Xin mẫu vật động vật hoang dã về… làm thuốc
Mẫu vật động vật hoang dã bị tịch thu do vi phạm hành chính được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương xin về để làm thuốc.
Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt về việc xin tiếp nhận mẫu vật động vật hoang dã bị tịch thu do vi phạm hành chính. Mục đích của việc xin tiếp nhận mẫu vật trên là để làm thuốc chữa bệnh theo đề xuất của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Bệnh viện này nắm được thông tin, thời gian qua, trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng đã bắt giữ, giao cho cơ quan chuyên môn một số mẫu vật các bộ phận của động vật hoang dã để xử lý hành chính. Cụ thể, Công an huyện Gia Lâm chuyển giao 119 kg sừng hươu, 11 kg xương hổ, 4kg xương khỉ; cảnh sát giao thông chuyển giao 263 kg vảy tê tê.
Những mẫu vật trên đều là những vị thuốc có giá trị sử dụng trong điều trị bệnh. Vì vậy, bệnh viện này đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép bàn giao số mẫu vật trên để phục vụ công tác của bệnh viện.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt giao Sở NN & PTNT phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội kiểm tra thực tế và căn cứ các quy định hiện hành. Đề xuất hướng xử lý theo đề nghị của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương về việc xin tiếp nhận mẫu động vật hoang dã bị tịch thu do vi phạm hành chính để làm thuốc chữa bệnh.
Do nạn săn bắt trái phép nên loài sao la tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
Thời gian qua, việc xử lý tang vật động vật hoang dã gặp nhiều ý kiến trái chiều. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tang vật được bán thanh lý.
Có ý kiến cho rằng, cách làm này vừa xử lý được động vật tịch thu, vừa tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sau khi thanh lý, số động vật đó sẽ quay lại thị trường. Như vậy, vô hình trung các cơ quan chức năng tịch thu của người bán để bán lại cho người mua.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp hợp lý và phù hợp với quan điểm bảo tồn là chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học hoặc tiêu hủy.
Theo 24h
Video đang HOT
Kỳ lạ hổ vàng Nghệ An đẻ ra... hổ trắng vằn đen
Hiện tượng đặc biệt này được ghi nhận ở Diễn Châu - Nghệ An. Một cá thể hổ vàng đẻ ra ba hổ con, trong đó có hai hổ con khoẻ mạnh, có màu lông trắng, vằn đen.
Ông Nguyễn Sĩ Quyết - Phó Giám đốc Khu du lịch sinh thái Trại Bò (thuộc Công ty TNHH Lê Thanh Thản) đóng tại xã Diễm Lâm (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết: Ngày 1/12/2012, tại Khu sinh thái, một cá thể hổ vàng đẻ ra được 3 cá thể hổ con, điều đặc biệt là có tới 2 cá thể là hổ trắng vằn đen.
Khi mới sinh, mỗi con nặng khoảng 1,2kg; hiện cả 3 cá thể đều có trọng lượng hơn 30kg, khỏe mạnh và phát triển rất tốt, mỗi ngày ăn hết khoảng 6kg thịt.
Hai cá thể hổ trắng vằn đen phát triển khỏe mạnh
Theo ông Nguyễn Đăng Long, cán bộ kỹ thuật phụ trách chăn nuôi - Khu du lịch sinh thái Trại Bò thì sau khi đẻ ra ba cá thể hổ con đều khỏe mạnh, khi hơn một tuần tuổi chúng đã biết chạy nhảy.
Nhưng khoảng thời gian hổ con "nghịch ngợm" nhất là khi chúng được 1,5 - 3 tháng tuổi, chúng đùa nghịch với nhau, trèo lên lưng hổ mẹ, tập leo trèo, vồ mồi... trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ngoài màu lông trắng vằn đen, mắt của hổ trắng còn có màu xanh lơ, mồm màu hồng, móng chân màu trắng hồng.
Ông Nguyễn Sĩ Quyết cho biết: "Để hổ phát triển tốt nên cho hổ ăn thịt bò, hạn chế cho ăn thịt lợn, vì hổ sẽ béo ục ịch, làm mất dần khả chạy nhảy, nhanh nhẹn tự nhiên".
Hổ con giận dữ
Được biết, trước đó, ngày 25/7/2012, hổ mẹ này đã sinh ra 1 hổ trắng và 2 hổ vàng, nhưng sau đó 3 cá thể hổ con đã bị chết.
Theo ông Nguyễn Đăng Long, sau khi nuôi hỏng lứa đầu, hổ đực và hổ cái đã nhanh chóng giao phối trở lại và sau khi mang thai khoảng 114 ngày thì hổ mẹ đã sinh lứa thứ hai và kết quả đã sinh ra hai hổ trắng và một hổ vàng nêu trên.
"Rút kinh nghiệm từ lần trước nên chúng tôi đã chăm sóc cẩn thận và hiện cả 3 cá thể hổ đều rất khỏe mạnh" - ông Long nói.
Theo ông Quyết, đây rất có thể là trường hợp đột biến gen đặc biệt.
"Việc hổ vàng sinh ra hổ trắng là rất hiếm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trường hợp này rất ít khi xảy ra trên thế giới; ở Đông Nam Á thì có lẽ đây là trường hợp đầu tiên" - ông Quyết chia sẻ.
Cặp hổ bố mẹ là cặp hổ vàng được Khu du lịch sinh thái Trại Bò nhập từ châu Phi về hồi tháng 9.2009 và được nuôi nhốt theo kiểu bán hoang dã.
Ngoài hổ, khu du lịch sinh thái này còn nuôi các động vật quý hiếm khác như sư tử, tê giác, gấu, hươu cao cổ, ngựa vằn, đà điểu, hà mã... phục vụ khách tham quan.
Một số hình ảnh về hổ trắng vằn đen ở Nghệ An:
Hai chú hổ trắng rất "thân" với nhau, chúng đang "ngắm cảnh", nghỉ ngơi, chơi đùa với nhau vào những ngày trời nắng ráo
Bình thường trông hai chú hổ trắng rất hiền và đáng yêu...
Nhưng khi bị "đe dọa", chúng sẵn sàng thể hiện bản lĩnh của "chúa sơn lâm". Trong đó một chú hổ trắng tỏ ra "đanh đá" hơn hai chú hổ còn lại, khi dám "đứng ra" bảo vệ cho anh em.
Thức ăn của chúng chủ yếu là thịt bò. Hàng ngày, mỗi chú hổ này ngốn hết khoảng 6kg thịt.
Vì bị tách con để "cai sữa" nên mẹ của ba chú hổ con thi thoảng lại ngồi ngóng con
Theo 24h
Dân giao nộp một cá thể voọc chà vá chân nâu Trước đó, anh Trình bỏ tiền ra để mua con voọc này từ một người khác nhưng sau đó được sự động viên của lực lượng kiểm lâm thì giao nộp cho cơ quan chức năng. Đây là con voọc đực, nặng gần 7 kg (ảnh). Ngày 20/2, Hạt kiểm lâm H.Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tiếp nhận từ anh Lê Văn Trình...