Xin ý kiến Bộ TN-MT về “hố tử thần” sâu 25m ở Thanh Hóa
Liên quan đến hiện tượng sụt lún xảy ra tại thôn 2, xã Qúy Lộc, huyện Yên Định, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Thanh Hóa đã có Công văn gửi Bộ TN-MT về việc xác định nguyên nhân và xử lý hiện tượng sụt lún trên.
Ngay sau khi nhận được thông tin, các ngành chức năng đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận và khảo sát bước đầu. Các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đưa ra những nhận định ban đầu về hiện tượng sụt lún và có những tư vấn cho chính quyền địa phương và người dân nơi đây.
Hố tử thần xuất hiện khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng.
Qua kiểm tra ban đầu của Sở TN-MT Thanh Hóa, hố sụt có dạng hình phễu, đường kính miệng hố từ 6,5-6m, đường kính đáy 3,8m. Tại hố, cơ quan chức năng không phát hiện sự phun trào nước, mất nước nhưng có dấu hiệu sụt lún và lan rộng.
Cũng theo nhận định ban đầu của các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa, hiện tượng sụt lún này có thể do hoạt động của hang động cát-tơ trong lòng đất. Hiện tượng địa chất này đã xảy ra ở một số nơi như Quảng Ninh, Phú Thọ… Đặc biệt là tại các khu vực ở gần núi đá vôi có các hoạt động bất thường gây chấn động của tự nhiên hoặc có hoạt động của con người như khoan sâu, khai thác nước ngầm…
Trước đó vào sáng ngày 28/10, tại gia đình ông Dương Đức Hiền, thôn 2, xã Qúy Lộc, huyện Yên Định xảy ra hiện tượng sụt lún. Hiện tượng xuất hiện “hố tử thần” khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng.
Sở TN-MT đã đề nghị chính quyền địa phương khoanh vùng khu vực sụt lún và tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý.
Video đang HOT
Trong khi đó, điều kiện các ngành chức năng của Thanh Hóa không có các thiết bị máy móc hiện đại để kiểm tra, đánh giá nên không thể tìm ra nguyên nhân chính xác của sự việc.
Từ đó, Sở TN-MT Thanh Hóa báo cáo và đề nghị Bộ TN-MT cử đoàn công tác kiểm tra, xác định nguyên nhân và chỉ đạo hiện tượng sụt lún nói trên.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Vụ "hố tử thần" ở Thanh Hóa: Nghi có dòng sông ngầm
Nói về hố sụt nêu trên, ông Trịnh Đình Khoa - PCT UBND xã Quý Lộc cho biết: "Vì vị trí sụt lở ở vườn của gia đình ông Hiền chỉ cách sông Mã khoảng 500m. Hơn thế, trên địa bàn xã có một dọc đất từ thung Đót đến sân bóng, khi khoan giếng xuống thùn thụt, khoan sâu 35m vẫn không vướng đá mà nước trào lên rất mạnh. Nhưng ở dọc đất bên trong, chạy song song khoan xuống 12m đã đụng đá. Chúng tôi nghi ngờ dưới lòng đất trên địa bàn có dòng sông ngầm".
Người dân không nên đến gần hố sụt lún rất nguy hiểm đối với tính mạng. Ảnh: Anh Tuấn
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 28.10, tại khu vườn của gia đình ông Dương Đức Hiền, trú thôn 2, xã Quý Lộc, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã xảy ra vụ sụt đất với chiều sâu hơn 25m, đường kính rộng khoảng 30m đang đe dọa đến cuộc sống của 8 hộ dân lân cận nhà ông Hiền. Chiều cùng ngày, đại diện các sở ngành liên quan, chính quyền huyện Yên Định đã về kiểm tra thực địa, động viên người dân và yêu cầu UBND xã Quý Lộc triển khai ngay biện pháp bảo vệ, theo dõi hố sụt lở, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Đảm bảo an toàn tính mạng người dân
Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, Dương Đức Hiền cho biết: Vào khoảng 4 giờ sáng, ông nghe thấy tiếng động mạnh kiểu như hai con bò húc nhau nên ông dậy xem đôi bò nhà mình. Nhưng bất ngờ, ông Hiền ra tới sân nhìn thấy ở vườn nhà mình có một hố đất sụt sâu xuống khoảng 1,5m, rộng 1m, dài khoảng 2m, nước trào lên từ hố sụt này.
"Đến khoảng 6 giờ sáng cùng ngày thì vết sụt tiếp tục diễn biến bất thường, từ 7 giờ trở đi, vết sụt lún lan rộng ra tới tận con đường xương cá đi ngang giữa khu dân cư và tụt sâu xuống. Tôi lấy cây sào chọc xuống thì ngay lập tức nước dưới đáy hố hút đi mất. Đến 9 giờ sáng thì hố sụt lở tụt mạnh hơn. Mọi người lấy viên đá buộc vào sợi dây thả xuống đo được hố đất tụt sâu 25m, trong đó có 5m nước"- ông Hiền nói.
