Xin mẹ tha thứ!
Cậu bé chạy biến đi để lại trong tôi một khoảng lặng. Ừ nhỉ? “Được thấy mẹ”. Điều hạnh phúc đơn giản nhất trong cuộc đời mà sao tôi lại cố tình chối bỏ?
Tôi là một đứa trẻ mồ côi cha từ năm lên 2 tuổi. Cái tuổi còn quá nhỏ để biết về khái niệm buồn đau và hạnh phúc. Phải chăng vì thế mà tuổi thơ của tôi trôi qua một cách dịu dàng bên cạnh mẹ? Và có lẽ tôi sẽ mãi mãi là một đứa trẻ hạnh phúc nếu như không có một ngày tôi được nghe cô giáo giảng bài học đạo đức về lao động.
Trong tiết học hôm ấy, cô mời từng bạn đứng dậy để hỏi về công việc của cha mẹ mỗi người? Khi đến lượt tôi đứng lên trả lời, tôi thực sự ấp úng trước câu hỏi: “Cha em là ai? Cha em làm gì?”…Quả thật, đó là câu hỏi khó nhất mà tôi bị hỏi từ khi đến trường. Cảm thấy không thể tự mình tìm ra câu trả lời, tôi vội vàng chạy về nhà nhờ mẹ. Tôi tin mẹ sẽ giúp tôi trả lời tường tận. Nhưng trái ngược với những gì tôi trông đợi. Mẹ chau mày, buông thõng câu trả lời bằng âm giọng sắc lạnh, trống rỗng: “Cha chết rồi”. Ngày hôm ấy… hình như tâm hồn thơ dại của tôi bắt đầu có một vệt loang sâu thẳm.
Khi tôi bước vào những năm đầu của cấp trung học cơ sở, tôi cố gắng tìm cha qua những câu chuyện thời quá khứ của mẹ nhưng kết quả vẫn là vô vọng. Vẫn chỉ là âm giọng sắc và khô khốc năm nào: “Cha chết rồi”. Thế rồi, một vài người hàng xóm kể cho tôi nghe cái chết của cha. Qua lời kể của họ tôi thấy hiện lên dáng hình cha đang vật vã trong cơn say, lao ra khỏi nhà sau một trận tranh cãi nảy lửa với mẹ vào một chiều mùa đông buốt giá. Và Cha chết trong buổi chiều oan nghiệt ấy. Tận sâu thẳm trái tim, tôi biết tình yêu của tôi dành cho mẹ không còn vẹn nguyên.
Suốt những năm tôi học Phổ thông, tôi luôn bị ám ảnh bởi cái chết của cha. Hơn một lần tôi khao khát được nghe chính mẹ giải thích về điều ấy nhưng đáp lại sự mong mỏi của tôi vẫn là khỏang trống im lặng đến rợn ngợp. Tâm trí tôi mách bảo tôi rằng mẹ chính là nguyên nhân gián tiếp gây nên cái chết của cha. Trong lúc tôi cố gắng gợi lại trong mẹ hình ảnh của cha thì một người đàn ông xuất hiện tự xưng là người yêu cũ của mẹ. Họ đã lạc mất nhau quá lâu và giờ đây ông ta muốn được ở bên cạnh mẹ, muốn được làm “ Cha” của tôi. Tôi không làm một điều gì để phản đối cuộc hôn nhân nhưng hình ảnh về mẹ thực sự vỡ vụn. Dường như những sợi dây tình cảm cuối cùng của tình mẫu tử đã bị sự nghi kỵ và lòng thù hận trong tôi cắt đứt. Mặc kệ cho mẹ tìm mọi cách níu kéo, tôi co mình trong vỏ ốc huyễn hoặc tự xây.
Bốn năm đại học trôi nhanh tựa như một cái nháy mắt. Tôi quen dần với những bộn bề của phố thị, và quên dần đi thói quen về năm mẹ hai lần một lần trong năm theo đúng thủ tục của một đứa con đi học xa nhà. Như một hình thức để che đậy mối quan hệ nhạt nhẽo bao năm qua của chúng tôi. Tôi – giờ đây đã là một thực thể “Người” sống vô hồn – vô cảm”
….Và có lẽ tôi sẽ vĩnh viễn là một Thực thể Vô hồn nếu như không có một buổi chiều cuối năm..
