Xoa bóp để bé thông minh hơn
Mỗi ngày, mẹ nên xoa bóp cơ thể cho bé từ 1 – 2 lần, tốt nhất là vào buổi tối, trước khi bé đi ngủ.
Để trí não phát triển, ngoài chế độ ăn uống, điều kiện sống, dạy dỗ…, y học cổ truyền còn có một biện pháp không tốn kém, dễ làm nhằm mục đích kiện não ích trí mà nhiều bậc phụ huynh chưa biết đến, đó là thực hành các thao tác xoa bóp theo một quy trình nhất định dưới đây.
Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, tạo niềm tin và tình cảm bằng những cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Nhẹ nhàng dùng hai bàn tay hơi khum, các ngón tay hơi xoè ra, từ chân tóc trán đẩy từ từ ra tới sau gáy sao cho các đầu ngón tay sát với da đầu giống như động tác chải đầu, làm 5 – 10 lần.
Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và thực hiện các động tác xoa bóp.
Dùng ngón tay giữa day huyệt Bách hội trong 1 phút. Vị trí huyệt Bách hội: Nằm ở điểm giao nhau giữa đường nối hai đỉnh vành tai và đường trục giữa cơ thể.
Dùng ngón tay giữa cả hai bên day đồng thời hai huyệt Thái dương trong 1 phút. Vị trí huyệt Thái dương: ở đuôi mắt đo ra sau 1 tấc (chỗ lõm phía sau đuôi mắt).
Dùng ngón tay giữa cả hai bên day ồng thời hai huyệt Phong trì. Vị trí huyệt Phong trì: ở chỗ lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ tạo nên, mỗi bên một huyệt.
Đặt hai lòng bàn tay lên hai tai của trẻ, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho tai nóng hồng lên là được. Cũng có thể dùng ngón tay miết nhẹ lòng vành tai từ 5 – 10 lần.
Video đang HOT
Dùng ngón tay cái miết bờ ngoài ngón tay cái của trẻ từ đầu ngón xuống gốc ngón từ 100 – 300 lần. Động tác này có tên gọi là Bổ tỳ kinh.
Dùng ngón tay cái miết mặt bụng đốt thứ ba (đốt chót) ngón tay út của trẻ từ 100 – 300 lần. Động tác này có tên gọi là Bổ thận kinh.
Dùng ngón tay giữa day huyệt Túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt Túc tám lý: Sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra một khoát ngón tay của trẻ là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút sao cho vùng bụng ấm lên là được.
Đặt trẻ ở tư thế nằm sấp, dùng ngón tay cái và đốt thứ ba của các ngón tay còn lại kẹp da vùng lưng, kéo da lên và đẩy da liên tiếp từ dưới xương cụt lên trên cổ vai, làm cho da trẻ luôn luôn như bị cuộn giữa các ngón tay của người làm thủ thuật, làm 5 lần như vậy.
Cuối cùng, dùng ngón tay cái day nhẹ hai bên cạnh cột sống từ trên xuống dưới 5 lần với một lực vừa phải.
Theo y học cổ truyền, bài xoa bóp này có tác dụng làm lưu thông kinh mạch, điều hoà khí huyết, cải thiện công năng của các tạng phủ, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh – nội tiết. Mỗi ngày có thể làm 1 – 2 lần, tốt nhất là vào buổi tối, trước khi trẻ đi ngủ.
Theo VNE
Xoa bóp chống nhăn da
Để có khuôn mặt đẹp mỗi ngày, bạn nên xoa bóp, massage các cơ trên khuôn mặt để làm giảm và phòng nguy cơ nhăn da.
Trước hết bạn phải rửa tay và mặt cho thật sạch, sau đó ngồi ngay ngắn ở 1/3 trước của ghế, mắt nhắm lại, 2 đùi mở rộng bằng vai, vai lỏng, khuỷu 2 bàn tay hướng xuống đặt trên đầu gối. 2 bàn tay, lòng bàn tay hướng vào trong đưa lên theo phía trước cơ thể đến ngang trán, nhẹ nhàng di chuyển sang 2 bên đến khi vùng tai xuất hiện cảm giác nóng.
Massage trán: Tiếp tục thao tác trên rồi dùng ngón tay trỏ day huyệt thần đình (vùng chân tóc), rồi từ huyệt thần đình day đến huyệt ấn đường (trung tâm giữa 2 chân mày) theo hướng lên xuống rồi day tròn đến huyệt thái dương, theo chiều kim đồng hồ 9 lần. Dùng ngón trỏ miết từ đầu đến chân mày, rồi kết hợp với các ngón khác véo lông mày khoảng 1 phút. Ấn các huyệt toản trúc (đầu lông mày), ấn đường (chỗ lõm giữa hai cung lông mày), đồng tử liêu (đuôi lông mày), mỗi huyệt 30 giây. Nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 hố mắt và 2 thái dương.
Massage trên mắt: 2 tay chuyển từ huyệt thái dương đến trước mặt rồi dùng 2 ngón trỏ day đúng huyệt ty trúc không (đầu ngoài chân mày) và toản trúc (đầu trong chân mày, phía gần mắt), 2 bên đầu rồi đặt 2 ngón tay lên nhãn cầu, mắt nhắm lại nhè nhẹ day mô mắt rồi làm động tác lật mí 9 lần.
Massage mí mắt dưới: Dùng 2 ngón tay trỏ day ấn góc ngoài mắt cả trái và phải. Sau đó từ khóe mắt ngoài men theo mí mắt dưới hướng về khóe mắt trong, từ từ day ấn đến huyệt tinh minh (khóe mắt), day ấn huyệt này 9 lần.
Massage đuôi mắt: Dùng ngón tay trỏ phải day ấn góc mắt trong, sau đó lần ngang dưới mắt day ấn tới chỗ cách huyệt thái dương 2mm, day tròn thuận chiều kim đồng hồ 9 lần, men theo trước tai từ từ miết xuống huyệt giáp xa (ở góc hàm, khi cắn răng thấy chỗ cao nhất là huyệt) rồi day ấn huyệt giáp xa, đồng thời mở mắt to hết cỡ. Tay trái day ấn mắt trái 1 lần, động tác như bên phải.
Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên 2 gò má theo hình tròn và từ từ hướng sang 2 bên. Sau đó, dùng các ngón tay day và ấn nhẹ vào các huyệt quyền liêu (dưới xương gò má), huyệt giáp xa (góc hàm), xoa nhiều lần cho đến khi da căng và nhẵn.
Dùng 2 ngón tay giữa vuốt từ cánh mũi lên gốc mũi rồi lại vuốt xuống, bóp nhẹ 2 cánh mũi. Day vào huyệt nghinh hương (cạnh chân cánh mũi) trong vòng 1 - 2 phút.
Với vùng cằm, dùng lòng bàn tay xoa xát đều từ phải sang trái rồi ngược lại, bóp nhẹ rồi nhấn vào huyệt thừa tương (giữa cằm).
Một số lưu ý:
- Trước khi thực hiện các động tác trên, cần thư giãn trong vài phút.
- Hít thở nhẹ và sâu.
- Cố gắng tập trung vào điểm thực hiện động tác massage.
- Sau mỗi động tác, dừng khoảng 10 giây để hít thở.
- Thực hiện xong các động tác này, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
- Khi massage, bạn đừng bao giờ kéo căng da ra mà phải xoa bóp hết sức nhẹ nhàng, êm ái. Massage cho da bạn cũng cảm thấy thư giãn rất nhiều.
- Mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, nên tác động lên các cơ ở mặt để máu lưu thông dễ dàng, chống hình thành nếp nhăn.
Tuy nhiên, để biện pháp trên hiệu quả thì bạn phải kết hợp với việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tập thể dục đều đặn kết quả sẽ tốt hơn.
Theo VNE
Tự ngâm rượu thuốc xoa bóp ngày đông Các vị thuốc đông y ngâm rượu sẽ cho ra những dược tửu xoa bóp hữu hiệu giúp dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp... hay gặp trong những ngày đông lạnh giá. Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Việc dùng rượu thuốc để trị bệnh...