Xin phép về quê chịu tang cha, bố chồng không một lời chia buồn còn ép con dâu làm chuyện mất mặt
Bố chồng tôi đã không về tiễn đưa ông thông gia lại còn thúc giục con dâu làm chuyện mất mặt.
Tôi rất thất vọng với thái độ, toan tính của bố chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Bố đẻ tôi vừa mới qua đời, hậu sự đã lo chu toàn, dù đau khổ nhưng đã qua một tuần nay tôi cũng nguôi ngoai phần nào. Tôi đã từ quê lên và đi làm trở lại, bố tôi qua đời do mắc bệnh nặng đã lâu, nên gia đình tôi cũng nghĩ rằng ông an nghỉ sẽ không còn bị bệnh tật nữa.
Thế nhưng, trong lúc đau buồn tôi lại phải đối diện với một nỗi khổ tâm khác đến từ bố chồng. Từ hôm lên đến giờ, bố chồng tôi không thèm nhìn mặt tôi, thường hay cáu giận, vùng vằng ném đồ đạc cứ như thể tôi vừa gây ra tội gì tày đình vậy. Mà sự thực là tôi chẳng làm gì sai trái cả, có điều tôi chỉ không làm theo lời dặn của bố chồng tôi thôi.
Video đang HOT
Chuyện bắt nguồn từ khi tôi nhận được tin báo bố tôi mất ở quê, tôi dù rất đau buồn nhưng cố trấn tĩnh, vội gọi điện thoại cho chồng để báo tin, tôi cũng đến trường học đón con để về tiễn đưa ông ngoại. Chồng tôi đang có việc bận cần xử lý nên sẽ về sau, ba mẹ con tôi về trước.
Trước khi về tôi có xin phép bố chồng về chịu tang bố đẻ và đưa các cháu về quê. Bố chồng lấy lý do vì sức khỏe không tốt nên cũng không về được. Bố chồng tôi có gửi phong bì kính viếng, nói là chồng tôi sẽ thay mặt gia đình thông gia.
Trước khi tôi đi, bố chồng có dặn: “Ông mất do bệnh nhiều năm rồi, con cũng đừng đau buồn mà ốm ra, không chăm chút được chồng con. Sau tang lễ, nhân việc họp gia đình, con cũng đề xuất luôn việc chia tài sản, con gái đi lấy chồng cũng phải được chia tài sản, đất cát do bố để lại. Con không nhận phần là thiệt thòi cho con, cho cả nhà chồng nữa, mang tiếng lấy chồng mà chưa có chút gì với nhà chồng”.
Tôi cũng chỉ biết “vâng, dạ” rồi tức tốc lên đường, chứ không có thời gian để trao đổi với bố chồng tôi. Sau tang lễ, tôi không tiện nói chuyện về phân chia tài sản, vì bố tôi vừa mới mất, tôi đề cập đến vấn đề này quả là không nên. Đợi sau này họp gia đình sẽ có ý kiến sau, nhất là mẹ tôi vẫn còn sống và đang ở trên nhà, đất vườn do cả hai bố mẹ tôi nhiều năm vất vả mới có được.
Vậy mà khi trở về nhà chồng, câu đầu tiên bố chồng tôi gặp không hỏi han chuyện tang lễ thông gia mà sốt sắng chuyện chia tài sản: “Thế họp gia đình có phân chia đất cát, tài sản không con? Con được chia tiền bao nhiêu, đất bao nhiêu?”. Tôi trả lời: “Vẫn chưa họp bàn về chuyện đó bố ạ, sau này mẹ con sẽ quyết định sau ạ”.
Bố chồng tôi giận đùng đùng quát tháo: “Đúng là dốt quá, tiền tiết kiệm, tiền phúng viếng, đất cát nhà cửa… không đòi thì thể nào cũng cho hết thằng em thôi. Thời buổi này, trai hay gái đều thừa kế bình đẳng như nhau. Nếu không cho, con cứ kiện ra tòa, thể nào cũng được chia tiền, chia đất, ít nhiều cũng phải có”.
