Xóa sổ xưởng sản xuất súng, thu 100 đầu đạn
4 súng dài tự chế, 2 súng côn, 14 phôi súng dài, 60 viên đạn, 70 vỏ đạn, 15 hộp tiếp đạn AK… vừa được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Thái Nguyên.
Ngày 25/2 Công an Thái Nguyên phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) bắt Nguyễn Khắc Việt (Cường “Tóc dài”, 56 tuổi, trú huyện Đồng Hỷ) về hành vi sản xuất, chế tạo súng quân dụng.
Tại nơi ở của Cường “Tóc dài”, nhà chức trách thu 4 súng dài tự chế, 2 súng côn, 14 phôi súng dài, 60 viên đạn các loại; 70 vỏ đạn; 100 đầu đạn; 15 hộp tiếp đạn AK và nhiều thiết bị lắp ráp súng.
Từ việc bắt một người mang vũ khí trong người, cơ quan điều tra đã phát hiện ra xưởng sản xuất súng của Cường “Tóc dài”, và đang truy bắt những người có liên quan.
Dũng Toán
Theo VNE
Ước mơ hoàn lương của tên cướp nhí
Em thích làm nghề cắt tóc lắm vì mỗi lần bị mắng, ra đây chơi, em lại thấy cái nghề này nó hay hay', Công khoe về dự định của mình ngày mãn hạn
Tâm sự với chúng tôi, Nguyễn Văn Công, 18 tuổi ở Thường Tín (Hà Nội), thành thật. Ngày gây án, Công chưa tròn 16 tuổi, giờ tuy đã 2 năm trong trại cải tạo nhưng cái tuổi mới lớn vẫn là như vậy: vô tâm, vô tư cả về lầm lỗi của mình.
Video đang HOT
A dua theo bạn thành cướp
Đôi mắt buồn và giọng nói nhẹ như con gái, khiến cho chúng tôi cả buổi nói chuyện cố tìm cũng không thấy bóng dáng kẻ cướp phảng phất trong con người chàng thanh niên mới lớn này
Công bảo thích chơi bời, la cà nhưng đặc biệt ghét những người có tính tắt mắt, gian vặt, vậy mà số phận lại run rủi thế nào để Công thành kẻ cướp. Vào trại giam Suối Hai đã gần 2 năm rồi vậy mà mỗi lần gặp người yêu lên thăm, tối đến Công lại trằn trọc, thao thức vì mãi vẫn không giải thích nổi tại sao mình lại đi cướp.
Đó là đêm ngày 11.4.2011, Công đang tán gẫu với nhóm bạn thì nhận được điện thoại của một người anh chơi rất thân, rủ lên Mỹ Đình, Từ Liêm chơi. Vì người anh này thường hay cho Công tiền mỗi khi bỏ nhà đi lang thang nên Công đã nhận lời rồi cùng 4 thanh niên khác cũng tầm tuổi choai choai đón taxi đi.
Tuy nhiên khi đến nơi, anh bạn của Công lại đi công chuyện bên Hưng Yên, không có nhà nên cả nhóm đành quay về. Khi xe chạy về đến khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, một người trong nhóm là Nguyễn Khắc Việt hỏi mượn điện thoại của anh Nhật, lái xe taxi để gọi cho bạn. Anh Nhật rút điện thoại trong túi đưa cho Việt, lóng ngóng thế nào đánh rơi ví ra ngoài.
Phạm nhân Nguyễn Văn Công.
Chiếc ví căng phồng khiến Việt nảy sinh ý định cướp. Hắn nhắn tin cho Giáp là người ngồi phía dưới cùng hành sự, song vì sơ ý nên Việt khiến tài xế đọc được. Rất nhanh trí, anh Nhật nói dối cần phải gọi về công ty báo cáo lịch trình và mượn lại chiếc điện thoại của mình, sau đó mở cửa xe, bỏ chạy. Việt gọi anh Nhật lại nói là thanh toán tiền với mục đích để cướp ví và điện thoại, nhưng anh Nhật không quay. Thấy trong cốp xe có 260 ngàn đồng, Việt cầm luôn rồi rủ cả bọn đi nhậu.