Công ty tôi tổ chức tiệc tất niên tại một trại trẻ mồ côi. Toàn bộ nhân viên tỏ ra rất hứng khởi với chương trình ý nghĩa này. Riêng tôi, mọi thứ thật vô vị. Những nghi kỵ và mất mát của tuổi thơ đã khiến tâm hồn tôi trở nên khiếm khuyết, tôi cho phép mình tồn tại như một vai kịch giữa cuộc đời
- Chị ước gì cho năm mới?
Video đang HOT
Dòng cảm xúc bị cắt ngang bởi một giọng nói hồn nhiên, trong trẻo. Quay mặt lại nhìn chú bé có đôi má phúng phình, hồng hồng như quả bồ quân. Tôi nháy mắt cười tinh nghịch
- Thế em uớc gì?
Cậu bé nhắm mắt, chắp tay như một tín đồ trước giờ hành lễ
- Em ước em có mẹ.
Cổ họng tôi khô khốc. Một tảng đá lớn đang chặn ngang ngực. Nhói đau
- Em không giận vì mẹ đã bỏ rơi em sao?
Cậu bé tròn xoe mắt, lắc đầu
- Dạ không…
Giọng tôi dồn dập
- Tại sao?
Cậu bé nhoẻn cười
- Vì em chưa được biết mặt mẹ bao giờ.
Cậu bé chạy biến đi để lại trong tôi một khoảng lặng. Ừ nhỉ? “Được thấy mẹ”. Điều hạnh phúc đơn giản nhất trong cuộc đời mà sao tôi lại cố tình chối bỏ?
Ngoài kia có cơn gió vô tình lướt nhẹ làm chiếc lá chao nghiêng lìa cành. Môt mầm xanh vừa nhú – một mùa xuân chạm ngõ cỏ cây – một mùa xuân lay động lòng người…
Tôi muốn chạy ngay về bên mẹ, cúi đầu tạ lỗi: “Mẹ ơi, hãy tha thứ cho con!”
Theo Guu
Chồng không nộp đủ 20 triệu mỗi tháng, tôi "cấm vận" ngay!
Đối với tôi, người chồng phải là người trụ cột, đương nhiên, 1 trong những điều mà anh ta cần làm chính là nộp đủ tiền lương cho vợ.
Mỗi tháng, sau khi nhận lương anh đều tự giác đưa cho tôi số tiền đó. (Ảnh minh họa)
Chẳng biết với các mẹ khác thế nào chứ với tôi tiền vô cùng quan trọng. Tôi ý thức được điều này ngay từ hồi nhỏ, khi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình công nhân viên chức nghèo, chỉ trông chờ vào mỗi đồng lương.
Mọi sở thích, nhu cầu của tôi đều chỉ được đáp ứng vào quãng 15 ngày đầu tháng và tất nhiên nó phải cực kỳ hợp lý mới được bố mẹ chi tiền. Còn vào nửa cuối tháng, kể cả đó có là tiền đóng học tôi cũng chả dám mở miệng ra xin bố mẹ vì biết là có xin cũng chẳng được vì bố mẹ cũng chả có tiền để mà cho.
Tôi không trách bố mẹ và cũng đã quen với điều đó, tuy nhiên, cũng chính vì thế, tôi luôn tâm niệm rằng, lớn lên sẽ phải kiếm thật nhiều tiền, mà nếu mình bất tài vô dụng thì chí ít cũng phải kiếm được 1 ông chồng có khả năng kiếm được nhiều tiền và có tinh thần tự giác đưa tiền cho vợ. Đó là cách đơn giản nhất để các con tôi có một cuộc sống tốt hơn những gì tôi đã trải qua.
Với mục tiêu vô cùng rõ ràng này tôi đã học hành chăm chỉ và tự tin với ngành nghề mà mình đã chọn. Hiện tôi đang là trưởng phòng nhân sự của 1 công ty truyền thông lớn với mức lương hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cạnh thành công về công việc, tôi còn vô cùng tự hào vì đã lựa chọn được 1 ông chồng vô cùng yêu thương, cưng chiều và "ngoan".
Điển hình cho cái sự "ngoan" của chồng tôi chính là việc tháng nào cũng nộp rất đầy đủ lương cho vợ mà không một lời ca thán. Hiện chồng tôi cũng đang là trưởng phòng của 1 công ty tư nhân với mức lương hơn 20 triệu một tháng. Mỗi tháng, sau khi nhận lương anh đều tự giác đưa cho tôi số tiền đó, vợ muốn đưa lại cho chồng bao nhiêu thì đưa.
