Xóa bỏ quy định “cấm” kết hôn giữa những người đồng giới
Sáng nay 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.
Cặp đôi đồng giới Linh – Hằng trong đám cưới tổ chức công khai ngày 27/10 vừa qua ở cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội)
Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo là việc xóa bỏ quy định “cấm” kết hôn giữa những người đồng giới, thay bằng cụm từ “không thừa nhận” hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Việc này, theo nhiều đại biểu Quốc hội, sẽ giúp khắc phục được những bất cập trong thời gian qua khi chính quyền địa phương tiến hành xử phạt, lập biên bản đối với những đôi đồng giới tổ chức đám cưới.
Việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính cũng không còn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật nữa. Trong trường hợp họ không chung sống với nhau nữa thì cũng sẽ có quy định để giải quyết hậu quả cụ thể.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng việc thừa nhận hôn nhân đồng giới không thể vội vàng và cần có lộ trình cụ thể. Trước mắt, dự thảo luật cần đảm bảo những quy định chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình chung sống của các cặp đôi đồng tính liên quan tới việc nhận con nuôi, tài sản,…
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): Cần có lộ trình thừa nhận hôn nhân đồng giới
Cho rằng vấn đề chung sống giữa những người cùng giới tính là vấn đề thực tế đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng việc pháp luật thừa nhận vào thời điểm này là phù hợp. “Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy họ đều có lộ trình để thừa nhận việc chung sống này”- ông Tuyết nói.
Video đang HOT
Về vấn đề mang thai hộ, đại biểu Lê Văn Hoàng (đoàn Đà Nẵng) cho rằng việc cho phép mang thai hộ mang tính chất nhân đạo nhưng sẽ có rất ít trường hợp tự nguyện mang thai hộ, trừ trường hợp đặc biệt như chị, em gái thân thích trong gia đình. Theo ông Hoàng, cho phép mang thai hộ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được xử lý như việc đứa trẻ ra đời không khỏe mạnh mà lại bị khuyết tật thì phải xử lý ra sao khi đa số các cam kết về mang thai hộ là bằng miệng? Trường hợp đẻ ra 2-3 con nhưng người nhờ mang thai hộ lại chỉ muốn nhận 1 đứa con thì giải quyết thế nào?
Đại biểu Hoàng đề nghị chưa được vào luật quy định này mà cần có thời gian xem xét, thu thập ý kiến của người dân để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Ủng hộ việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đại biểu Hồ Thị Thủy đề nghị Luật Hôn nhân và Gia đình phải quy định chặt chẽ, cụ thể để tránh những hậu quả phức tạp nảy sinh, khó giải quyết xung quanh việc chăm sóc, phụ giúp người mang thai hộ, cam kết của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ với đứa con khi sinh ra,
“Tôi đề nghị không nên giới hạn chỉ cho phép người thân thiết trong gia đình mới được mang thai hộ, bởi như vậy sẽ làm giới hạn chính sách nhân đạo. Tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối tượng được phép mang thai hộ, vì đây là quan hệ dân sự. Miễn sao đối tượng đó đủ điều kiện và việc mang thai hộ không bị thương mại hóa” – bà Thủy nói.
Theo Xahoi
Kết hôn đồng tính: Xói mòn truyền thống?
"Tôi đang sống rất hạnh phúc với người bạn đời cùng là nữ. Đáng tiếc, hạnh phúc bình thường của chúng tôi là bất thường với xã hội" - Chia sẻ của bạn Nguyễn Hải Yến tại hội thảo về người đồng tính, song giới và chuyển giới được tổ chức ngày 10/5, tại Hà Nội.
Lời khẩn cầu của người mẹ
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), ở Việt Nam, số người đồng tính và song tính trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người. Đa phần họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực, và chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe.
Cô gái gốc Hà Nội là Nguyễn Hải Yến đang sống cùng người bạn đời tên Hương và đứa con 5 tuổi của Hương ở một căn chung cư tại TP Hồ Chí Minh. Yến chia sẻ: "Tôi hỏi con: "Hai mẹ lấy nhau có được không?" - "Có, con yêu hai mẹ lắm. Hai mẹ lấy nhau, con sẽ làm phù dâu", đứa trẻ nói".