Ngay sau đó, 4 hộ dân sống sát nhà ông Hiền phải duy chuyển tài sản, đàn gia súc, gia cầm đi gửi ở nơi khác. Anh Trịnh Đình Nghị (nhà đối diện với gia đình ông Hiền) lo lắng: "Tôi chuyển hết đàn lợn đi rồi. Tối nay cả nhà phải đi sang gia đình anh em ngủ nhờ để đảm bảo an toàn tính mạng".
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Tiến Dũng - Phó Đoàn địa chất tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Do ảnh hưởng của hang các tơ bởi tác động của con người đã làm rung động đối với thổ nhưỡng, tạo ra các hố sụt. Có thể suy đoán do hai yếu tố hoạt động khoan, khai thác nước ngầm đã tạo nên hố sụt lún này.
Ông Dũng nói: "Chúng tôi đã đo xác định tọa độ để phục vụ đối chiếu với các hang động nhằm tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân một cách chính xác nhất về hố sụt tại vườn của gia đình ông Hiền. Sơ bộ có thể nhận định, đây là hoạt động bình thường của hang động các tơ. Để không tiếp tục diễn ra hiện tượng tương tự thì người dân nên giảm bớt các hoạt đông khai thác nước ngầm và khai thác theo quy hoạch".
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề trước mắt, ông Nguyễn Đăng Nhượng - PCT UBND huyện Yên Định - yêu cầu: UBND xã Quý Lộc triển khai ngay biện pháp bảo vệ, mua luồng rào và tạm thời không để dân lưu thông trên con đường xương cá bị sụt lở. Lực lượng Công an xã Quý Lộc có trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt, không để người dân đến gần hố sụt nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người. Đối với 8 hộ dân sống gần cạnh hố sụt lún cần di chuyển đi nơi khác ngủ nhằm tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Cần tiếp tục theo dõi
Phát biểu trong buổi làm việc với chính quyền xã Quý Lộc, ông Lê Minh Thông - PGĐ Sở KHCN cho biết: Ông đã trao trao đổi với PGS.TS Cao Đình Triều - Viện trưởng Viện vật lý ứng dụng. PGS.TS Cao Đ ình Triều tư vấn: Cần tiếp tục theo dõi diễn biến của hố này xem tiến độ có sụt lún thêm không, theo dõi dòng chảy trong hố có thay đổi không, giếng khơi của các hộ dân xung quanh gia đình ông Hiền có mất nước không. Nếu như quan sát không thấy xảy ra ba hiện tượng nêu trên thì không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên để làm rõ nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sụt lún tại vườn của gia đình ông Hiền, ông Lê Minh Thông đề nghị: UBND huyện Yên Định Xã có báo cáo gửi UBND để Chủ tịch UBND tỉnh có hướng chỉ đạo. Phải nhờ tới cơ quan chuyên môn, nhà nghiên cứu chuyên ngành về kiểm tra đánh giá cụ thể. Trước mắt, chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi trong hai, ba ngày tới nêu không xảy ra hiện tượng bất thường thì có thể cho lấp hố sụt này. Khi tiến hành lấp mà đất vẫn tụt đất thì sở sẽ đề nghị tỉnh có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nói về hố sụt nêu trên, ông Trịnh Đình Khoa - PCT UBND xã Quý Lộc cho biết: Cách đây khoảng 10 ngày, gia đình ông Hiền có khoan giếng cách vị trí hố sụt khoảng 5m, sâu 22m đến đá, khoan tiếp 3m thì tụt cần xuống, nước giếng này rất trong.
Ông Trịnh Đình Khoa nói: "Vì vị trí sụt lở ở vườn của gia đình ông Hiền chỉ cách sông Mã khoảng 500m. Hơn thế, trên địa bàn xã có một dọc đất từ thung Đót đến sân bóng, khi khoan giếng xuống thùn thụt, khoan sâu 35m vẫn không vướng đá mà nước trào lên rất mạnh. Nhưng ở dọc đất bên trong, chạy song song khoan xuống 12m đã đụng đá. Chúng tôi nghi ngờ dưới lòng đất trên địa bàn có dòng sông ngầm".
Người dân không nên đến gần hố sụt lún rất nguy hiểm đối với tính mạng. Ảnh: Anh Tuấn
Có 8 hộ dân ở xã Quý Lộc bị ảnh hưởng bởi hố sụt lún này. Ảnh: Anh Tuấn
Theo LDO
Lý giải hố tử thần khiến cả xã náo loạn ở Thanh Hóa Tiến sĩ Lê Huy Y nhận định, hố tử thần sâu 25m khiến cả xã náo loạn ở Quý Lộc, Thanh Hóa là hiện tượng không phải hiếm gặp. Tiến sĩ Lê Huy Y nhận định, hố tử thần sâu 25m khiến cả xã náo loạn ở Quý Lộc, Thanh Hóa là hiện tượng không phải hiếm gặp. Liên quan tới vụ việc,...