Xoa bóp trị rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết tử cung theo chu kỳ. Thời gian giữa hai kỳ kinh gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nói chung khoảng 28 ngày (trước hoặc sau 5 ngày vẫn bình thường). Thời gian mỗi lần thấy kinh từ 3 – 7 ngày, lượng huyết khoảng 100ml.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp nhất của phụ khoa. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nhiễm lạnh khi hành kinh dẫn đến ứ trệ; hoặc do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết; hoặc do uất ức, buồn phiền, căng thẳng thần kinh. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Biểu hiện là kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn 1 tuần trở lên, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục hoặc nhớp loãng…, bụng dưới trướng đau nhiều, đau từng cơn, xoa nắn thì đỡ đau, có thể đau thắt lưng. Kèm theo người bệnh thấy váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém… Để điều trị, có thể dùng các bài thuốc sắc, châm cứu bấm huyệt, món ăn – bài thuốc…
Sau đây xin giới thiệu cách xoa bóp bấm huyệt để chị em có thể tham khảo:
- Day huyệt quan nguyên trong khoảng 1 – 2 phút.
- Xoa day bụng dưới: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút, thấy nóng ấm là được.
Video đang HOT
Có thể xoa bóp để trị rối loạn kinh nguyệt (ảnh minh họa)
- Véo nắn da thịt hai bên cột sống từ đại chuỳ đến mệnh môn khoảng 20 lần.
- Day bấm huyệt thận du khoảng 1 – 2 phút.
- Day bấm huyệt mệnh môn khoảng 1 -2 phút.
- Day bấm huyệt tam âm giao khoảng 1 – 2 phút.
Lưu ý:
- Nếu người bệnh bụng trướng đau nặng thì thủ pháp phải nhẹ nhàng.
- Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tương đối nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.
- Cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng thần kinh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe, nên kiêng ăn các đồ sống lạnh. Không rửa bằng nước lạnh, không ngâm người trong nước lâu.
- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh.
- Nếu có các bệnh ở hệ thống sinh dục cần điều trị sớm.
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
Dấu hiệu nguy hiểm sau khi nạo phá thai
Khi việc nạo phá thai được nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện trong điều kiện vô khuẩn thì người phụ nữ rất ít gặp tai biến.
Nhưng khi việc nạo phá thai được thực hiện tại nhà, hoặc do những người không có chuyên môn làm thì rất nguy hiểm, vì dễ gây chảy máu nặng, nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nạo hút thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục, băng huyết, đau bụng dữ dội, nhiễm khuẩn tử cung...
Nếu người làm thủ thuật không có kinh nghiệm, kỹ thuật tốt, có thể làm cho cổ tử cung bị rách, thủng, viêm dính tử cung, vòi trứng... và có thể dẫn tới vô sinh.
Do vậy, sau khi nạo phá thai, nếu thấy có những dấu hiệu như: sốt, đau bụng, chảy máu nhiều từ âm đạo (nhiều hơn một lần hành kinh)... cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, vì đó là những dấu hiệu nguy hiểm, chứng tỏ có thể có những biến chứng.
Sau khi nạo phá thai, nếu thấy có những dấu hiệu như: sốt, đau bụng, chảy máu nhiều từ âm đạo (nhiều hơn một lần hành kinh)... cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị (anh minh hoa)
Để phòng các biến chứng do nạo phá thai, trước hết phải tránh có thai ngoài ý muốn (phương pháp này áp dụng cả với nam giới và nữ giới). Việc nạo phá thai phải được tiến hành ở cơ sở y tế, trong điều kiện vệ sinh an toàn.
Sau bất kỳ một lần nạo phá thai nào cũng phải dùng kháng sinh để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi có bất kỳ một dấu hiệu nào bất thường sau khi làm thủ thuật, phải khuyến khích người bệnh đến với thầy thuốc. Không nên vì xấu hổ, hay vì bất cứ lý do nào mà tự ý mua thuốc điều trị.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bệnh khi cơ thể thừa vitamin Viêc bô sung vitamin bi thiêu hut la cân thiêt. Song, nêu cơ thê thưa vitamin lai gây bênh kho lương. Cai gi qua cung đêu không tôt. Vitamin là những chất cần thiết cho sự sống của con người nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào. Tình trạng thiếu vitamin (do thiếu nguồn cung...