"Em đang lơ mơ ngủ, có biết gì đâu. Thấy chúng nó rủ đi uống rượu thì đi. Nhậu xong, Việt đưa cho cái áo khoác bảo mặc vào khỏi rét, em hỏi áo ở đâu, lúc đấy mới biết là lấy của anh tài xế", Công tâm sự. Lý do thành cướp của Công chỉ đơn giản có vậy, và cái giá mà thanh niên này phải trả là 42 tháng tù giam.
Hỏi Công nghĩ gì về bản án của mình, cậu ta cười buồn: "Quá nặng".
Không đồng tình với mức án mà tòa cấp sơ thẩm đã tuyên, Công và hai thanh niên nữa kháng cáo nhưng không được chấp nhận. Mẹ khóc hết nước mắt đưa Công về trại giam, chỉ có bố lầm lỳ không nói. Công bảo lúc đó cảm thấy thất vọng vì sao bố mình yếu đuối thế. Chỉ thấy cô người yêu là có nghị lực và hiểu lòng mình khi toe toét: "Hơn 3 năm, khác gì đi bộ đội, cố gắng về được sớm thì càng tốt".
Ước làm thợ cắt tóc
Nhà Công không nghèo, chỉ có vất vả vì làm ruộng và nhiều màu vườn, ao cá trong khi Công chẳng thích cái công việc suốt ngày phơi mặt ra đồng chút nào. Công thích nghề cắt tóc vì theo anh ta đó là một công việc nhẹ nhàng, thanh cảnh mà vẫn kiếm được tiền.
"Ngày học cấp 2, em cũng sa đà vào điện tử rồi chán học. Em muốn học nghề nhưng bố bắt ở nhà làm ruộng. Suốt ngày băm cỏ cho cá ăn, chán lắm", Công tâm sự. Đang học lớp 7, cảm thấy chán học, Công nghỉ ở nhà.
Bố chỉ buồn không đánh, còn mẹ ngồi khóc. Công chán, bỏ ra quán cắt tóc ngồi chơi và rồi như một duyên phận, hễ lần nào bị bố mẹ mắng chửi là Công lại bỏ ra quán cắt tóc ấy ngồi buôn chuyện. Nghe ông chủ quán giảng giải về các kiểu tóc, những kinh nghiệm về tính cách con người nhận biết qua kiểu tóc, loại tóc, Công thấy mê, từ đó ao ước được học nghề này để kiếm tiền.
Thế nhưng khi vừa bày tỏ nguyện vọng thì Công đã cụt hứng khi gặp phải sự phản đối kịch liệt của phụ huynh. Mẹ thì nói nghề đó không ra gì, suốt ngày phải nịnh nọt, làm tớ cho thiên hạ còn bố thì bảo nhà chẳng thiếu việc làm, cứ chăm chỉ trông vào mấy ao cá, mỗi năm cũng thu được vài trăm triệu, việc gì phải nhặt tiền lẻ hàng ngày. Tuổi mới lớn còn chưa suy nghĩ chín chắn nên khi nguyện vọng không được đáp ứng, Công bắt đầu chống đối.
Những chuyến đi chơi muộn xảy ra thường xuyên rồi dần dà là đi qua đêm và sau đó có khi mất hút, cả tuần mới đáo qua nhà một chốc rồi lại biến mất. Công bảo giá như ngày ấy chỉ cần bố nện cho một trận nên thân, có lẽ Công đã sợ mà không dám bỏ nhà đi hoang nữa. Nhưng mỗi lần đi chơi về, mẹ chỉ chửi vài câu rồi bỏ vào buồng nằm khóc. Bố không đánh cũng chẳng chửi, chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở khiến Công càng "nhờn thuốc".
