Xô đẩy, chen lấn là cách giới trẻ mua giày hiếm tại Việt Nam?
Không riêng nước ngoài, các tín đồ Việt cũng chấp nhận xếp hàng cả ngày chỉ để mua được những món đồ mình yêu thích.
Giới mộ điệu và người yêu thích sneakers luôn có niềm đam mê với những mẫu giày hiếm, phiên bản kết hợp cùng các thương hiệu danh tiếng hay ngôi sao tên tuổi. Tuy nhiên, khi đưa về thị trường Việt Nam đều có số lượng giới hạn nhất định, buộc hãng phải đưa ra quy luật riêng để người may mắn có thể sở hữu dòng giày yêu thích và không làm mất đi giá trị.
Việc này tạo ra luồng tranh cãi khi có một số hãng không thể kiểm soát số lượng người đăng ký mua, gây ra hệ luỵ không đáng có về việc xô đẩy, chen lấn nhau chỉ với mục đích duy nhất là sở hữu được thiết kế hiếm mà ai cũng khao khát.
Sở hữu dòng giày hiếm là ước mơ của các bạn trẻ mê sneakers. Ảnh: Quỳnh Trang.
Cửa hàng Converse ‘thất thủ’, tạm hoãn bán giày
Văn hoá xếp hàng mua những đôi giày với số lượng giới hạn ở nước ngoài đã có từ lâu, ở Việt Nam thịnh hành vài năm gần đây. Các mẫu giày này thường được biết đến với độ nổi tiếng, mức giá khá cao, kể cả giá gốc hay nhượng lại cho người khác. Mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới, giới trẻ luôn tụ họp lại một địa điểm tập trung cố định trước cửa hàng.
Mới đây, thương hiệu Converse khiến nhiều người bất bình về việc mua đôi Fear of God ESSENTIALS khi cải tiến cách thức mua hàng. Trước đó, hãng thông báo rằng ở mỗi cửa hàng sẽ có 100 phiếu số may mắn và phiếu số thứ tự được phát ra. Đặc biệt, số phiếu đó phải có dấu mộc của Converse mới được tính là hợp lệ. Chúng được phát ngẫu nhiên cho những ai có nhu cầu. Bên cạnh đó, mỗi người chỉ được nhận một phiếu thứ tự.
Con số may mắn này được hãng quy định ngẫu nhiên và niêm phong. Vào thời điểm được quy định, khách hàng may mắn sở hữu số thứ tự trùng với con số công bố sẽ có quyền mua hàng.
Tuy nhiên, hãng gặp phải trục trặc với việc lần đầu tổ chức mua hàng theo cách này và gây ra tình trạng hỗn loạn. Một bộ phận giới trẻ chen lấn, xô đẩy nhau ảnh hướng đến người xung quanh. Thương hiệu chưa lường trước được số lượng quá đông người đến xếp hàng để nhận số thứ tự và không chủ động bố trí nhân viên hướng dẫn, cũng như kiểm soát thay vì bảo vệ ở các trung tâm thương mại.
Sau đó, Converse đành đăng thông báo trên fanpage cho hay sẽ hoãn lại việc mở bán để đảm bảo trật tự. Nhiều người bày tỏ bức xúc cho rằng họ xếp hàng từ 4h sáng nhưng cuối cùng hãng huỷ bán và đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Chen lấn, xô đẩy nhau khi xếp hàng là tình trạng xảy ra khi mua giày Converse vào sáng 9/7 tại TP.HCM. Ảnh: Phạm Thế Hiển.
‘Luật bất thành văn’ khi mua giày adidas
adidas là một trong những thương hiệu khá chuyên nghiệp về cách thức tổ chức, những người mua đều có quy định ngầm trong việc xếp hàng mua giày.
Cụ thể, nhãn hàng từng phân phối dòng giày Yeezy Boost 700 với số lượng giới hạn. Thiết kế này được mở bán lần thứ 4 với mức giá 8 triệu đồng cho một sản phẩm. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản khi người mua chỉ việc đến sớm xếp hàng để nhận số thứ tự và mọi thứ diễn ra theo đúng quy trình. Tuy nhiên, “luật chơi” khó khăn hơn thế rất nhiều.
Hãng tiến hành điểm danh 3 lần/ngày, ai không có mặt đúng giờ sẽ bị loại. Danh sách các bạn xếp hàng theo số thứ tự có sẵn từ 10 ngày trước do một trưởng nhóm ghi nhận công bằng, không thiên vị bất kỳ ai. Dân camp giày phải luôn túc trực trước cửa hàng nhận thông tin từ hãng về bất cứ sự thay đổi nào.
Khi là những người đầu tiên trong danh sách, nhiều bạn trẻ đã phải ăn ngủ trên vỉa hè đối diện cửa hàng hơn 10 ngày để có mặt kịp thời lúc điểm danh. Không ít tín đồ thời trang cho rằng camp giày như công việc kiếm ra tiền. Việc bạn dành thời gian và công sức nhiều ngày liền “đóng cọc” trước cửa hàng, lợi nhuận nhận được là hoàn toàn xứng đáng.
adidas luôn có “luật chơi” riêng dành cho những ai muốn sở hữu giày hiếm.
Nike mở bán giày hiếm cho khách hàng đặc biệt
Không chỉ riêng adidas hay Converse, Nike cũng là thương hiệu thường xuyên tung ra các phiên bản giày hiếm kết hợp cùng các ngôi sao nổi tiếng hay nhà mốt quốc tế. Mới đây, nhãn hàng tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới với đôi Air Jordan 1 hợp tác cùng Dior.
Theo chia sẻ của hãng, tất cả người mua sẽ để lại thông tin cá nhân trên trang web chính thức của nhà mốt Pháp như cách “báo danh”. Mỗi số điện thoại, địa chỉ được đăng ký một lần. Sau đó, nhãn hàng sử dụng hình thức quay sổ xố tìm ra người may mắn. Dior tiết lộ ai càng đăng ký sớm, cơ hội trúng càng cao.
Tuy nhiên, vẫn có những quy định bên lề khi 5.000 đôi được phân phối riêng cho các khách hàng top đầu của nhà mốt xa xỉ Pháp. Họ đều là người giàu có, đã tiêu tốn khoảng 50.000 USD vào các thiết kế Dior trước đó. Thương hiệu sẽ đặc biệt gửi thư mời tới khách hàng đạt yêu cầu.
Tại Việt Nam, nhãn hàng dành khoảng 8-12 đôi Air Jordan 1 cho khách hàng có chi tiêu mua sắm nhiều tại cửa hàng. Hoàng Ku là là một trong những người đầu tiên sở hữu mẫu giày hiếm với mức giá 2.200 USD.
Chia sẻ , anh cho biết anh đã đặt mua giày theo store tại Việt Nam. Những gì anh cần làm là đặt giày theo size 7 và chờ hàng về tận tay. Việc tìm mua giày lúc hãng bắt đầu mở bán là điều gần như không thể khi mua tại cửa hàng. Bởi lẽ các đơn hàng đã được chốt từ 8 tháng trước.
Hoàng Ku phải đặt hàng trước 8 tháng để có thể sở hữu dòng Air jordan 1 x Dior. Ảnh: Hoàng Ku.
Không chỉ riêng Air Jordan 1, dòng giày Para-noise kết hợp cùng G-Dragon cũng “cháy hàng” trên khắp thế giới. Theo thông tin hãng đưa ra, tháng 11/2019 sẽ bắt đầu mở bán 2 phiên bản Para-noise có dấu swoosh đỏ (dành riêng cho thị trường Hàn Quốc) và dấu swoosh trắng (quốc tế).
Tại Việt Nam, mức giá được đưa ra là khoảng 5,8 triệu đồng chính thức được bán vào lúc 9h sáng trên trang web của hãng. Vì thế, một số bạn trẻ có sự chuẩn bị từ trước, sẵn sàng săn đôi giày ưng ý. Thiết kế có size từ 37,5 và nhanh chóng hết hàng các size phổ biến của người Việt. Sau hơn 40 phút, item size 40 cuối cùng được bán ra, Nike chính thức treo biển hết hàng.
Do không may mắn trúng quyền mua ở cửa hàng, nhiều bạn trẻ phải chọn phương thức khác là “săn giày” online trên web. Theo kinh nghiệm, việc mua online sẽ khó hơn nhiều so với tới trực tiếp cửa hàng. Chưa hết, họ còn tiết lộ vài cách tăng cơ hội mua giày trên web là sử dụng chế độ tự động điền các thông tin cá nhân và chỉnh đồng hồ hiển thị cả giờ, phút, giây.
Mỗi một nhãn hàng chắc chắn sẽ có cách thức bày bán các dòng sản phẩm hiếm khác nhau, nhưng một bộ phận người mua hàng không hiểu rõ được “luật chơi” đã làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của người ngoài về những ai có niềm đam mê sneakers.
Hiếu Nguyễn là một trong những bạn trẻ Việt sở hữu thiết kế kết hợp giữa Nike và thương hiệu gắn liền với tên tuổi của G-Dragon – PEACEMINUSONE. Ảnh: Hiếu Nguyễn.
Trưởng phòng nhân sự adidas từ chức do sức ép từ nhân viên công ty
Trải qua hơn 20 năm gắn bó, Karen Parkin đã nộp đơn xin nghỉ việc sau lời kêu gọi từ chức của các nhân viên.
Nối tiếp thông tin Nike thua lỗ và sa thải hàng loạt nhân viên, gần đây adidas trở thành tâm điểm chú ý khi trưởng phòng nhân sự - Karen Parkin - xin nghỉ việc sau khi bị các nhân viên tại công ty kêu gọi từ chức trong bối cảnh phân biệt chủng tộc.
Karen Parkin là nhân viên kỳ cựu của adidas. Bà đã gắn bó với thương hiệu thời trang Đức được 23 năm và bắt đầu với vai trò giám đốc bán hàng cho adidas UK vào năm 1997.
Theo một bức thư Karen Parkin viết cho Bloomberg News, bà rời đi với sự công nhận rằng bản thân không phải là người phù hợp để lãnh đạo công ty trong việc nỗ lực tạo ra nơi làm việc đa dạng hơn.
Nhân viên adidas biểu tình vào tháng 6 tại trụ sở công ty Bắc Mỹ ở Portland, Ore.
Theo một ghi chú của công ty, Karen Parkin sẽ rời đi theo thỏa thuận chung với ban giám sát. Thay vào đó, giám đốc điều hành adidas - Kasper Rorsted - sẽ đảm nhận trọng trách này cho đến khi tìm được người kế nhiệm.
Trưởng phòng nhân sự của adidas từ chức sau lời kêu gọi của nhân viên.
Trong bức thư, Karen Parkin đã viết: "Mặc dù tôi rất muốn lãnh đạo nỗ lực chuyển đổi quan trọng này, nhưng sau nhiều suy ngẫm và lắng nghe phản hồi tôi đã nhận được, tôi chấp nhận rằng tôi không phải người phù hợp để dẫn dắt sự thay đổi đó".
Theo Bloomberg, cựu trưởng phòng nhân sự còn nói rằng bản thân đã luôn chống lại sự phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và làm việc để tạo ra môi trường công bằng hơn. Tuy nhiên, bà cũng nhận ra rằng "sự tập trung vào tôi đã trở thành trở ngại ngăn cản công ty tiến lên".
Quyết định từ chức của Karen Parkin được đưa ra khi các nhân viên của adidas đã phản đối việc phân biệt chủng tộc nội bộ hồi đầu tháng 6. Kể từ đó, thương hiệu đồ thể thao cam kết sẽ lấp đầy ít nhất 30% vị trí adidas và Reebok mới ở Mỹ bằng người da đen và người Latin.
Ngoài ra, công ty cam kết đầu tư 120 triệu USD cho cộng đồng người da đen ở Mỹ trong 4 năm tới. Không những vậy, adidas còn tài trợ 50 suất học bổng hàng năm cho sinh viên da đen tại các trường đối tác.
Hãng adidas bị nhân viên tố phân biệt chủng tộc Dù đã lên tiếng chống lại nạn phân biệt chủng tộc, tình trạng này vẫn diễn ra trong chính văn hóa làm việc tại hãng thời trang Đức. Cái chết của người đàn ông da màu có tên George Floyd tại Minneapolis đã mở ra vô vàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ. Thậm chí, nhiều thủ đô của các nước như...