Xin nhập viện tâm thần vì…sợ thi
“Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp, cháu học kém nên có ý định “trốn thi” nên cháu giả vờ tâm thần để không phải học, không phải thi và không phải chịu áp lực từ phía gia đình”.
Không điên… nhập viện tâm thần
Đó là trường hợp của những học sinh trốn học, giả vờ điên để không phải học, không phải thi cử.
Trường hợp em X tại Hà Nội giả vờ điên, X có biểu hiện y hệt như người mắc bệnh tâm thần thực sự. X luôn miệng nói bị đau đầu, ôm đầu cả ngày và thỉnh thoảng ngồi thơ thẩn, la hét, đập phá. Gia đình lo lắng, đưa X đi đi khám tại viện tâm thần phát hiện X đang “giả vờ” để lừa gia đình.
Chị M mẹ của X cho hay: “Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp, mà cháu học kém nên có ý định “trốn thi” bằng cách giả vờ tâm thần để không phải học, không phải thi và không phải chịu áp lực phải đỗ tốt nghiệp từ phía gia đình.
Giống như X, khoảng một tuần trước kỳ thi T luôn tỏ ra bướng bỉnh, đập phá đồ đạc, nói chuyện luyên thuyên. Khi gặp người lạ T. lại chửi bậy, đuổi đánh. Sau khi nhập viện, bác sĩ thăm khám, phát hiện T cũng đang giả vờ tâm thần.
Lý giải điều này, BS CKII. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Loạn thần cấp, Viện Sức khỏe tâm thần cho hay: Do áp lực thi cử nên có nhiều cháu giả vờ tâm thần để trốn học, trốn thi. Những trường hợp này sau khi khám tổng thể, các kết quả đều cho thấy các em hoàn toàn khỏe mạnh, không hề mắc bệnh rối loạn tâm thần hay rối loạn trầm cảm.
Do áp lực thi cử nên có nhiều học sinh giả vờ tâm thần để trốn học, trốn thi.
Nhập viện tâm thần…vì học
Sợ đến trường, sợ học, sợ gặp gỡ mọi người, sợ giao tiếp, tinh thần hoảng loạn, liên tục cho mình là người kém cỏi là trường hợp của cháu H, 17 tuổi ngụ tại HY.
H luôn bị ám ảnh bởi kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Em luôn trong tâm trạng lo lắng trong khi anh, chị đều đã đạt thủ khoa ở những trường đại học có tiếng trên địa bàn Hà Nội. H lo lắng, không ăn uống, lúc nào cũng vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, gầy xanh.
Vì áp lực học hành, lúc nào em cũng tự “nhốt” mình trong phòng để học và học. Và rồi, em nằm lả trên đống sách vở, không nói chẳng rằng, người đờ đẩn, mơ màng. Được gia đình cho đi khám, các bác sĩ kết luận em đã mắc bệnh rối loạn tâm thần và phải nằm viện điều trị lâu dài.
Video đang HOT
Mỗi mùa thi, tại viện Sức khỏe tâm thần lại có hàng chục em nhập viện. (Ảnh minh họa)
Chỉ ngày mai là kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra mà sức khỏe của H vẫn không khá lên là mấy. Gương mặt tội nghiệp, đôi mắt chứa đựng những hoài bão vẫn nhìn xa xăm.
Em L, 15 tuổi quê ở Lạng Sơn được mẹ dắt đi dạo dọc hành lang của bệnh viện với những bước chân chậm rãi, đều đều, yếu ớt. Em đeo cặp kính cận, đôi mắt lúc nào cũng nheo nheo nhìn những người xung quanh. Chia sẻ với chúng tôi, chị N mẹ L buồn bã nói, “Cháu thông minh, nhanh nhẹn, học hành luôn đứng ở top đầu lớp. Năm nay cháu không nằm trong top đầu của lớp nên cháu luôn buồn bã, sống thu mình, không giao tiếp, chỉ nằm khóc. Thấy bất thường , tôi cho cháu đi khám, bác sĩ kết luận cháu có dấu hiệu của rối loạn trầm cảm và cần phải điều trị”.
Theo BS Nguyễn Văn Dũng, trường hợp của cháu H, cháu L không phải là cá biệt. Tại viện Sức khỏe tâm thần, mùa thi năm nào cũng có hơn chục trường hợp nhập viện điều trị. Lý do lớn nhất đó là áp lực học hành, áp lực đỗ đạt từ phía gia đình và bản thân các em.