Tôi ngổn ngang tâm trạng sau khi bố mất, còn phải liên tục hứng chịu màn nhiếc móc từ bố chồng, ông suốt ngày ám chỉ tôi dân quê lưu manh, khôn lỏi “tay không bắt giặc” về nhà chồng… Tôi rất thất vọng với thái độ, toan tính của bố chồng tôi. Tôi phải làm gì để bố chồng tôi không còn giận dỗi, hiểu cho tôi và tôn trọng chuyện nội bộ của bên đằng thông gia?
Chị giúp việc sắp lấy chồng nhưng lại nhờ vả một chuyện khiến tôi khó xử
Nghe chị giúp việc nài nỉ, tôi cảm thấy bối rối, không biết nên làm gì cho phải.
Chị giúp việc đã ở nhà tôi suốt 10 năm nay. Chị ấy vốn là trẻ mồ côi, lớn lên ở mái ấm chung nên không có nhà cửa. Vì thế từ lâu nay, vợ chồng tôi đã không còn xem chị ấy như người làm công nữa mà giống như một người chị gái trong nhà. Việc nhà cửa, mua sắm, đôi lúc chúng tôi cũng hỏi qua ý kiến của chị. Bù lại, chị Tâm (chị giúp việc) cũng lo liệu công việc trong nhà hết sức chu toàn, chăm sóc con tôi chu đáo. Tôi chưa từng phải lo lắng hay phàn nàn gì về chị.
Năm nay chị Tâm hơn 40 tuổi rồi. Vợ chồng tôi nhiều lần giới thiệu cho chị ấy vài người bạn với mong muốn chị ấy tìm được chỗ dựa về sau. Nhưng mấy lần mai mối đều không có kết quả tốt.
Chiều qua, chị Tâm đưa tôi đi gặp mặt một người đàn ông. Vừa thấy anh ấy, tôi đã rất bất ngờ. Đó chẳng phải là ai khác mà chính là anh xe ôm thường hay đứng trước ngõ nhà tôi để chờ khách. Chị Tâm giới thiệu đấy là người yêu của chị ấy và chị ấy muốn kết hôn với anh.
"Chị không làm đám cưới đâu, chỉ đăng ký kết hôn thôi. Nhưng mà anh ấy cũng không có nhà. Em thương chị, em cho vợ chồng chị sống trong nhà em một thời gian được không? Dù sao nhà em cũng còn trống 2 phòng. Chị làm ở nhà em, còn anh thì sáng đi xe ôm, tới tối mới về ngủ nên sẽ không làm phiền vợ chồng em nhiều đâu. Khi nào dành dụm đủ tiền, vợ chồng chị sẽ mua mảnh đất nhỏ ở quê rồi về đó ở".
Tôi cũng thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chị Tâm và anh xe ôm lắm. Tôi cũng muốn giúp đỡ họ để họ có một cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn. Nhưng cho họ ở trong nhà e là không tiện lắm. Bảo chị ra ở trọ thì cũng không được vì nhà tôi có phòng trống mà lại để chị ra ngoài trọ. Tôi có nên bàn với chồng, cho chị Tâm vay một số tiền để chị ấy mua đất mua nhà trước không? Vì nếu chị ấy về quê ở thì vợ chồng tôi sẽ khốn đốn vì không tìm được người làm thay thế chị ấy. Tôi rối trí quá. Nên làm sao cho hợp lý hợp tình đây?
Mẹ chồng bao che cho con trai ngoại tình có con rơi, lời biện minh của bà khiến con dâu suýt ngất xỉu vì quá sốc Mẹ chồng tôi chiều chuộng con trai quá đáng, lại còn bao che cho cả chuyện ngoại tình của chồng tôi nữa. Ngày tôi cưới, mẹ chồng cũ đến dự rồi nói một câu khiến khách mời xôn xao Nhà vợ vay tôi 100 triệu nhưng toan tính đằng sau mới khiến tôi 'đứng hình' Được mẹ chồng khó tính bỗng dưng chiều...