Xin lỗi vì bố không giữ được mẹ cho con
Mẹ đã quyết bỏ đi, bố nghĩ cũng không nên ngăn cản, khi nào lớn lên con sẽ tự hiểu. Nhiều khi bố không kèm cặp con chu đáo, không bên cạnh con thường xuyên mỗi tối như trước.
Ảnh minh họa
Bố đi họp phụ huynh về ngồi lặng lẽ, con trai hỏi bố sao thế? Bố nói không sao, bố đang buồn vì kết quả học tập của con. Bố gặp riêng cô chủ nhiệm, cô nói khuyết điểm của con cho bố nghe. Bố xin lỗi cô vì năm trước con không như thế, tất cả là tại bố.
Từ khi mẹ bỏ bố con mình ra đi, bố phải vừa làm mẹ, vừa làm cha, công việc luôn bề bộn, con còn nhỏ bé. Bố xin lỗi con vì không giữ được mẹ ở lại. Mẹ đã quyết bỏ đi, bố nghĩ cũng không nên ngăn cản, khi nào lớn lên con sẽ tự hiểu. Nhiều khi bố không kèm cặp con chu đáo, không bên cạnh con thường xuyên mỗi tối như trước. Bố ít có thời gian chở con đi chơi, con chỉ còn biết chơi game để giải trí. Con đã không còn siêng năng như trước, ngồi học mà nhớ đến em, đến mẹ, nhớ đến gia đình ta ngày xưa.
Kiểm tra bài thấy con làm toán được 3 điểm, bố biết rằng lỗi tại bố. Bố xin lỗi con vì biết tại sao con lại như thế. Bố hiểu rằng vì con đã không chú ý khi nghe giảng, dạo này con hay bị quên. Bố con mình sẽ cố gắng nhé con.
Đi dự lễ tổng kết năm học về con trai cầm hai tấm giấy khen của trường và quận, niền vui hiện rõ hơn thường ngày, bố đi làm về chưa kịp thay đồ đã ôm hôn con thật lâu. Con trai hỏi sao người bố hôi thế, xin lỗi con, bố rất vui.
Video đang HOT
Theo VNE
Yêu nhau vì... ví dày, xe xịn
"Yêu sinh viên nghèo, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra tiền mà yêu với đương?"
"Một túp lều tranh hai trái tim vàng" dường như đã là một khái niệm quá xa với một bộ phận giới trẻngày nay, đặc biệt là các cô gái trẻ. Bởi với họ bây giờ, chỉ có tiền mới có thể nuôi dưỡng được tình yêu.
Yêu vì ví dày, xe xịn
"Thời buổi này vẫn có người đi gặp gái cầm 100k"- phát ngôn châm biếm của một bạn gái có nick name Q.A bị cư dân mạng ném đá trong những ngày gần đây đã một lần nữa gợi lại câu chuyện không mới nhưng chẳng bao giờ cũ: con gái thực dụng khi yêu.
Có nhiều cô gái thời nay tự "ý thức" được "giá trị" của mình nên họ luôn đòi hỏi những thứ xứng đáng với bản thân họ. Một đôi chân dài, một hình thể hấp dẫn hay một khuôn mặt khả ái... cũng đủ để các cô nàng tự tin kiếm cho mình một "hầu bao" đáng giá. Tìm người yêu bây giờ cũng phải có nhiều tiêu chí mà "đầu tiên" thì vẫn là "tiền đâu"...
Thu Phương (sinh viên năm cuối trường Học viện Ngân hàng) không ngần ngại tuyên bố về tiêu chuẩn người yêu của mình: "Ít nhất người yêu cũng phải là người đã đi làm, có tiền lương ổn định, như vậy mới được chiều chuộng... Chứ yêu sinh viên nghèo, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra tiền mà yêu với đương".
Thời nay, nhiều cô gái dường như không còn là những rung động thực sự của con tim mà nó đã bị gán vào những giá trị vật chất. Dạo qua cổng trường đại học hay ký túc xá có thể thấy rất nhiều chàng trai đón người yêu bằng xe xịn và trong số đó còn có cả những xế hộp hạng sang. Nhiều bạn gái "đo" tình yêu bằng những món quà đắt tiền và cho rằng quà càng đắt tiền thì càng chứng tỏ người con trai đó yêu mình thật lòng.
Hoàng Thị K. (sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) rất có biệt tài vòi vĩnh quà người yêu. Ban đầu chỉ là những món quà lãng mạn như: hoa, gấu bông, các món quà dễ thương vào các dịp lễ, tết, valentine... Về sau, cô nàng bắt người yêu phải thường xuyên mua sắm cho những thứ như: giày dép, quần áo, mỹ phẩm và tiền tiêu pha trong đời sống hàng ngày.
Ngồi ở góc quán vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Nguyễn Thùy L. đang khoe với bạn chiếc dây chuyền vàng vừa được người yêu mua tặng. Cô nàng còn không ngớt lời kể về một chàng sinh viên trường sư phạm đang ngây ngất theo mình với một giọng điệu hết sức mỉa mai: "Hoa mà làm gì, 50k một bó đầy ngoài chợ. Chỉ có hoa thì đến mọt xác cũng chẳng tán được gái".
Nữ sinh yêu thực dụng dẫn đến nhiều "trai nghèo tủi phận". Đô (sinh viên năm tư trường Đại học Nông nghiệp) đã từng có một tình yêu rất đẹp với T. một bạn nữ thanh mai trúc mã cùng quê, cùng trường. Hai bạn yêu nhau từ ngày còn khoác áo đồng phục lớp 10 rồi cùng cố gắng thi đỗ vào trường Đại học Nông nghiệp.
Khi T. nhận thấy Đô không đủ sức "chiều" mình nữa thì nói lời chia tay (Ảnh minh họa)
Nhà Đô khó khăn, bố mất sớm, mẹ đi phụ hồ nuôi 5 chị em ăn học. Từ khi ra Hà Nội, Đô tìm đủ việc làm thêm kiếm tiền phụ giúp mẹ, trang trải cuộc sống. Đô thì mải mê với việc kiếm tiền để lo cho tương lai còn T. thì dần dần thay đổi. Cô nàng bắt đầu ăn diện hơn và luôn yêu cầu Đô mua sắm cho cô những thứ cô thích.
Ngày trước hai người chỉ tặng nhau những món quà giản dị, ý nghĩa như lọ thủy tinh đựng những ngôi sao may mắn, chiếc khăn tay, đôi tất chân bình dân nhưng bây giờ thì giá trị của các món quà cứ tăng dần lên thành: quần, áo, điện thoại, trang sức... Đến khi T. nhận thấy Đô không đủ sức "chiều" mình nữa thì nói lời chia tay.
Đô không phải là chàng trai duy nhất ngậm ngùi mất người yêu chỉ vì không có tiền. Rất nhiều nam sinh khác cũng đành chấp nhận cảnh "đi lẻ về bóng" chỉ bởi không có đủ tình phí. Nguyễn L. (sinh viên năm ba trường Học viện tài chính) chia sẻ: "Sinh viên nghèo giờ cũng khó có người yêu. Cứ như tụi mình ăn mỳ tôm, đi xe đạp thì bao giờ mới tìm được "gấu"
Tình yêu đích thực
Quả thực, có không ít nữ sinh ngày nay đang chạy theo thứ tình yêu phong trào, lối sống thực dụng. Họ chọn người yêu chỉ vì một số điều kiện trước mắt như có nhiều tiền, xe đẹp, điện thoại đẹp... có thể đáp ứng mọi yêu cầu vật chất của mình. Làm một phép so sánh về tình yêu của con gái xưa và nay có thể thấy rõ sự khác biệt. Thời xưa con gái thường chọn cho mình một chàng trai khỏe mạnh, phẩm chất tốt, học hành tử tế... Còn ngày nay rất nhiều bạn chỉ cần người yêu có ví dày, xe xịn không cần biết họ làm gì và tư cách ra sao.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, lớp trẻ hình thành nên lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất có thể xuất thân từ những gia đình giàu có, chỉ được nhận tiền chứ ít nhận được sự dạy dỗ dẫn đến việc lấy vật chất làm thước đo mọi giá trị.
Cũng có những trường hợp xuất thân từ hoàn cảnh quá nghèo khó muốn một phút đổi đời nên chỉ nghĩ đến những giá trị vật chất trước mắt. Ngoài ra mạng xã hội cũng có tác động không nhỏ khi nhiều ca sĩ, diễn viên thuộc làng giải trí lên mạng tung hê cuộc sống giàu sang, chân dài cặp đại gia... dẫn lối cho các cô gái muốn đi lên bằng ngoại hình của mình.
Tình cảm xuất phát từ trái tim vẫn là bền vững nhất. Nguyễn Thị Ng. (Sinh viên năm cuối trường Đại học Nông nghiệp) đã có tình yêu 6 năm với Tú (sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên). Hai bạn yêu nhau từ khi còn học phổ thông, cùng nhau bước vào cánh cổng trường đại học và nguyện nắm tay nhau hướng đến tương lai cho dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt.
Ng chia sẻ: "Mình chẳng dám nói nhiều về tình yêu của mình, bởi nó cũng bình dị và nhỏ bé như tình yêu của bao người khác. Mình chỉ nghĩ rằng tình yêu đích thực phải xuất phát từ những rung động của trái tim. Và chỉ có như vậy thì tình yêu mới thực sự bền vững".
Theo VNE
Yêu em - cô gái Kỹ thuật Có ai đó sẽ nói cô ấy không khéo ăn nói nhưng anh biết những lời yêu thương mà cô ấy dành cho anh là thật lòng. Anh đã từng nghĩ chẳng bao giờ thèm yêu một cô nào dân kỹ thuật bởi người ta vẫn nói con gái kỹ thuật khô khan, chẳng lãng mạn, chẳng nữ tính tẹo nào. Vậy mà...