Xin lỗi trước dân vì… “ngồi lê đôi mách”
Tin lời tam sao thất bổn từ những “bà tám”, một phụ nữ ở Phú Yên rêu rao bà hàng xóm quan hệ bất chính với ông hàng xóm, thế là bị tòa buộc phải xin lỗi và bồi thường.
TAND tỉnh Y vừa xét xử phúc thẩm vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại giữa hai bà L và N. HĐXX đã chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, buộc bà N phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho bà L số tiền 2,3 triệu đồng…
“Tám” qua, “tám” lại rồi… bị kiện
Theo đơn kiện của nguyên đơn, khoảng 17h30 ngày 30.11.2014, bà N có lời nói không có căn cứ về việc bà L và ông D ở cùng thôn có quan hệ bất chính tại nhà của bà L. Sự việc này có một số người trong thôn nghe.
Theo bà L, vì câu nói bịa đặt, vu khống của bà N mà chồng bà đã tra khảo, đánh đập và đòi ly hôn, tình cảm vợ chồng không còn yêu thương như trước đây và có nguy cơ bị đổ vỡ. Từ đó người thân, họ hàng, hàng xóm xem thường bà, bản thân bà bị suy sụp tinh thần; gia đình bị giảm sút thu nhập từ nghề xay xát lúa vì lời dị nghị của mọi người trong thôn.
Nay bà yêu cầu bà N phải xin lỗi công khai tại Ban nhân dân thôn và UBND xã, đồng thời phải bồi thường tổn thất tinh thần và giảm thu nhập 15 triệu đồng, trong đó tổn thất tinh thần bằng 10 tháng lương cơ bản và giảm sút thu nhập là 3,5 triệu đồng.
Bà N thừa nhận đã nói như lời trình bày của bà L và cho rằng bà có nghe sự việc này từ chồng bà và những người trong xóm nói lại chứ bà không trực tiếp thấy. Nay bà L yêu cầu như vậy, bà chấp nhận xin lỗi tại Ban nhân dân thôn vì bữa đó bà có nói “chuyện vậy, chuyện vậy” tại thôn. Bà không chấp nhận xin lỗi tại UBND xã vì bà không có nói sự việc trên tại đó. Theo bà, lời nói của bà không gây thiệt hại gì đến tinh thần, vật chất của bà L nên bà không chấp nhận bồi thường.
Video đang HOT
Xử sơ thẩm vào tháng 3.2015, TAND huyện đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà L. Tòa buộc bà N phải xin lỗi bà L công khai trước Ban nhân dân thôn; không chấp nhận yêu cầu phải xin lỗi trước UBND xã và bồi thường tổn thất tinh thần.
Không đồng ý với án sơ thẩm, bà L kháng cáo.
Nói xấu ở đâu thì xin lỗi ở đó
Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và thẩm tra kỹ tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận, tòa nhận định: Lời nói không có căn cứ của bà N đã gây dư luận không tốt về mối quan hệ giữa bà L với ông D, làm mối quan hệ vợ chồng của nguyên đơn mâu thuẫn, ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của nguyên đơn. Do đó, tòa nhận thấy cần chấp nhận một phần kháng cáo yêu cầu về việc bồi thường tổn thất tinh thần, buộc bà N phải bồi thường cho bà L số tiền bằng hai tháng lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Đối với yêu cầu khoản bồi thường do giảm sút thu nhập và công khai xin lỗi trước UBND xã, do bà L không cung cấp chứng cứ, tài liệu làm căn cứ xác định thu nhập bị giảm sút, đồng thời lời nói của bà N chỉ xảy ra tại thôn nên việc tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận công khai xin lỗi trước Ban nhân dân thôn và không chấp nhận các yêu cầu còn lại là có căn cứ.
Từ đó, cấp phúc thẩm đã chấp nhận một phần kháng cáo của bà L, buộc bà N phải bồi thường cho bà L 2,3 triệu đồng khoản thiệt hại về tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Tòa giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm, tuyên buộc bà N phải công khai xin lỗi bà L trước nhân dân tại Ban nhân dân thôn. Mọi chi phí cho việc tổ chức công khai xin lỗi do bà N phải chịu.
Theo_Dân việt
Vụ án Hồ Duy Hải: Kết án tử là "có căn cứ pháp luật"
Kết luận cho rằng việc kết án Hồ Duy Hải là "có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án".
Theo tin tức trên báo Infonet, ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về báo cáo kết quả giám sát về "Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình bày bản báo cáo, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nêu rõ, qua giám sát cho thấy, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra cách đây từ 7-10 năm, có vụ 16 năm (ngoài kỳ giám sát) nhưng gần đây mới được phát hiện.
Trong đó, đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về các tội "giết người, cướp tài sản", trước thời điểm thi hành án tử hình thì có đơn của gia đình và luật sư kêu oan cho Hải. Theo yêu cầu của Chủ tịch nước và yêu cầu của Đoàn giám sát, liên ngành VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an đã tiến hành xem xét vụ án này và đến nay có kết luận cho rằng việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là "có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án".
Qua giám sát cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm như quá trình khám nghiệm hiện trường không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được; chiếc ghế thu giữ sau này được cho là vật chứng không đúng với chiếc ghế phản ánh trong biên bản khám nghiệm và bản ảnh hiện trường; kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án thiếu chính xác, chưa chặt chẽ; một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai; động cơ, mục đích giết người nêu trong kết luận của các cơ quan tố tụng chưa phù hợp với diễn biến vụ án. Đây là những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết quả điều tra, truy tố, xét xử.
Theo báo Pháp Luật Việt Nam, cũng trong báo cáo giám sát về tình hình oan, sai, UBTV QH nhận thấy, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra cách đây từ 7-10 năm, có vụ 16 năm (ngoài kỳ giám sát) nhưng gần đây mới được phát hiện.
Đối với vụ Lê Bá Mai (Bình Phước phải xét xử nhiều lần (07 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội "hiếp dâm trẻ em, giết người" đến nay chưa có căn cứ kết luận Lê Bá Mai bị oan.
Đối với vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cùng 02 đồng phạm khác phạm các tội "giết người, cướp tài sản", bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã kết án Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù. Trong vụ án này, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu xác định lại vai trò của Chưởng trong tội giết người là có căn cứ nhưng Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm là không đúng với tính chất, hành vi của các bị cáo Chưởng, Hoàng, Trung trong tội giết người.
Đối với một số vụ án khác được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về các tội "giết người, cướp tài sản"; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội "giết người"; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về các tội "hiếp dâm trẻ em, giết người", vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án 06 năm tù về tội "Mua bán phụ nữ" chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng qua giám sát đã xác định các vụ án này có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay các vụ án này đang được điều tra lại.
Kết quả giám sát cho thấy 03 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết. Thực trạn này đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng.
UBTVQH cũng cho thấy một thực trạng đáng lo ngại hơn là phần lớn các địa phương báo cáo trong nhiều năm chưa phát hiện thấy trường hợp nào làm oan người vô tội. Tuy nhiên, có một số địa phương lại để xảy ra nhiều trường hợp làm oan như các tỉnh Sóc Trăng (7 người), Khánh Hòa (6 người), Thanh Hóa (5 người), Vĩnh Phúc (4 người), Đắk Lắc (4 người), Cần Thơ (4 người), Bến Tre (3 người), Bình Phước (3 người), Quảng Trị (2 người), Cà Mau (2 người), Đà nẵng (2 người) và một số địa phương khác mỗi tỉnh một người.
"Hầu hết các trường hợp bị oan trong những năm gần đây đều được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng qua kiểm tra, phát hiện và cơ bản được khắc phục, xử lý ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, nhưng cũng có trường hợp bị oan chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người bị oan."UBTVQH nhận định.
Báo cáo giám sát của UBTVQH nêu rõ, về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, của Hiến pháp thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bất cập. Trong 3 năm vừa qua, còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bị oan; có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân với công lý, giảm sút uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật... Bên cạnh việc để xảy ra các trường hợp làm oan người vô tội, kết quả kỳ giám sát này còn cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những thiếu sót, sai phạm trong việc áp dụng pháp luật. Điều đáng nói, một số sai lầm trong việc áp dụng pháp luật đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp do có khiếu nại gay gắt sau đó báo chí vào cuộc, dư luận phản ánh thì cơ quan có trách nhiệm mới xem xét, xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp bị oan, sai chủ yếu về lỗi chủ quan của một số người tiến hành tố tụng gây nên. Về tình hình oan sai thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra, trong 3 năm qua, cơ quan điều tra còn để quá hạn 9.754 tin tố giác tội phạm, chiếm 3,1%; nhiều trường hợp xác minh không đầy đủ, giải quyết chưa đúng, tiềm ẩn việc bỏ lọt tội phạm. Trong 2 năm 2013-2014, Viện Kiểm sát các cấp đã phát hiện 8.715 trường hợp vi phạm và ban hành 2.419 yêu cầu, kiến nghị cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Đồng thời, cơ quan điều tra còn để xảy ra nhiều trường hợp khởi tố, không khởi tố vụ án thiếu căn cứ, không đúng pháp luật. Theo đó, Viện Kiểm sát các cấp đã phát hiện, hủy bỏ 240 quyết định khởi tố vụ án và 116 quyết định không khởi tố vụ án, yêu cầu khởi tố 1.213 vụ án do một số cơ quan điều tra chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, phối hợp chưa chặt chẽ với Viện Kiểm sát để phân loại, xử lý ngay từ khi có kết quả xác minh thông tin tội phạm. Việc bắt, tạm giữ hình sự còn để xảy ra nhiều trường hợp phải chuyển xử lý hành chính. Theo báo cáo, còn 4.998 người bị bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính, chiếm 2,3% số người bị tạm giữ. Về tình hình bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra, UBTVQH nhận thấy, còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi và trong một số trường hợp chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan, sai. Qua giám sát cho thấy, những trường hợp đình chỉ điều tra là có dấu hiệu làm oan, bỏ lọt tội phạm. Tại các địa phương, nhiều trường hợp đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự với các bị can phạm tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng là sai, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Ngược lại, có những trường hợp đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm lại có dấu hiệu làm oan. Về oan, sai thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát đã đạt kết quả tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, cùng với việc để xảy ra 27 trường hợp làm oan người vô tội thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện Kiểm sát, quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát tư pháp của Viện Kiểm sát các cấp còn để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm. Về những thiếu sót, sai phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, Đoàn giám sát nhận thấy có 1.653 bị cáo cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại, trong đó chưa đủ căn cứ kết tội 629 bị cáo, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội là 186 bị cáo, sai tội danh 110 bị cáo, áp dụng hình phạt không đúng 190 bị cáo. Từ đó, UBTVQH cũng chỉ ra những nguyên nhân của tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng. Đó là, một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật, còn yếu về năng lực, trình độ, chưa thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật, yếu kém về năng lực, trình độ, có biểu hiện bệnh thành tích, nôn nóng trong giải quyết vụ án, chưa bảo đảm đúng nguyên tắc "suy đoán vô tội". Từ đó có thái độ với người bị bắt, bị can, bị cáo như người có tội. Hồ sơ vụ án hình sự còn nặng về buộc tội, tại phiên tòa, kiểm sát viên còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng (buộc tội). Quá trình tranh tụng tại nhiều phiên tòa còn hình thức, chủ yếu do lỗi chủ quan của thẩm phán, kiểm sát viên. Một bộ phận người tiến hành tố tụng còn yếu kém về phẩm chất, đạo đức, buông lỏng trách nhiệm công vụ. Việc phối hợp liên ngành trong một số trường hợp chưa đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Chất lượng trưng cầu giám định còn hạn chế... Qua đó, UBTVQH kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng quán triệt sâu sắc của văn bản pháp luật về công tác tư pháp, Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, nghiêm túc chấp hành pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử, không để xảy ra oan, sai. Khi đã xác định bị oan thì phải kịp thời minh oan, bồi thường thỏa đáng cho người bị oan theo quy định pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm đối với người mắc sai phạm cũng như trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan tố tụng đã gây nên oan, sai đối với công dân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đốt đô la giả giải xui, người bán vé số có đáng bị xử lý? Theo luật sư, cơ quan điều tra phải làm rõ nguồn gốc số tiền đô la giả, mục đích sử dụng số tiền này, quá trình lưu hành số tiền từ đó mới có căn cứ xử lý. Mới đây, dư luận xôn xao trước sự việc VKSND tỉnh Đồng Tháp phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt giam có thời hạn đối...