Xịt sơn lên xe đậu trước nhà có thể bị truy cứu tội hủy hoại
Hành vi xịt sơn lên xe là vi phạm pháp luật mặc dù nguyên nhân dẫn đến có thể do lỗi của chủ xe đậu sai quy định.
Thời gian vừa qua, cư dân mạng xôn xao về việc một chiếc ô tô con đậu dưới lòng đường nhưng trước cổng nhà của một người dân. Do bức xúc vì hành vi đậu xe, chủ nhà đã xịt sơn vào phần mui xe để cảnh cáo với dòng chữ “có thấy cửa nhà không?”.
Hành vi này khiến nhiều người tỏ ra bức xúc vì chủ xe đã đậu xe nhưng không quan sát là trước cổng nhà người khác. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng hành vi của chủ nhà là quá quắt.
Thành viên có tên Nguyễn Lộc chia sẻ: “Chủ xe có sai thì trật tự đô thị phạt. Còn chủ nhà chơi như vậy là ác với người ta, cố ý hủy hoại tài sản của người khác”.
Hay một người khác cho rằng, biết là chủ xe đậu chưa có ý thức, nhưng có cần phải chơi phun sơn vậy không, ghi giấy thông báo cũng được mà.
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Ảnh: TN
Video đang HOT
Theo Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, xét riêng về hành vi xịt sơn lên xe người khác thì đó là tội cố ý phá hỏng tài sản. Dù người đậu xe có lỗi, nhưng từng hành vi của mỗi người sẽ bị pháp luật điều chỉnh riêng. Như vậy hành vi xịt sơn đã vi phạm pháp luật mặc dù nguyên nhân dẫn đến có thể do lỗi của chủ xe.
Cụ thể, hành vi của người xịt sơn lên xe có thể sẽ cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản tại điều 178 BLHS 2015. Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 BLHS 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi đậu xe dưới lòng, lề đường căn cứ theo quy định tại Điều 18, 19 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: D ừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Theo đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đố.
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: bên trái đường một chiều, trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất, trên cầu, gầm cầu vượt, che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây: phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống
Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống của bản thân và những người xung quanh mình. Hãy nói không với sử dụng điện thoại...
Ảnh minh họa
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, hình ảnh người tham gia giao thông vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện trên các tuyến đường đang diễn ra phổ biến.
Sáng 13/12, tại ngã tư Tố Hữu - Khuất Duy Tiến, trong khi mọi người tham gia giao thông đang đứng chờ đèn đỏ ở hướng đi Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, một người lái chiếc xe Wawe đỏ không đội mũ bảo hiểm chở thùng hàng của Shopee vừa dừng chờ đèn tín hiệu, vừa sử dụng điện thoại.
Đáng nói, do mải tập trung với điện thoại, người này còn vượt cả vạch dừng, đứng một mình một đường chờ đèn tín hiệu. Khi đèn tín hiệu chuyển xanh, lái xe này vẫn chăm chú vào điện thoại không cho xe di chuyển khiến nhiều phương tiện ô tô phía sau phải bóp còi inh ỏi. Sau vài giây, người này mới chịu di chuyển, một tay cầm điện thoại, một tay lái xe về phía trước.
Trên đường Lê Văn Lương, người điều khiển xe máy BKS 29X5 - 536.35 cũng một tay lái xe, một tay sử dụng điện thoại. Quá trình lưu thông về đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), người này vì mải mê điện thoại chuyển hướng không bật xi nhan báo hiệu khiến dòng người đi thẳng tỏ thái độ bất bình.
"Sử dụng điện thoại khi lái xe tham gia giao thông sẽ gây mất tập trung, khi có trường hợp bất ngờ không thể phản ứng kịp. Quá trình sửa xe ở đây tôi chứng kiến không ít các vụ tai nạn, va chạm giao thông do người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại", anh Chính - một thợ sửa xe máy tại ngã tư Vạn Phúc - Hà Đông cho hay.
Tìm hiểu của PV, Nghị định 100 quy định mức xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe tăng rất cao so với trước đây. Cụ thể, đối với người điều khiển mô tô sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn - 1 triệu đồng (Nghị định 46 là 200 - 300 nghìn đồng).
Đối với tài xế ô tô, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng (Nghị định 46 là 600 - 800 nghìn đồng).
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, việc sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc này gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát vận tốc khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời gây tai nạn là tất yếu.
Theo ông Thạch, mọi người hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi hoặc khi bạn có nhu cầu sử dụng điện thoại. Đây là cách an toàn cho cả bạn và những người xung quanh.
Việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông là thật sự không cần thiết, không những bị xử phạt mà còn gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân và những người đang lưu thông trên đường.
"Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống của bản thân và những người xung quanh mình. Vì thế, hãy nói không với sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông", ông Thạch nói.
Năng lực và đạo đức quyết định uy tín của luật sư Đoàn Luật sư TP.HCM hiện có hơn 6.000 luật sư và hơn 2.000 người tập sự hành nghề luật sư. Năm 1989, Đoàn Luật sư (LS) TP.HCM được thành lập chỉ với 28 LS thực thụ và 40 LS tập sự. Đến nay, đoàn đã phát triển cả về số lượng và chất lượng với hơn 6.000 LS và hơn 2.000 người tập...