Tất nhiên, tôi cũng không quá khắt khe, mỗi tháng tôi vẫn đưa anh 2 triệu để tiêu vặt. Nhiều người nghe tôi kể chuyện đều ồ lên cho rằng tôi bắt nạt chồng thái quá. Nhưng rõ ràng, với số tiền đó anh thỏa sức chi tiêu vì 3 bữa đều ăn ở nhà, quần áo vợ mua, tiền điện thoại vợ trả.
Nhiều khi tôi thấy 2 triệu chỉ để đổ xăng và cafe chém gió là hơi nhiều ấy chứ. Tôi luôn luôn "răn đe" để chồng hiểu là việc đưa lương cho vợ là một trong những hành động đơn giản và cần thiết nhất thể hiện tình yêu với vợ. Nghe hơi ngộ nghĩnh đúng không? Nhưng nó hoàn toàn là điều hợp lý mà.Tôi có cô bạn hiền lắm, chả bao giờ ý kiến về việc chồng có đưa tiền về hay không, đồng lương thì ba cọc ba đồng mà phải cáng đáng 2 đứa con nhỏ. Chồng nàng ấy lúc nào cũng quần là áo lượt còn vợ thì lôi tha lôi thôi chẳng khác nào ôsin. Tôi đã nói bao nhiêu lần mà nàng ta vẫn rất tự tin cho rằng "gái có công, chồng không phụ"...
Thế rồi, một ngày đẹp trời, nàng ta gọi điện khóc kể rằng chồng đã ngoại tình thì chớ, con nhân tình trẻ ranh còn gọi điện trực tiếp cho cô ấy để dằn mặt. Ả ta huênh hoang rằng: "Tôi trẻ, tôi đẹp, tôi mới là người anh ấy yêu. Chị vừa già, vừa xấu, buông tha cho anh ấy đi"... Tôi nghe thôi đã muốn điên lên, không hiểu cô ấy sẽ cảm thấy thế nào...
Thế mới biết, yêu cầu chồng đưa tiền lương đầy đủ, không chỉ là cách tạo dựng tương lai tốt cho các con mà còn là cách để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Giờ chẳng có gái nào chịu yêu mấy anh nghèo đâu, vì thế, các mẹ đừng dại để chồng rủng rỉnh tiền trong túi nhé. Quản lý chồng cũng là cả một nghệ thuật vô cùng phức tạp đấy chứ!
Nhiều lần vợ chồng tôi cũng cự cãi về chuyện tiền nong vì tôi thường tỏ ra khó chịu khi anh tiêu hết số tiền tôi đưa quá sớm. Những lúc ấy tôi chỉ muốn gào lên hỏi xem: "Anh đưa tiền cho con nào mà nhoằng phát hết 2 triệu như thế?". Nhưng rồi lại cố gắng kìm lại để phân tích nặng nhẹ, đúng sai.
Đa phần những lần cãi cọ đó anh đều phải làm hòa trước. Hôm nào tâm trạng tôi vui, tôi sẽ đưa thêm tiền, hôm nào tôi đang cáu bẳn, mệt mỏi thì tôi làm ầm lên một trận, tối sang phòng con gái ngủ vài bữa, bao giờ anh làm hòa thì về phòng. "Cấm vận" là cách đơn giản nhất để "dạy" chồng, các mẹ thử áp dụng mà xem, chiêu này ở nhà tôi lúc nào cũng có hiệu lực.
Tất nhiên, cái gì cũng phải có điểm dừng, các mẹ cần hết sức khéo léo khi áp dụng chiêu thức "cấm vận" kẻo lại mất chồng như chơi. Bí quyết để tạo nên sự thành công trong việc "dạy" chồng cũng là do việc các mẹ có hiểu và nắm bắt được tâm lý chồng nữa hay không cơ.
Như chồng tôi, về cơ bản ổng khá yêu chiều và nghe lời vợ nên mấy chiêu này sẽ có tác dụng. Nếu chồng mấy mẹ mà gia trưởng, khó tính hoặc hay cáu bẳn, thích động chân tay thì cũng cần cân nhắc trước khi áp dụng nhé!
Theo Phunutoday