Tự sát.. vì học
Đó là trường hợp của em D, sống tại Hà Nội. Sức học của em kém, khi vào phòng thi hốt hoảng, sợ hãi, chạy vụt ra ngoài và đi ra sông Hồng tự tử. May mắn được phát hiện kịp thời nên em giữ lại được mạng sống. Tuy nhiên, D phải nhập viện tâm thần để điều trị.
Trường hợp em B ở N.A, 17 tuổi theo mẹ hàng nghìn cây số ra Hà Nội để chữa trị bệnh hoang tưởng. B học nhiều quá, lúc nào cũng cho mình là thần thánh, là người siêu phàm và hơn hẳn những người khác. Lúc nào em cũng cho mình thông thạo những kiến thức uyên thâm. Em luôn thấy tiếng nói của người lạ rỉ tai xui khiến. Đến một ngày em nghe “người lạ” xui không học nữa, lấy lưỡi lam cắt tay tự sát thì gia đình mới phát hiện em bị bệnh hoang tưởng.
Nhiều học sinh tìm đến cái chết vì áp lực học hành. (Ảnh minh họa)
Theo BS Dũng, để cải thiện tình trạng này ở học sinh cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Cả gia đình và nhà trường phải động viên các em, không tạo áp lực quá lớn, không nên đưa ra những quy định quá ngặt nghèo không cần thiết …
Là bác sĩ điều trị trực tiếp cho rất nhiều bệnh tâm thần, BS Dũng khuyên các em trước khi vào phòng thi hãy vững tâm, chỉ nên coi thi cử là những bài kiểm tra nhỏ. Các em nên nghỉ ngơi và ôn bài theo thời khóa biểu thật khoa học. Đảm bảo ăn, ngủ đúng giờ, thể dục thể thao nhẹ nhàng. Phụ huynh thường xuyên thăm hỏi động viên con cái, kích thích con học theo bản năng chứ không tạo sức ép cho con.
ThuTT
Theo Khampha
Chiến dịch khám sàng lọc tim miễn phí cho toàn dân
Ngày 30/5/2012, tại trạm Y tế xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên - các bác sỹ BVĐK Nghệ An kết hợp với BV Tim Hà Nội đã tiến hành khám sàng lọc miễn phí cho toàn dân. Theo đó, tất cả các xã của huyện Hưng Nguyên được khám miễn phí.
Để chuẩn bị cho chương trình mổ tim nhân đạo tiếp theo, bệnh viện HNĐK Nghệ An kết hợp với bệnh viện Tim Hà Nội, khám sàng lọc tim miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi để mổ tim nhân đạo đồng thời khám sàng lọc bệnh lí tim mạch cho người lớn. Ngay trong đợt khám đầu tiên tại điểm Hưng Xá, gồm có 3 xã là Hưng Xá, Hưng Long và Hưng Lĩnh đã có hàng trăm người dân tập hợp tại trạm Y tế Hưng Xá để khám bệnh.
Chân tay vẫn lấm lem bùn ruộng, mồ hôi vẫn còn nhễ nhãi trên khuôn mặt gầy đen từ ở ruộng lúa về, anh Hoàng Văn Tuân, xóm 2, xã Hưng Xá dắt đứa con là Hoàng Đình Thao (4 tuổi) vui vẻ nói: "Chiều hôm trước (29/5) nghe trên loa phóng thanh của xã thông báo hôm nay (30/5) có bác sỹ về khám bệnh cho các em toàn xã để chẩn đoán bệnh tim.
Sáng nay (30/5), vợ chồng tôi thức dậy từ lúc 5 giờ, tranh thủ lúc bác sỹ chưa về tôi ra đồng gặt ít lúa. Khi nghe bác sỹ về xã tôi gác lại công việc đồng ruộng đưa cháu đến để được khám bệnh. Thật may mắn chú à, thằng cu nhà tôi các bác sỹ khám và nói nó không can gì cả. Thật may có các bác sỹ BVĐK Nghệ An tổ chức khám miễn phí nên con cái chúng tôi cũng có cơ hội được khám bệnh".
Cũng theo anh Tuân, việc các cháu được khám bệnh sàng lọc này hết sức có ý nghĩa đối với những người nông dân chân lấm tay bùn. "Việc khám sàng lọc cho các cháu ở nông thôn sẽ tìm, phát hiện được các trẻ bị tim bẩm sinh để từ đó các gia đình có thể đưa đi điều trị dễ dàng hơn. Đây là một việc làm cực kỳ có ý nghĩa với bà con chúng tôi", anh Tuân nói tiếp.
