Xin về chăm mẹ đẻ ốm, mẹ chồng cười tươi đồng ý nhưng dúi thêm thứ khiến tôi chết đứng
Nhưng bất ngờ là khi tôi xin phép mẹ chồng thì bà chỉ suy nghĩ một lát rồi cười tươi đồng ý.
Biết tôi sáng hôm sau sẽ về ngoại, bà còn giục tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi cho đỡ mệt. Tôi ngỡ tưởng mình nằm mơ, không thể tin nổi mẹ chồng bỗng dưng dễ tính và rộng lượng đến vậy.
Mọi người ơi, con gái đi lấy chồng thì phải từ bỏ gia đình và bố mẹ đẻ hay sao? Đi lấy chồng rồi thì không còn được về thăm bố mẹ đẻ, thậm chí lúc ông bà ốm đau, bệnh tật ư?
Tôi lấy chồng 5 năm nay, có một đứa con trai đầu lòng. Suốt 5 năm qua, tôi tự thấy mình đã làm tròn đạo làm vợ, làm dâu, chăm sóc chồng và cư xử với bố mẹ chồng không đến nỗi nào. Thế nhưng mẹ chồng vẫn khắt khe với tôi vô cùng, nhất là trong vấn đề về nhà bố mẹ đẻ.
Bố mẹ tôi cũng mong ngóng cháu ngoại lắm chứ. Tôi cũng đều lựa những lúc gia đình chồng không bận bịu gì mới xin ông bà cho tôi đưa cháu về bên ngoại chơi. Thế nhưng lần nào mẹ chồng tôi cũng tìm mọi cách ngăn cản. 5 năm lấy chồng, dù nhà ngoại cách chưa đến 50 cây số nhưng mỗi năm tôi chỉ về được một lần vào dịp Tết. Thậm chí còn không được ngủ qua đêm mà phải đi về trong ngày.
Mẹ chồng vẫn khắt khe với tôi vô cùng, nhất là trong vấn đề về nhà bố mẹ đẻ. Ảnh minh họa
Tôi than thở với mẹ thì bà bảo đã lấy chồng rồi thì cố gắng nhẫn nhịn cho nhà cửa êm ấm. Ông bà chỉ cần tôi sống tốt, còn chuyện thăm hỏi nếu không thể về được cũng không sao cả. Nghe lời mẹ, tôi lại cố gắng chịu đựng suốt 5 năm qua.
Thế nhưng đợt vừa rồi mẹ tôi bị ốm nhập viện. Tôi thương mẹ đứt ruột, chỉ muốn lao nhanh về với mẹ mà thôi. Tôi bảo chồng rằng tôi sẽ về chăm mẹ khoảng chục ngày đến nửa tháng để trọn đạo làm con. Chồng bảo anh không phản đối thế nhưng quan trọng là mẹ chồng có đồng ý hay không. Tôi biết thế nào bà cũng khó chịu nhưng ý tôi đã quyết rồi.
Video đang HOT
Nhưng bất ngờ là khi tôi xin phép mẹ chồng thì bà chỉ suy nghĩ một lát rồi cười tươi đồng ý. Biết tôi sáng hôm sau sẽ về ngoại, bà còn giục tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi cho đỡ mệt. Tôi ngỡ tưởng mình nằm mơ, không thể tin nổi mẹ chồng bỗng dưng dễ tính và rộng lượng đến vậy. Tôi nghĩ có lẽ bình thường mẹ chồng khắt khe nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì bà vẫn là người biết suy nghĩ thấu đáo.
Ai ngờ được sáng hôm sau khi tôi chuẩn bị ra khỏi nhà thì mẹ chồng gọi tôi lại rồi đặt vào tay tôi một túi hành lý nặng trịch. Bà cười bảo tôi về ngoại mà lại không mang hành lý thì về kiểu gì. Tôi giải thích rằng chỉ về khoảng 10 đến 15 ngày, cũng không cần mang quá nhiều đồ đạc. Mẹ chồng nghe vậy thì thản nhiên tuyên bố: “Muốn về thì về hẳn đi, đừng bao giờ quay lại nhà này nữa. Đã đi lấy chồng còn muốn về chăm sóc bố mẹ đẻ, thế thì lấy chồng để làm gì? Tốt nhất là cô về ở hẳn với bố mẹ cô đi cho lành!”.