Hỏi Công sao lại quen anh ở tận Mỹ Đình, cậu ta cười bảo: "Anh xã hội chứ không phải họ hàng nhưng mà tốt". Người đàn ông đó, Công gặp trong lần đi uống nước với nhóm bạn, được ông ta mời uống bia. Lúc đầu cả nhóm còn ngại ngần nhưng rồi hơi men đã khiến lạ thành quen. Sau lần đó, nhóm của Công hay được ông ta cho tiền đi ăn, đi nhậu và cả tiền để thanh toán nhà nghỉ. Đổi lại, thi thoảng nhóm của Công được ông ta nhờ đi lấy nợ hộ, có khi còn được rước bằng ô tô đến một ngôi nhà nào đó mà ông ta siết nợ, chỉ cần ăn ngủ ở đó vài ngày rồi về.
Hỏi Công không biết thế là thành công cụ cho những phi vụ đòi nợ theo kiểu xã hội đen à, Công cười bảo "Em có đâm chém ai đâu, chỉ đến lấy nợ rồi về thôi mà".
Nhắc đến bạn gái, Công khoe người yêu mình làm công nhân may nhưng tốt, tháng nào cũng lên trại thăm, chưa kể thư từ động viên cứ vài ngày lại nhận được một lá.
Quen bạn gái qua mạng, ban đầu Công chỉ nghĩ là chơi bời cho vui, yêu cho có phong trào, có thành tích để khoe với bạn bè nhưng qua những lần tiếp xúc, sự chân tình của cô bạn đã khiến Công nghĩ khác. Công bảo đã về nhà người yêu ở Hưng Yên chơi rồi, biết hoàn cảnh gia đình của bạn gái nên càng thấy thương và nể.
"Bạn gái em chỉ làm công nhân thôi nhưng tháng nào cũng dành dụm gửi tiền về đỡ bố mẹ. Em chơi bời, cô ấy khuyên nhiều lắm, giờ như thế này rồi mà cô ấy cũng không bỏ", Công kể rồi cười tít mắt khi cho rằng số mình còn rất may mắn khi có được cô người yêu chung thủy.
Bố giận nhưng rồi cũng đã vào trại thăm con trai. Công ngại gặp nhưng rồi cũng nói ra tâm sự của mình với người cha mà trong suy nghĩ của Công là ông bố quá nhu nhược. Thế nhưng khi được bố hứa sẽ cho theo nghề cắt tóc, Công đã khóc vì cảm động.
Công bảo từ trước tới giờ luôn coi thường bố, nghĩ bố mình chẳng ra dáng đàn ông, trụ cột gia đình nhưng rồi những ngày trong trại giam, thấy những kẻ chưa đến tuổi làm người lớn như mình phạm tội chỉ vì bố quá dữ dằn, có người thì vì bố mẹ quá nuông chiều, song cũng có người vì phụ huynh chẳng quan tâm, ngó ngàng đã khiến Công phải nhìn nhận lại. Công bảo giờ thì đã thấy thương bố rồi, nhưng vẫn cảm thấy tiếc cho cái ngày xưa bỏ học mà chỉ bị cha mẹ quở trách.
"Giá như ngày đó em nhận được một trận đòn ra trò, có khi giờ đời em đã khác", lần thứ 3 trong buổi trò chuyện, Công nhắc lại lời nói đó với vẻ tiếc nuối. Thường thì người ta chỉ mong có được một người cha tâm lý, vậy mà Công thì ngược lại. Phải chăng đó chỉ là một cái cớ hòng lấp liếm cho sai lầm của mình? Cũng có thể, nhưng dẫu sao thì Công cũng đã nhận ra sai lầm, biết ghi nhận lòng tốt để rồi quyết tâm cho ngày phục thiện.
Theo Xzone/Tri thức thời đại