Tiến sỹ, bác sỹ Dương Đình Chỉnh - PGĐ BVĐK Nghệ An cho biết: "Nghệ An là một tỉnh nghèo nên nhiều người bị bệnh lí tim mạch nhưng không có điều kiện khám để chữa trị. Xuất phát từ đó lãnh đạo bệnh viện đã kết hợp với bệnh viện Tim Hà Nội để tiến hành khám miễn phí cho toàn dân nhất là miền núi, vùng cao, vùng sâu với mong muốn mọi người đều có trái tim khỏe mạnh để học tập và lao động. Đây là chương trình nằm trong chương trình bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới của Bộ chính trị, chương trình này mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đúng mực và hết sức thiết thực của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân, đặc biệt là đối với trẻ em Việt Nam".
Cũng theo bác sỹ Chỉnh, trong thời gian qua, bệnh viện HNĐK Nghệ An kết hợp với bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức khám sàng lọc bệnh tim mạch học đường cho gần 10.000 học sinh và đã triển khai mổ tim hở thành công cho 9 trường hợp trong địa bàn toàn tỉnh. Trong đó tại huyện Hưng Nguyên có 2 trường hợp, nay các cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh và có trái tim, sức khỏe như những em nhỏ bình thường khác.
"Tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn những tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cá nhân có tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân ái sẽ giúp đỡ cho nhiều bệnh nhân nghèo có trái tim khỏe mạnh để học tập và lao động", BS Chỉnh cho biết thêm.
Như Dân trí đã đưa tin, dịp mừng kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại BVĐK Nghệ An đã phẫu thuật tim hở thành công cho 9 bệnh nhân và đây là được xem là một bước đột phá trong ngành y học tại BVĐK Nghệ An hằng ấp ủ suốt gần 5 năm qua. Trong đó, phải kể đến em Trần Thị Phúc, 10 tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương là con nuôi của anh Trần Trọng Hùng và chị Lê Thị Hồng.
Chị Hồng cho biết: "Anh chị đón cháu về nuôi khi cháu tròn 6 tuổi. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cháu Phúc liên tục được đưa đi viện vì đau ốm luôn. Cách đây 2 năm, khi cháu ốm nặng, gia đình đưa đi khám và nhận được kết luận cháu bị dị tật tim bẩm sinh. Thương cho số phận của cháu nhưng tôi cũng đành bất lực bởi bản thân tôi (chị Hồng mẹ nuôi cháu Phúc - PV) cũng bị bệnh tim, hàng ngày đang phải duy trì sự sống nhờ thuốc. Tôi không làm được việc gì nặng nhọc, chỉ quanh quẩn trong nhà với hơn 1 sào ruộng, một mình chồng bươn chải để kiếm tiền ăn nên tiền thuốc cho 2 mẹ con cũng quá vất vả. Nay may mắn được BVĐK Nghệ An phẫu thuật miễn phí nên cháu Phúc nhà tôi đã sống thật rồi".
Để chuẩn bị cho chương trình mổ tim nhân đạo tiếp theo cho các cháu dưới 16 tuổi BVĐK Nghệ An kết hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội tiến hành khám sàng lọc bệnh lý tim mạch cho người lớn và trẻ nhỏ tại huyện Hưng Nguyên trong thời gian từ thứ 4 ngày 30/5/2012 đến Chủ nhật ngày 3/6/2012.
Dưới đây là một số hình ảnh về khám sàng lọc bệnh lý tim mạch cho người lớn và trẻ em tại huyện Hưng Nguyên do PV Dân trí ghi lại:
Từ các em nhỏ đến người lớn đều được khám sàng lọc bệnh lý tim mạch.
Niềm vui người mẹ trẻ...
Nguyễn Phê
Theo Dân Trí
12 người dân ở Bến Tre nhiễm HIV: Do dùng chung lọ thuốc? Như đã đưa tin, 12 nông dân tại ấp Phú Đăng (xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam), đã bất ngờ phát hiện mình bị nhiễm HIV. Điều đáng nói là họ chí thú làm ăn và từng chích thuốc tại một cơ sở khám bệnh tư nhân không phép trong ấp. Ôn g Hồng và sổ khám bệnh của mình. Nhiều người...