Ngày hôm đó tôi đã quyết định đi tiếp nhưng tôi mang theo con và tất cả đồ đạc của 2 mẹ con. Ảnh minh họa
Tôi sững sờ không nói được gì. Cầm túi hành lý trên tay mà tôi không biết nên đi tiếp hay quay lại. Đi tiếp thì có lẽ sẽ nổi lên một hồi phong ba bão táp khiến cuộc hôn nhân của tôi phải chao đảo. Mà quay lại thì từ giờ đến hết đời, tôi sẽ phải sống trong sự cùm kẹp, khắt khe của bố mẹ chồng. Liệu tôi có chịu đựng được hay không? Chẳng lẽ từ giờ đến hết đời tôi phải coi như mình không có bố mẹ đẻ nữa ư?
Ngày hôm đó tôi đã quyết định đi tiếp nhưng tôi mang theo con và tất cả đồ đạc của 2 mẹ con. Tôi dự định sẽ ly hôn. Song khi về đến nhà, bố mẹ tôi thấy vậy thì lập tức sốt sắng khuyên tôi nên quay về xin lỗi gia đình chồng. Chồng tôi cũng gọi điện đến, bảo rằng anh sẽ cho tôi một cơ hội, nếu tôi chịu quay về quỵ lụy xin mẹ chồng tha thứ thì anh sẽ coi như không có chuyện gì. Còn không thì chúng tôi chỉ còn cách kết thúc vì anh chỉ có một người mẹ duy nhất mà thôi. Nghĩ đến đó tôi lại chạnh lòng ghê gớm, anh có một mẹ thì tôi cũng chỉ có một bố mẹ!
Tôi nên làm thế nào đây để mẹ chồng và chồng thay đổi quan niệm đó. Tôi không muốn phá vỡ gia đình. Tôi không muốn bố mẹ buồn. Tôi không muốn làm căng với mẹ chồng. Mọi người giúp tôi với nhé.
Mẹ chồng 'chết đứng' vì dâu đoảng
Bà Hậu và bà Giang là đôi bạn thân từ thời học phổ thông. Mỗi lần đến nhà bà Giang chơi, bà Hậu hay nói vui: 'Ước gì sau này chúng mình trở thành sui gia của nhau'.
Ảnh minh họa.
Bà Giang vừa cười vừa lắc đầu: "Cái Ngọc nhà tôi vụng lắm, chỉ sợ bà chê thôi". Bà Hậu xua tay: "Kệ chứ! Bà cứ yên tâm giao con gái cho tôi, thời buổi này mấy ai hồn nhiên, chân thật như nó, tôi sợ mấy cô gái mắt xanh mỏ đỏ, tóc bạch kim ngoài kia lắm bà ạ, tôi không muốn thằng Long nhà tôi rước về một cô như thế".
Long vốn hiền và dễ tính, bà Hậu bảo gì cũng "dạ vâng", một lần bà buột miệng hỏi: "Con thử làm quen em Ngọc xem sao, mẹ rất thích con bé". Không ngờ Long "tán" Ngọc thật.
Nhưng chuyện 2 đứa có tình cảm thật sự với nhau thì không hề có sự tác động của bà Hậu và và bà Giang, đôi trẻ cũng khẳng định như vậy. Gia đình môn đăng hộ đối, lại được sự ủng hộ nhiệt tình của 2 bà mẹ, Long và Ngọc nhanh chóng đến với nhau.
Sống chung với mẹ chồng luôn là nỗi "ám ảnh" với những cô gái hiện đại. Nhưng với Ngọc, chuyện này quá đỗi nhẹ nhàng, cô từng hồn nhiên khẳng định: "Ở với mẹ Hậu chẳng khác gì ở với mẹ Giang vì 2 mẹ đều yêu thương con".
Tuy nhiên, với bà Hậu, sống cùng con dâu yêu quý cũng không phải điều dễ dàng. Niềm vui của bà chưa kéo dài được bao lâu thì Ngọc sớm "hiện nguyên hình" là nàng dâu không chỉ vụng về nội trợ, thu vén công việc gia đình mà nết ăn nói cũng rất... vô tư.
Mỗi lần bà Hậu đón họ hàng ở quê lên chơi, Ngọc đều hỏi mẹ chồng vị khách ấy là ai, đến từ đâu, quan hệ như thế nào với nhà mình... Sau khi nghe bà giải thích tỉ mỉ, Ngọc hồn nhiên bày tỏ cảm xúc: "Ơ sao con không có cảm giác họ hàng gì với bác ấy nhỉ!?". Bà Hậu xanh mặt khi đúng lúc ấy vị khách đang đứng trước cửa bếp, tay cầm chiếc cốc: "Nước lọc để ở đâu thím Hậu nhỉ?".
Không ít lần những câu nói hồn nhiên của Ngọc khiến bà Hậu "chết đứng". Biết các con bận rộn công việc tối ngày nên sáng nào cũng 5h là bà lục đục chuẩn bị đồ ăn nóng hổi, cho vào hộp cơm giữ nhiệt để hai đứa mang đến cơ quan ăn trưa.
Buổi tối, khi vợ chồng con trai về đã có bữa tối thịnh soạn cho các con tẩm bổ. Thế nhưng Ngọc cứ hồn nhiên "chén" mà chẳng bao giờ nói được một câu cảm ơn.
Có hôm thấy Ngọc đem hộp cơm còn nguyên đồ ăn trở về, bà Hậu lo lắng hỏi vì tưởng con khó ở trong người, thì Ngọc nói: "Hôm nay con ra ngoài ăn với đồng nghiệp cho đỡ ngán. Từ khi lấy chồng phải ăn cơm nhà, chả được tung tẩy như trước".
Nghe Ngọc nói thế, mẹ đẻ của cô cũng phải chạnh lòng, nói gì đến mẹ chồng như bà Hậu.
Tưởng có con dâu, sẽ có thêm một người phụ nữ vun vén cho công việc gia đình, thế nhưng Ngọc nấu ăn vụng, quét dọn nhà cửa cũng... lười. Bởi vậy phòng riêng của hai vợ chồng luôn trong tình trạng bừa bộn, quần áo bẩn vứt tứ tung.
Có hôm bức xúc quá, bà Hậu phải thốt lên với hàng xóm: "Khi vợ chồng nó đi làm là tôi phải leo 3 tầng lầu lên thu dọn quần áo bẩn cho vào máy giặt, dọn phòng ngủ cho chúng nó. Tôi cảm giác như mình lại có thêm một... đứa "con trai" chứ không phải con dâu".
Ngọc nấu đồ ăn không nhạt thì mặn, rửa bát thì không bữa nào nàng ấy không "tiễn" vài ba cái bát, cái đĩa nên bà Hậu toàn phải tranh làm việc này.
Sau bữa ăn, trong khi bà rửa bát thì Ngọc hồn nhiên ngồi ăn hoa quả, xem tivi. Vì bà Hậu vẫn cố gắng coi Ngọc như con gái nên góp ý thẳng: "Con phải nhìn mẹ rửa mà làm theo chứ, chả nhẽ cái gì mẹ cũng phải hướng dẫn con? Ngày xưa mẹ cũng vụng nhiều thứ, nhưng đi làm dâu thì phải dần khắc phục. Xưa làm dâu khổ lắm chứ đâu được như bây giờ".
Vừa nói hết câu thì Ngọc nhanh miệng nói luôn: "Mẹ cũng đã từng làm dâu nên mẹ biết rồi nhé, vì vậy mẹ đừng làm con khổ như mẹ nữa". Nói xong, Ngọc lững thững ra phòng khách "cày" nốt bộ phim đang xem dở. Bà Hậu chỉ biết há miệng, tròn mắt nhìn sự vô tư quá mức của con dâu.
Đấy là chưa kể những lần 2 đứa cãi nhau, chứng kiến con trai và con dâu thản nhiên xưng "mày- tao", bà Hậu chỉ biết ôm đầu cho đỡ "tăng xông", nhưng bà chẳng biết trách ai, "họa" này là bà tự rước về.
Cuối tuần "ác mộng" của nàng dâu 'Yêu rồi cưới là chuyện hết sức bình thường mà' - tôi giải thích thế nào anh cũng không nghe, cứ một mực khẳng định: 'Em đừng nằm mơ, hôn nhân không đơn giản đâu'. Tôi cãi: 'Anh trải qua chưa mà biết?'... Ảnh minh họa. Những do dự hay tranh cãi ấy chẳng thể ngăn cản đám cưới định mệnh của chúng...