Xóa chính sách xoay trục, Trump sẽ cứng rắn hơn ở châu Á
Việc Nhà Trắng tuyên bố chấm dứt chính sách tái cân bằng ở châu Á có thể chỉ là động thái xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm, trong khi vẫn duy trì mức độ quan tâm tới khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: NYT
“Cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong mấy tháng qua đều đi theo hướng xóa bỏ các di sản của chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama và tên gọi ‘xoay trục châu Á’ cũng nằm trong số đó”, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, nhận định khi trao đổi với VnExpress về động thái về chính sách đối ngoại mới đây của Washington.
Bà Susan Thornton, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ, hôm 14/3 tuyên bố chính thức chấm dứt chính sách “xoay trục châu Á” từng được ông Obama khởi xướng nhằm thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Hiệp đánh giá tuyên bố này khá mâu thuẫn với những gì chính quyền của ông Trump nói và làm trên thực tế, chẳng hạn như hàm ý tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tích cực của Mỹ ở khu vực khi nhắc đến Biển Đông, xúc tiến triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Do đó ông Hiệp cho rằng việc khai tử chính sách xoay trục có thể chỉ mang tính hình thức, dù sao khái niệm “xoay trục”, hay “tái cân bằng” cũng chỉ là những tên gọi.
Đồng tình với ý kiến này, ông Harry Kazianis, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng, thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia, Mỹ, cho biết chính quyền mới của Mỹ không muốn dùng lại tên cũ từ thời Obama để nói đến chính sách ngoại giao của mình và đó là điều “phải làm”. Nếu nhìn vào những hành động gần đây của Tổng thống Trump, dư luận có thể trông đợi ông Trump sẽ không chỉ coi châu Á là ưu tiên mà còn là còn sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Video đang HOT
Chuyên gia người Mỹ nhắc đến việc Tổng thống Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan, đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào Trung Quốc khi đề cập đến các vấn đề chiến lược và thương mại.
“Tôi cho rằng ông Trump sẽ đưa ra một chính sách với châu Á tập trung hơn, linh hoạt và mang tầm chiến lược hơn so với cựu tổng thống Obama”, ông Kazianis nói.
Theo nhà nghiên cứu này, Mỹ thời gian tới sẽ có những hành động để đảm bảo Trung Quốc không chi phối Biển Đông, đảm bảo Hoa Đông vẫn là tuyến đường quốc tế tự do, hỗ trợ Nhật Bản kiểm soát nhóm đảo Senkaku, kiềm chế Triều Tiên và can thiệp một số vấn đề ở Đài Loan.
Cho rằng dư luận không nên ngạc nhiên khi chính quyền mới của Mỹ muốn “đóng con dấu của mình lên chính sách tiếp cận thế giới của họ”, Brian Harding, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu American Progress, Mỹ, cho rằng thời điểm Nhà Trắng tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục châu Á” là dễ hiểu, khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang thăm châu Á.
Ông Harding cho rằng các chính sách cụ thể về châu Á đang được chính quyền Trump xây dựng dường như có thay đổi căn bản so với chính sách của ông Obama.
“Chẳng hạn như, Trump sẽ chú tâm đến các giải pháp quân sự, giảm trọng tâm vào chính sách ngoại giao công khai và không quan tâm đến các thỏa thuận thương mại song phương”, ông Harding nói.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhấn mạnh với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các chỉ dấu khác đều cho thấy lợi ích quốc gia và sự quan tâm của Mỹ cơ bản không có sự thay đổi, đặc biệt là trên lĩnh vực chiến lược và quân sự. Vì thế chính quyền Trump về cơ bản có thể sẽ vẫn duy trì các nội dung, cấu phần chính của chính sách xoay trục, nhưng sẽ điều chỉnh ít nhiều cách tiếp cận, thậm chí theo hướng cứng rắn hơn, và sẽ gắn cho nó một tên gọi mới nào đó. Có thể hiểu chính quyền này sẽ xây dựng một thương hiệu mới cho chính sách khu vực của mình để phù hợp với cách tiếp cận tổng thể của họ.
“Các quốc gia trong khu vực có lẽ không nên quá lo lắng, mà nên chờ đợi thêm các bước đi trên thực tế của chính quyền Trump. Không thể phủ nhận tác động tâm lý từ tuyên bố này, khi nó gieo vào khu vực ít nhiều sự hoang mang, bất định. Thế nhưng, dưới thời của chính quyền Trump, đó là một tình trạng ‘bình thường mới’ mà các quốc gia nên trông đợi, thay vì sự ổn định, nhất quán hay dễ dự đoán như trước đây”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Các nước châu Á tìm cách cứu TPP
Úc và New Zealand hôm 24-1 hy vọng sẽ cứu vãn TPP bằng cách khuyến khích Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác tham gia thỏa thuận thương mại này.
Động thái trên của Úc và New Zealand theo sau quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump ngày 23-1 (giờ địa phương) đã ký sắc lệnh rút Washington khỏi TPP, một bước đi mang tính tượng trưng vì Quốc hội Mỹ cũng chưa từng thông qua thoả thuận này.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho biết ông đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng New Zealand Bill English và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về khả năng tiến hành các cuộc đàm phán TPP mà không có Mỹ.
"Mỹ rút khỏi TPP là một mất mát lớn, không còn nghi ngờ gì về điều đó" - ông Turnbull nói với các phóng viên tại Canberra hôm 24-1. "Nhưng chúng tôi không muốn từ bỏ. Chắc chắn có một cơ hội để Trung Quốc tham gia TPP".
Trước đó, Bắc Kinh đề nghị thành lập khối thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) đối trọng với TPP.
Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp với các nhà lãnh đạo TPP ở Peru ngày 19-11-2016. Ảnh: REUTERS
Để thông qua TPP, cần phải có sự phê chuẩn của ít nhất 6 quốc gia chiếm 85% tổng sản phẩm nội địa của các quốc gia thành viên. Úc đang có ý giúp Trung Quốc - nước xuất khẩu hàng đầu thế giới - tham gia một thỏa thuận sửa đổi.
"Tôi biết chắc chắn Indonesia quan tâm và sẽ có một cơ hội cho Trung Quốc nếu chúng tôi có thể tái dựng TPP" - Bộ trưởng Thương mại Úc Steven Ciobo hy vọng. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Nobuteru Ishihara nhấn mạnh: "Quan điểm "Thương mại tự do là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế" của chúng tôi vẫn sẽ không thay đổi".
Khi được hỏi liệu Nhật Bản sẽ tiến hành đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Mỹ trong thời gian tới, Bộ trưởng Ishihara cho biết Tokyo vẫn chưa chắc chắn rằng các quan chức thương mại Washington có muốn đàm phán một hiệp định như vậy hay không.
(Theo Người Lao Động)
Di sản của Tổng thống Obama ở Châu Á Về di sản của Tổng thống Obama ở Châu Á, giáo sư Heydarian cho rằng ông đã thất bại trong chính sách "xoay trục" sang châu lục bùng nổ kinh tế này. Theo giáo sư Richard Javad Heydarian - một chuyên gia trong các vấn đề địa chính trị-kinh tế Châu Á, đối thoại vô điều kiện, hợp tác kinh tế và sử...