Xóa nhanh những điểm “nóng”
Trung tá Nguyễn Hữu Nguyên – Phó Trưởng CAP Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cho hay:
CAP Thành Công đấu tranh với đối tượng trộm cắp, móc túi
Địa bàn dù có 2 chợ lớn là Thành Công A – B, nhưng nhiều năm nay cả 2 chợ đều quá tải. Quá tải không phải vì cư dân sở tại đông, mà bởi nhiều địa phương như: Láng Hạ, Trung Liệt – quận Đống Đa; Giảng Võ – quận Ba Đình chưa có chợ, nên người dân các phường này dồn cả về Thành Công mua sắm. Để giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân, CAP Thành Công đã tham mưu cho UBND phường chọn lựa một số khu vực trống, tập trung đông dân cư, thí điểm lập chợ tạm, “giảm tải” cho 2 chợ lớn, từng bước giải quyết những bất cập về TTĐT – VSMT phát sinh. “Dù chợ tạm Thành Công đi vào hoạt động nhưng số lượng người đổ về 3 chợ mua sắm không hề giảm” – chỉ huy công an phường chia sẻ. Vào các giờ cao điểm hàng ngày, CBCS được yêu cầu tăng cường xuống địa bàn, phối hợp với các lực lượng bảo vệ dân phố, tự quản, dân quân tự vệ nhắc nhở người dân kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, phân luồng giao thông, đảm bảo ANTT xung quanh khu vực chợ.
Sau một thời gian tuyên truyền, ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trong và sau giờ hành chính, TTĐT – VSMT quanh các khu chợ trên địa bàn đã dần đi vào nề nếp. “Gần đây, CAP nhận được phản ánh về một số đối tượng nghi vấn hoạt động trộm cắp, móc túi của người dân ra, vào chợ, gây bức xúc trong dư luận”. ổ nhóm này gồm 4 đối tượng (2 nam – 2 nữ), đi theo cặp như vợ chồng. Các đối tượng có thể vờ va chạm giao thông với người dân, nhằm thu hút sự chú ý của bị hại để người ngồi sau rình cơ hội móc, rạch túi trộm ví, điện thoại. Có vụ, ổ nhóm trộm luôn túi xách của người đi chợ. Trước thông tin trên, chỉ huy CAP Thành Công đã giao cho lực lượng CSHS, CSKV tăng cường tuần tra, mật phục nhận diện đối tượng nghi vấn, lập kế hoạch triệt xóa.
Trưa ngày 22-5, tổ công tác hóa trang CAP Thành Công phát hiện một cặp nam nữ đi xe máy chạy lòng vòng quanh khu vực chợ tạm Thành Công (khu nhà A – tập thể Thành Công), biểu hiện nghi vấn. “Bám sát 2 đối tượng suốt nhiều giờ đồng hồ, chúng tôi phát hiện đối tượng nữ ngồi sau nhiều lần tiếp cận, móc túi hụt của 3 “con mồi”. Đến khoảng 16h, 2 đối tượng phát hiện bà Hoàng Thị Thanh (SN 1958), ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình dựng xe đạp, để túi xách trong giỏ, ghé vào một cửa hàng bán quần áo ở nhà A2. Thấy “con mồi” sơ hở, đối tượng nữ nhảy xuống xe trộm túi sách, trong có 2,6 triệu đồng. Khi định lên xe của đồng bọn bỏ chạy đã bị lực lượng công an áp sát bắt giữ, thu hồi tang vật. Đối tượng nam đi cùng lợi dụng cơ hội đã nhanh chân bỏ trốn. Tại cơ quan công an, đối tượng trộm cắp khai tên là Nguyễn Thị Huệ (SN 1964), nhà ở phường Ngọc Khánh. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như trên.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang tăng cường các các biện pháp trinh sát để theo dõi, bắt quả tang hành vi phạm tội của đối tượng còn lại. Để “nhổ” tận gốc ổ nhóm này, lực lượng công an rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của người dân” – Trung tá Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ. Nếu người dân nâng cao trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, chắc chắn những đối tượng trộm cắp sẽ không có “đất” để lộng hành.
Theo ANTD
Những rắc rối khi xe đạp "hồn nhiên" vi phạm luật giao thông
Xe đạp vốn là phương tiện giao thông "hiền lành" nhất. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng xe đạp lại có thái độ không chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc an toàn giao thông và gây không ít "rắc rối" trên đường phố.
Một buổi chiều trên nút giao thông Thái Hà - Láng Hạ. Dưới sự hướng dẫn của lực lượng CSGT, dòng phương tiện lưu thông tương đối ổn định. Chợt một người phụ nữ đạp chiếc xe thồ cắt ngang qua làn đường hướng Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng ngay khi dòng xe trên làn đường này vừa nhận được hiệu lệnh đi tiếp.
Chừng như thấy "sợ" trước dòng xe dày mà không thể lùi lại, chị ta xuống xe dắt bộ. Các phương tiện lưu thông theo hướng này đều phải ép qua hai bên để tránh, riêng ô-tô phải chịu trận vì không có không gian để tránh qua. Không ít phương tiện phía sau vừa chờ được đèn xanh thì lại mất thêm một nhịp đèn đỏ nữa mới có thể lưu thông tiếp. Đáng nói là trước khi vượt đèn đỏ, người phụ nữ này cũng đã đi ngược chiều trên đường Láng Hạ.
Đó mới chỉ là một trong vô vàn trường hợp mà người đi xe đạp vi phạm luật và gây những sự cố cản trở giao thông.
Tình trạng người đi xe đại vi phạm những lỗi sơ đẳng như vượt đèn đỏ hoặc không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT, đi ngược chiều v.v... thường xuyên xảy ra ở gần như mọi tuyến đường. Nhiều hành vi theo nguyên tắc là vi phạm Luật giao thông đường bộ như sử dụng ô, sử dụng điện thoại di động, mang vác và chở vật cồng kềnh... cũng có thể gặp phổ biến ở người sử dụng xe đạp tham gia giao thông.
Phỏng vấn nhanh một số người đi xe đạp có hành vi vi phạm giao thông ở các tuyến đường có mật độ giao thông dày đặc như Ngã Tư Sở, ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh hay trục Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng... những câu trả lời mà PV nhận được cho thấy hầu hết người sử dụng xe đạp đều ý thức được rằng mình đã phạm luật, nhưng viện ra những lý do rất giống nhau để biện minh: tiết kiệm thời gian, quãng đường di chuyển, v.v... Có người, khi được hỏi đã rất "hồn nhiên" trả lời: "Xe đạp đã nhỏ lại đi chậm, xe khác nhường một tí, đâu ảnh hưởng đến ai!"
Theo phản ánh của người tham gia giao thông, các trường hợp người đi xe đạp vi phạm luật giao thông hầu như luôn được lực lượng CSGT "cho qua" và việc này bị nhiều người cho là không hợp lý và là nguyên nhân khiến những người đi xe đạp có tâm lý coi nhẹ để về sau tiếp tục vi phạm luật.
Chẳng hạn như chuyện chị Hằng (quận Cầu Giấy) bị lực lượng CSGT phạt vi cảnh tại ngã tư Cầu Giấy - Nguyễn Phong Sắc vì lỗi chuyển hướng không bật đèn tín hiệu. Theo chị, mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu ngay lúc đó không có 2 em học sinh còn mặc nguyên đồng phục đi xe đạp vượt qua ngã tư khi đèn đỏ vừa bật sáng, nhưng lực lượng CSGT không hề để ý tới.
"Không để ý đi sai luật thì bị phạt cũng phải chịu, nhưng người chuyển hướng quên không bật xi-nhan như tôi chắc gì đã gây nguy hiểm nhiều hơn mấy cháu học sinh đi xe đạp vượt đèn đỏ. Ít ra, các anh CSGT cũng nên nhắc nhở các cháu chứ không thể phớt lờ hoàn toàn như thế được", chị Hằng bức xúc nói.
Bên cạnh đó, cái sự "không ảnh hưởng đến ai" thực tế cũng không đơn giản như người ta biện hộ. Không ít trường hợp va chạm trên đường phố, lỗi thuộc về người đi xe đạp.
"Nhẹ nhàng" nhất thì như trường hợp của anh Toàn (quận Đống Đa). Chạy xe máy từ trong ngõ ra đường Tôn Đức Thắng, dù đã đi chậm và bật xi-nhan cẩn thận, nhưng ngay tại điểm chuyển hướng, anh vẫn không tránh khỏi đâm sầm vào một cậu học sinh đi chiếc xe đạp "ruồi" di chuyển ngược chiều bên mép phải làn đường. Va chạm không mạnh, nhưng chiếc xe Honda Wave S còn mới tinh của anh Toàn thì đã "xơi" ngay một loạt vết trầy xước thê thảm. "Lúc đó tôi giận tím mặt, nhưng nhìn thằng bé mặt mày tái mét, ấp úng xin lỗi, đành phải nén giận mà cho qua chứ có bắt đền chắc cũng chẳng ăn thua," anh Toàn nói.
Tương tự là trường hợp của anh Hòa (quận Hoàng Mai) khi đang lái ô-tô chạy trên đường Khương Đình, bất thần một người đi xe đạp vượt phải dù khoảng cách giữa xe ô-tô và lề đường rất hẹp, đánh nghiêng qua đầu xe làm anh theo phản xạ phanh gấp, khiến người đi xe máy khác phía sau không chủ động đâm vào đuôi xe ô-tô. So với nhiều sự cố nghiêm trọng hơn mà phần lỗi thuộc về người đi xe đạp, những vụ việc trên chỉ là nhỏ.
Nhìn chung, xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường nhất và đáng được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, những người sử dụng loại phương tiện "hiền lành" này cần tôn trọng các quy tắc an toàn giao thông để đảm bảo trật tự cho giao thông và an toàn cho chính bản thân mình.
Theo ANTD
Tự giới thiệu là Đông Ti Mo, cắt tóc, làm nhục một phụ nữ trên phố Tự xưng là Đông Ti Mo, các đối tượng dùng kéo đe đọa, ép chị Thắng quỳ xuống đất để cắt tóc rồi cướp đi một ví da. 9h ngày 13/3, chị Ngô Thị Th (SN 1955, trú tại 56A Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) đến Công an phường Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) trình báo: khoảng 18h ngày 11/3,...