Ngọc Lan được cán bộ của Cục BVTV (Bộ NNPTNN) và Tổ chức Croplife Việt Nam hướng dẫn bỏ vỏ bao, lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng vào các thùng chứa.
Ông Dương Gia Định – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La cho biết: “Mô hình đã có ý nghĩa rất thiết thực, mang lại hiệu quả rất lớn cho người nông dân. Với những kết quả rõ nét đã đạt được, đây là một trong những yếu tố quan trọng hướng tới sản xuất an toàn, nâng cao trách nhiệm của người nông dân đối với cộng đồng, cũng như góp phần giúp người dân hiểu được sử dụng thuốc BVTV hiệu quả. Đặc biệt, tham gia chương trình người dân có thể xác định rõ đâu là thuốc được sử dụng trong danh mục cho phép, cũng như đảm bảo được an toàn cho con người khi sử dụng, sinh vật có ích và môi trường”.
Video đang HOT
Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La, hiện toàn tỉnh có trên 300.000ha đất nông nghiệp. Định hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển đổi sang phát triển cây ăn quả trên đất dốc, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng và vận hành chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng chế biến, sản xuất nông nghiệp an toàn để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, vấn đề về sử dụng phân bón, BVTV hiện đang là một trong những trở ngại lớn để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh này.
“Thói quen của bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm, lạm dụng thuốc, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn trên bao bì; không trang bị bảo hộ lao động khi dùng thuốc; vỏ bao bì thuốc còn vứt bừa bãi, gây nguy hại đến sức khỏe cho người sản xuất, sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng nông sản. Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm của Cục BVTV và Tổ chức Croplife Việt Nam tại huyện Mai Sơn sẽ tác động tích cực, nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV ” – ông Định nói.
Nông dân là người được hưởng lợi
HTX Ngọc Lan (xã Hát Lót) là đơn vị tham gia chương trình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả đầu tiên của huyện Mai Sơn. Hiện nay, HTX có 52 thành viên, với diện tích trồng xoài 60 ha, nhãn 20 ha, bưởi 20 ha và 10 ha là trồng các loại cây khác như cam, vải…
3ha xoài của gia đình chị Nguyễn Thị Huyên (thành viên HTX Ngọc Lan) cho trái đều, to sau khi được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đúng cách.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Giám đốc HTX Ngọc Lan cho hay: Trước đây bà con vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, chủ quan về vấn đề bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV. Từ khi tham gia mô hình này, người dân được trang bị kiến thức, hướng dẫn sử dụng đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV và thùng rác để thu gom.
“Việc tham gia mô hình sử dụng thuốc BVTV mới này rất thiết thực đối với các thành viên trong HTX. Mô hình giúp bà con phát hiện sâu bệnh sớm và lựa chọn đúng thuốc BVTV và cách sử dụng an toàn, trách nhiệm, hiệu quả” – ông Dũng chia sẻ.
Cán bộ của Tổ chức Croplife Việt Nam hướng dẫn các thành viên của HTX Ngọc Lan cách phun thuốc BVTV đúng cách, an toàn trên cây nhãn khi cây gặp sâu bệnh.
Cũng theo ông Dũng, với tổng diện tích 110ha trồng các loại cây ăn quả, các sản phẩm nông sản của HTX Ngọc Lan chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bởi vậy, để đáp ứng những những điều kiện khắt khe phía đối tác, các thành viên trong HTX phải nắm chắc kiến thức trong việc sử dụng thuốc BVTV. Tại các vườn đều phải có thùng rác để thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.
Là thành viên của HTX Ngọc Lan, hộ gia đình chị Nguyễn Thị Huyên, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn) cho biết: Từ khi tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn về sử dụng thuốc BVTV, gia đình chị đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm. Tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của gia đình cũng đã có nhiều thay đổi hơn trước kia.
“Thời gian đầu thì bỡ ngỡ, đến thời điểm hiện tại, không chỉ gia đình tôi mà các thành viên trong HTX cũng đã làm rất thuần thục, chuyên nghiệp từ việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho đến ghi nhật ký sản xuất. Việc làm này không chỉ giúp bà con đảm bảo an toàn về sức khỏe mạnh mà hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng” – chị Huyên cho hay.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc HTX Hoa Lan (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn) cho biết: tham gia chương trình này, ý thức sử dụng và thu gom bao bì thuốc BVTV của nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt hầu hết thành viên HTX là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn hạn chế, việc cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV Sơn La và Tổ chức Croplife Việt Nam đến tận nơi “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn thực tế cho bà con nông dân đã mang lại hiệu quả rất cao.
Hai giống lúa TBR225 và Thái Xuyên 111 "hài lòng" nông dân xứ Thanh
Sáng 13.5, tại hai huyện Thọ Xuân và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm hai giống lúa TBR225 và giống lúa lai Thái Xuyên 111, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed thực hiện.
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Viết Thái-Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa; ông Lê Văn Vương - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng phòng NNPTNN huyện Thọ Xuân và huyện Nông Cống....
Giống lúa TBR225 năng suất cao
Giống lúa TBR225 là giống thuần do Thaibinh Seed lai tạo, được công nhận giống quốc gia năm 2015. Đây là giống cảm ôn, ngắn ngày, thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh. Ở miền Bắc, thời gian sinh trưởng của giống này trongvụ Xuân từ 120-132 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày. Lúa TBR225 có chiều cao cây từ 110-115cm, cứng cây, trỗ bông tập trung, bông to, dài nhiều hạt... Năng suất bình quân đạt 70-75 tạ/ha, nếu thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha. Tỷ lệ gạo xay xát cao (72-74%).
Giống lúa TBR225 luôn chiếm chọn niềm tin của người nông dân Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng
Chị Lê Thị Bình (thôn Hoa Lộc, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân) vui mừng nói: "Tính đến nay đã 4 năm, gia đình tôi sản xuất giống lúa TBR225, đây là giống cho năng suất gần 4 tạ/sào, hạt gạo ăn rất thơm ngon, vụ Mùa tới tôi vẫn tiếp tục xuống giống này. Tôi nhận thấy, việc liên kết, bao tiêu sản phẩm giúp gia đình yên tâm hơn trong sản xuất".
Để tăng năng suất trên diện tích đất lúa thì trước khi đưa giống xuống ruộng bà con cũng nên biết chất đất ruộng thuộc vàn cao, vàn và vàn thấp. Lượng giống sử dụng đối với miền Bắc: Lúa cấy 35-40kg/ha, lúa gieo thẳng 45-50kg/ha; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gieo sạ 70-80kg/ha; Nam Bộ gieo sạ 70-90kg/ha.
Thông thường, đối với giống lúa TBR225 phải ngâm hạt giống trong nước sạch: Vụ xuân, đông xuân 36-42 giờ, vụ mùa, hè thu 30-34 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi ủ.
Bà Đỗ Thị Hoa - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Xuân Minh cho biết: "Hiện tại, trên địa bàn xã Xuân Minh (huyện Thọ Xuân) đang sản xuất khoảng 200 ha giống lúa của Thaibinh Seed. Đối với giống TBR225 được bà con ca ngợi đứng cây, nhiều hạt, chăm sóc không khó...Việc liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất, trừ mọi chi phí thì người dân thu về gần 1 triệu đồng/sào".
Thái Xuyên 111 chất lượng gạo ngon
Giống lúa lai Thái Xuyên 111 đang được người nông dân xứ Thanh "săn" bởi nhiều cái nhất như: Năng xuất cao nhất, chống chịu tốt nhất...đây là giống lúa lai 3 dòng, sản phẩm hợp tác giữa Công ty TNHH NN Công nghệ cao -Trường ĐHNN Tứ Xuyên Trung Quốc với Thaibinh Seed, được công nhận Quốc gia năm 2010.
Đặc tính giống lúa lai Thái Xuyên 111, thời gian sinh trưởng ở Miền Bắc: vụ Xuân từ 125-135 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày, đây là giống cứng cây, chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe...khối lượng 1.000 hạt 25-26 gam. Chịu thâm canh, kháng đạo ôn khá, nhiễm bạc lá nhẹ. Năng suất trung bình 70-80 tạ/ha. Chất lượng gạo ngon, hạt gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm.
Thái Xuyên 111 bông to, nhiều hạt, năng suất 70-80 tạ/ha. Ảnh: Vũ Thượng
Để đạt hiệu quả cao, lượng giống sử dụng từ 28-30kg/ha. Thời vụ gieo mạ ở miền Bắc: Vụ Xuân từ 1-10/2, vụ Mùa từ 5-25/6. Mật độ cấy 35-38 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm.
Đối với phân bón, tùy theo chân đất và thời vụ để xác định loại phân và lượng phân bón, khuyến cáo sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng theo lúa.
Trao đổi với phóng viên NTNN/danviet.vn, ông Đồng Minh Quân - Trưởng phòng NNPTNN huyện Nông Cống cho biết: "Huyện Nông Cống có khoảng 600 ha lúa được các đơn vị bao tiêu sản phẩm, riêng giống lúa Thaibinh Seed chiếm 50% diện tích toàn huyện. Đặc biệt, giống lúa lai Thái Xuyên 111, vụ Xuân toàn huyện gieo trồng được gần 4.200 ha. Qua đánh giá, Thái Xuyên 111 năng suất đạt 70 tạ/ha, trừ mọi chi phí người nông dân lời 1.000.000-1.200.000 đồng/sào. Quan điểm của huyện Nông Cống càng mở rộng liên kết càng nhiều, càng tốt, huyện đã lựa chọn từng vùng, các điều kiện cho các đơn vị hợp tác".
Đẩy mạnh liên kết
Với vụ chiên Xuân, toàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích gieo trồng khoảng 230.000 ha. Thaibinh Seed chiếm 30-40% diện tích, đang đóng vai trò lớn trong phát triển sản xuất tại xứ Thanh.
Hai giống lúa TBR225 và Thái Xuyên 111, được người dân tại tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao về năng xuất và đã "bén duyên" với địa phương này nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Viết Thái - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Vai trò liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân rất quan trọng, để làm tốt vai trò này, Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp để phát huy tốt việc liên kết. Nhận thấy việc liên kết, bao tiêu sản phẩm giúp người nông dân chuyển giao được kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất, yên tâm về đầu ra".
"Tỉnh Thanh Hóa đang có liên kết sản xuất giống lúa F1 là 76 ha; giống lúa thuần 3.186 ha; liên kết thương phẩm 1.463 ha. Trong vụ Mùa, một số giống lúa của Thaibinh Seed sẽ tiếp tục được đưa vào cơ cấu giống tại các cánh đồng xứ Thanh", ông Nguyễn Viết Thái - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm.
Cà Mau: Xôn xao nấm 4 tầng bất ngờ mọc ra từ cột gỗ lim Thiền Viện Trúc Lâm Thời gian gần đây, dư luận ở Cà Mau xôn xao về việc cột gỗ lim ở Thiền Viện Trúc Lâm (phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau) mọc nấm 4 tầng và có thể trị được bệnh. Trao đổi với phóng viên, thầy Thích Thông An (quản lý Thiền Viện Trúc Lâm Cà Mau), cho biết: "Tối rằm tháng 3 âm lịch (7/4) vừa...