Yến kể về cuộc sống thường nhật: Sáng chúng tôi đưa con đến trường rồi đi làm, chiều đón về, đi chợ, nấu ăn... Hiện tại cuộc sống của chúng tôi không khác gì những gia đình bình thường khác, rất hạnh phúc. Đáng tiếc là sự bình thường của chúng tôi lại là sự bất thường với xã hội.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (quận 9, TP.HCM) có con là người đồng tính nói: "Có trường hợp người phụ nữ sinh con mà gần 20 năm sau mới biết con mình đồng tính. Có những người chồng đã tìm đứa con khác ngoài giá thú, ly dị vợ... hạnh phúc người phụ nữ quá mong manh".
"Do vậy, tôi khẩn cầu Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ dù sinh con trai hay con gái, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới, khuyết tật. Có như vậy, người phụ nữ chúng tôi mới yên tâm mang thai không phải lo lắng cho đứa con chào đời thuộc về giới tính nào. Phụ nữ chúng tôi mới có đủ tâm trí, nghị lực nuôi dạy con cái tốt hơn và cống hiến toàn tâm toàn ý cho xã hội", bà Thủy nói.
Hải Yến cho rằng cuộc sống gia đình của cô bình thường như bao gia đình khác
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho rằng, việc thừa nhận hôn nhân cùng giới thể hiện mạnh mẽ quan điểm bảo vệ quyền bình đẳng của tất cả mọi người Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là định kiến xã hội. Ông Thuyết hy vọng tương lai không xa định kiến này sẽ được xóa bỏ.
Xói mòn giá trị truyền thống?
TS. Nguyễn Thu Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y Tế cho rằng, một trong những lo ngại khác về tác động của hôn nhân đồng giới là sẽ gây xói mòn giá trị của hôn nhân vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội.
Tuy nhiên, các con số thống kê giữa các nước thừa nhận và không thừa nhận liên quan đến nội dung khảo sát này không khác biệt.
Số liệu của Văn phòng tham khảo Dân số Mỹ trong khoảng thời gian 1990-2004, cho thấy không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc cho phép người đồng tính kết hôn hoặc sống chung với các tác động tiêu cực tới hôn nhân.
Trái lại, ở những bang đã cho phép người đồng tính chung sống với nhau lại có mối liên quan có ý nghĩa hơn với sự gia tăng tỷ lệ kết hôn, giảm nạo phá thai và giảm số trẻ em sống trong các gia đình phụ nữ đơn thân.
Hải Yến và Hương mong muốn được công nhận "vợ-chồng"
"Hôn nhân đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo giới. Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh tác động này, nhưng có thể coi đây là một yếu tố giúp thúc đẩy sự bình đẳng giới trong hôn nhân truyền thống", bà Nam nói.
Cũng theo bà Nam, quan ngại về sự diệt vong của xã hội nếu công nhận hôn nhân đồng giới càng không có cơ sở. Vì tình trạng này chỉ xảy ra khi toàn bộ dân số trong xã hội là người đồng tính và họ lựa kết hôn nhưng không sinh đẻ.
Bà Nam còn chỉ ra lo ngại của xã hội về các em nhỏ sống trong gia đình đồng tính có thể bị lệch lạc. Theo bà Nam, trước khi thừa nhận hôn nhân đồng giới, rất nhiều nước đã tiến hành các nghiên cứu so sánh kết quả phát triển của trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống và các kiểu hình gia đình khác. Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (2006) đã kết luận không có bằng chứng nào chỉ ra bất kỳ nguy cơ cho sự phát triển của trẻ khi trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình đồng tính.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra những đứa con do đồng tính nữ sinh ra và được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính nữ thậm chí có một số khả năng vượt trội hơn trẻ em trong các gia đình hôn nhân truyền thống. Trong khi nghiên cứu về khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ.
Theo 24h
Gặp gỡ người đồng tính: Tâm sự xót xa Lần đầu tiên người đồng tính, những người mẹ có con đồng tính... đối thoại trực tiếp với các nhà làm luật, đại biểu QH để bày tỏ mong muốn được công nhận, được yêu, kết hôn với người trong giới. Ngày 10/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi...