Xóa thuế nhập khẩu hàng ngàn mặt hàng
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cam kết luôn sát cánh cùng nông dân, doanh nghiệp.
Ngày 6-11, Bộ Tài chính đã công bố danh mục các mặt hàng được ưu đãi thuế ngay khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương ( TPP) có hiệu lực.
Theo Bộ Tài chính, các nước TPP cam kết dành cho Việt Nam khoảng 78%-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi TPP có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Cụ thể, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
Đồ gỗ xuất khẩu là một trong những ngành hàng hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định TPP có hiệu lực. Ảnh: HTD
Ngược lại, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi TPP có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giày, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử…
Video đang HOT
Những nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan sau bốn năm là bánh kẹo, chè và cà phê, ngô ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử…
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế sau tám năm: Bộ phận linh kiện xe đạp, xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng…
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế sau 10-11 năm: thịt các loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp…
Theo Bộ Tài chính, hiện nay các thành viên TPP đang hoàn tất các công tác rà soát kỹ thuật và các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho ký kết chính thức dự kiến vào đầu năm 2016.
Theo_PLO
13 học sinh đi du học, 12 em ở lại nước ngoài!
Dẫn ra chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) đặt vấn đề: "Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?".
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 2/11 (Ảnh chụp qua màn hình).
Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng nay 2/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) cho rằng dân tộc ta có truyền thống hiếu học, người dân cũng đang đầu tư rất lớn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đi du học nước ngoài. "Nhiều bậc cha mẹ và bản thân các cháu rất mong muốn về làm việc trong nước nhưng rất tiếc chúng ta đã lãng phí nguồn lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác" - ông Hòa nhận xét.
Dẫn ra chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc, ông Hòa đặt vấn đề: "Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?...".
Đại biểu Hòa kiến nghị thời gian tới cần có sự đột phá mạnh mẽ trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, hết sức chú trọng nguồn nhân lực đã được xã hội đầu tư bài bản, chứ không chỉ dựa vào nguồn nhân lực nhà nước đầu tư đào tạo. Làm thế nào có thể thu hút lực lượng này vào làm việc trong hệ thống chính trị thông qua cơ chế thi tuyển rộng rãi, công khai, minh bạch dựa trên các tiêu chí tuyển chọn khách quan, khoa học.
Đi liền với đó, theo ông Hòa, phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để tinh giảm bộ máy và rà soát, hợp lý hóa các đầu mối, hợp nhất các bộ phận tránh chồng chéo, tiết giảm chi phí bộ máy để có điều kiện nâng cao thu nhập cho những người lao động làm việc có hiệu quả.
Chung lo lắng về vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) cho biết tâm tư, nguyện vọng của người dân gửi đến kỳ họp Quốc hội ngày càng nhiều do yêu cầu xã hội đặt ra ngày càng cao và những kiến nghị mà cử tri đặt ra qua nhiều năm nhưng chưa được giải quyết kịp thời.
"Tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều ngoài nguyên nhân có thể do nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế, có nguyên nhân sâu xa là do cán bộ, công chức khi thi hành công vụ năng lực hạn chế, đạo đức yếu kém, hướng dẫn không đến nơi đến chốn, thái độ xa dân khiến người dân bức xúc phải tìm đến nơi mà họ cảm thấy tin tưởng, công lý, đạo đức"- ông Tuân thẳng thắn.
Với tồn tại yếu kém trên, ông Tuân đề nghị Chính phủ, các bộ ngành chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ ở những ngành, những lĩnh vực nhạy cảm có nguy cơ tham nhũng cao.
Liên quan đến công tác cán bộ hiện nay, đại biểu Tuân cho biết cử tri và nhân dân đang rất lo lắng cho một đội ngũ lãnh đạo mới từ cấp cơ sở cho đến trung ương mà báo cáo kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam đã phản ánh ngay tại đầu kỳ họp. "Đây là nguyện vọng chính đáng của toàn dân thể hiện trách nhiệm cao cả của mình về đội ngũ lãnh đạo. Dẫu rằng vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau về lựa chọn đội ngũ lãnh đạo, cả những băn khoăn của dư luận gần đây về sắp xếp, bố trí cán bộ, theo tôi cán bộ trước hết phải là người có trách nhiệm phục vụ nhân dân, đất nước, dân tộc"- ông Tuân nêu quan điểm.
Đại biểu tỉnh Khánh Hòa bày tỏ hy vọng tới đây Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam hiệp thương, giới thiệu ứng cử những đại biểu xứng đáng bầu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Trong khi đó, đề cập đến Hiệp định TPP, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho rằng muốn hội nhập thành công thì cần phải có thể chế hội nhập và con người hội nhập. Về mặt thể chế, Quốc hội và Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay là chúng ta chưa có con người hội nhập.
"Quy định của pháp luật có tiến bộ đến đâu cũng vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hàng tá những "lệ làng", những thói quen, sự quan liêu, cửa quyền, sự thờ ơ và vô cảm. Một cái lắc đầu của ông chủ tịch tỉnh, một cái xua tay của ông giám đốc, thậm chí sự chậm trễ vòi vĩnh của một anh công chức hành chính quèn thôi cũng có thể tước đoạt đi cơ hội làm ăn của doanh nghiệp, người dân. Chúng ta không thể hội nhập thành công nếu như 63 tỉnh, thành trở thành 63 khu vực cát cứ, không có sự liên kết, phân công. Các đại biểu Quốc hội đã từng đề cập đến tình trạng "chỉ thị mồm" rằng phải sử dụng thép tỉnh nhà, xi măng tỉnh nhà, thì mới đây thậm chí người ta còn ký cả văn bản hành chính yêu cầu phải uống bia tỉnh nhà"- ông Tâm thắn thắn.
Thế Kha
Theo Dantri
Chính thức điều chỉnh cách tính thuế: Xe nhập lại có cơ hội tăng giá? Chưa kịp chờ thuế nhập khẩu giảm về 0% theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do, xe ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ lại có "cơ hội" tăng giá nhờ đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? (Ảnh minh hoạ). Chính thức thay đổi cách tính thuế Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết...