Xin tiền đổ xăng… đểu
PN – Khoảng 15gy 21/4, tại cyng trêưng 3/2, P.7, Q.11, TP.HCM cót ngưiàn ông trung niên, ăn mặc nhch nhác, vi chic xe máy màuỏ, cũ kỹ, tỏ ra kh sở, năn nỉ xin tiền những ngưing ( anh). Quan sát, chúi nhận thấy, trong vòng 15 phút, ông ta bỏ túi vài chụcồng, không mà chạy thẳng ra gốc cy, nơi cótồng bọn ngồi ch.
Theo Phụ Nữ
Xin đểu lộng hành trên Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh chỉ với chưa đầy 20 cây số, nhưng từ lâu đã nổi tiếng là phức tạp về ANTT. Sau một thời gian bị lực lượng CA truy quét, gần đây nhiều đối tượng, băng nhóm xin đểu bắt đầu gia tăng hoạt động. Ngoài việc hình thành những đoàn xe "dù" trấn lột khách đi đường, bọn chúng còn ngang nhiên thu tiền xe khách. Do bị đe dọa, hầu như các nạn nhân đều không dám trình báo cơ quan chức năng.
Một số điểm xe khách bị các băng xin đểu
Nắm bắt yếu tố các chủ xe khách liên tỉnh thường hay đón khách vãng lai sau khi rời bến, gần đây, nhiều đối tượng côn đồ núp bóng những người chạy xe ôm thường xuyên công khai gây sức ép, buộc các nhà xe phải "chung" tiền đưa đón khách (hay còn gọi là "phí" bến bãi). Đếm tổng số hành khách lên xe, bọn chúng thường thu các chủ xe từ 10 đến 20 ngàn đồng/khách. Nếu xe nào không đưa hoặc kì kèo, xem như không êm chuyện. Nhẹ thì bị chúng đánh móp thùng cảnh cáo, nặng thì bị ném đá vỡ kính.
Từ bãi xe buýt trước cổng khu du lịch văn hóa Suối Tiên về cầu vượt Bình Phước, dài chưa đầy 5km, nhưng các xe khách liên tỉnh muốn ghé vào đón khách phải chi... "phí" cho gần mười đối tượng. Điểm đầu tiên cách ngã ba Lâm Viên khoảng 50m, do một gã tên T. đứng ra thu "phí". Khi hành khách đón xe, chủ xe tính đầu người rồi xì tiền cho T. Điểm thứ hai cách đó chừng hơn cây số, là quán cà phê, hủ tiếu, bánh canh của vợ chồng một người đàn ông mà cánh xe ôm hay gọi là "chú Ba". Địa điểm này thường xuyên trả khách (đa phần từ các tỉnh phía Bắc vào) nên những đối tượng xin đểu ở đây chủ yếu chạy xe ôm theo kiểu trấn lột là chính. Rất nhiều đối tượng trong nhóm xe ôm này thường xuyên bắt chẹt khách chủ yếu là phụ nữ bằng cách chở đi lòng vòng rồi trấn lột. Theo lời một người dân gần đó, nhóm xe ôm này rất lộng hành. Nhiều khi trấn lột khách không có tiền, chúng còn ngang nhiên đánh họ trọng thương.
Điểm tiếp theo là dưới chân cầu vượt Linh Xuân do một người đàn bà có biệt danh Tr. Mập trực tiếp đứng ra "thu phí". Dưới tay Tr. Mập có 2 - 3 thanh niên để sai khiến. Điều mà chủ xe khách nào cũng ngán chính là sự "lật lọng" của đối tượng này. Thay vì xe nào không nộp tiền xe đó không được rước khách, nhiều lúc Tr. Mập cao hứng thu tiền nhà xe xong rồi không cho khách lên xe. Dù vậy nhưng chẳng ai dám hé răng nửa lời vì sợ xe mình bể kính, móp thùng...
Cách đây hai năm, chúng tôi có phản ánh một trường hợp xin đểu do "má" Năm đứng ra thu. Từ một người bán nước giải khát ven đường chuyển "nghề" xin tiền xe khách, chỉ một thời gian (sau bị CA giải tán), "má" Năm giờ có của ăn của để, sắm xe cho hai con trai chạy đường dài, không còn cảnh phải ra đường... xin đểu nữa. Vì thế, Tr. Mập chính là "bản sao" của "má" Năm hai năm về trước.
Tùng (một chủ xe chạy tuyến Suối Tiên về Tiền Giang) từng bị nhóm xin đểu tại khu vực cầu Bình Phước ném đá vỡ kính, bức xúc: "Tôi chạy xe vất vả cả ngày trời sau khi trừ hết chi phí cũng chỉ kiếm được vài trăm ngàn đồng. Trong khi tụi nó (các đối tượng xin đểu) chỉ giả vờ đẩy khách lên xe, mỗi buổi sáng cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng".
Nhắc đến những đại ca xin đểu, cánh nhà xe không thể không nhắc đến Ba D., Út Em., T. Bắc... Đây là những kẻ có nhiều thâm niên ăn tiền của cánh nhà xe. Nhờ một vài lần ngang nhiên dẫn đàn em thu tiền cho vay nặng lãi, cộng với sự tung hô của một số thanh thiếu niên hư hỏng, Ba D. dần trở thành đại ca tại khu vực cầu vượt Bình Phước. Vài lần cho cánh nhà xe "ăn" đá, Ba D. trở thành nỗi khiếp sợ của các chủ xe, đành làm theo "luật" cho êm chuyện. Năm 2010, vì muốn phô trương thanh thế, Ba D. dẫn gần 20 đàn em xâm lấn địa bàn tỉnh Bình Dương, bị nhóm giang hồ Hải Phòng khu vực cảng Bà Lụa phản kích truy sát, Ba D. cùng đám đàn em thối lui về khu vực Hiệp Bình Phước. Theo một số nguồn tin, lần ấy Ba D. cùng ba đàn em bị chém trọng thương, phải đi cấp cứu, nằm bệnh viện mấy tháng trời. Do hành xử theo "luật" riêng nên không bên nào đứng ra tố cáo cơ quan chức năng. Gần đây Ba D. tạm thời chuyển sang nghề kinh doanh xe dù trên Quốc lộ 1A. Cùng với một vài tên chuyên móc túi, trấn lột, nhóm xe dù của Ba D. là nỗi sợ hãi của nhiều hành khách.
Tại khu vực cầu Bình Phước còn có đối tượng tên D. "tỵ". Là đàn em của Ba D., năm 2010, D. "tỵ" cũng từng bị đám giang hồ Hải Phòng truy sát, tuy nhiên do nhanh chân hơn đại ca, D. "tỵ" chạy thoát được. Hàng đêm, D. "tỵ" dùng chiếc Su sport chạy theo những xe tải bị CSGT phạt, dùng "chiêu bài" quen với CSGT, hứa lấy cà vẹt hoặc bằng lái ra liền với tiền công từ 300 ngàn đến 2 triệu đồng tùy từng trường hợp.
Song, theo nhiều người dân tại khu vực chân cầu vượt Bình Phước, đại ca khu vực này là S. "mổ". Là anh của Ba D., S. "mổ" được đám nhóc tỳ khu vực này rất nể nang. Mỗi sáng, S. "mổ" thường xuyên lân la khu vực xe khách hay dừng, chỉ cần khoanh tay đứng nhìn là kiếm bộn tiền. Mặc dù thu tiền bến bãi, nhưng mỗi khi cần con gà hay thùng bia... để nhậu, S. "mổ" cũng đều gọi điện yêu cầu các nhà xe cung phụng. Chính vì ăn tạp như thế nên S. mới có biệt danh là "mổ". Từ điểm trên chạy dọc về bến xe An Sương cũng có thêm vài điểm "xin" tiền của các nhà xe, song đây phần lớn là những gã xe ôm. Chỉ khi nào thấy vắng bọn chúng mới dám nhận tiền. Ngoài ra, tại ngã tư An Sương chạy về hướng khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Bình Tân), còn có một số đối tượng như: Bình "nẫu", D. "còm"... cũng thường xuyên chặn xe lấy tiền đón khách.
Gần đến ngày 30-4 và 1-5, lượng du khách và người về quê sẽ gia tăng. Để tránh bị trấn lột, cướp giật dọc đường, hành khách nên tự bảo vệ mình bằng cách mua vé tại bến, tránh đón xe ở dọc đường. Các nhà xe khi có sự cố nên trình báo ngay cho cơ quan CA gần nhất để được bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản. Quan trọng nhất là cần sự ra tay mạnh mẽ của cơ quan chức năng, sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị địa bàn giáp ranh. Có như thế mới giải quyết tình trạng xin đểu, móc túi, cướp giật đang tái diễn trên QL1A.
Theo Công An TP
Nhặt tiền rơi, coi chừng gặp... cướp! Thời gian gần đây, trên tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ thuộc địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên có nhiều nạn nhân đã sập bẫy bởi thủ đoạn "tiền mồi" của những con nghiện. Khi người đi đường dừng xe nhặt gói tiền lập tức có một nhóm thanh niên xuất hiện đòi tiền chuộc hoặc "xin đểu". Gói tiền lừa đảo "rơi"...