Xin lỗi, tôi chỉ là trai Thanh Hóa!
Mới đây, đọc những tin về Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc kỳ thị người Việt Nam trước một số “con sâu làm rầu” nồi canh mà tôi cảm thấy hết sức buồn phiền và bức xúc.
Chỉ một số ít người Việt Nam có hành động xấu như trộm cắp, mất vệ sinh, tham lam… mà làm ảnh hưởng tới cả một hình ảnh đất nước Việt Nam trong con mắt người nước ngoài.
Nhưng đó là người ngoại quốc nhìn vào chúng ta. Còn chính trong nội đất nước Việt Nam thôi, tôi cũng thấy nhiều sự kỳ thị với những người ở một số tỉnh miền Trung mà điển hình là Thanh – Nghệ – Tĩnh (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh). Bản thân tôi cũng từng bị kỳ thị. Người trong một nước mà còn không thương không hiểu thì trách gì người ở xứ xa xôi. Nhưng, tôi sẽ nói cho bạn biết, chỉ những người thiểu năng mới để sự kỳ thị đó tồn tại trong cá nhân mình và trong cộng đồng. Vì sao ư?
Tôi chẳng ngại mà còn tự hào mình là Hoa Thanh Quế. Ông bà, bố mẹ tôi là nông dân đó, thì đã sao?! Họ lao động chân chính, không làm việc bất lương, không nằm ngửa ăn sẵn. Mồ hôi nước mắt của họ nuôi sống cả gia đình và nuôi tôi ăn học. Tôi mỗi năm lên một lớp, cao lớn hơn về thể chất, trưởng thành hơn về nhân sinh quan là nhờ cái gốc nông dân ấy. Tôi tự hào về nguồn gốc của mình. “Nhà quê” chẳng có gì là xấu mà đẹp, rất đẹp, trong tôi và trong rất nhiều người, tôi tin chắc như vậy.
Tôi cũng nghe những chuyện người Thanh – Nghệ – Tĩnh xấu xí như ki bo chỉ biết ăn của người, cục bộ địa phương, kết bè kéo cánh, ngang bướng chả biết phải trái, sẵn sàng dùng miệng và tay chân để giải quyết vấn đề… Nhưng sự gì cũng có lẽ của nó.
Miền Trung và Thanh Hóa nói riêng là mảnh đất nghèo khó, khắc nghiệt nhất của Việt Nam. Các bạn thành phố chắc chắn không bao giờ hiểu những gió lào, cát trắng, khi bão tang thương nước ngập mắt người, khi một giọt mưa không có… Phải vật lộn với cuộc sống như thế, đương nhiên người quê tôi phải chắt chiu (tiết kiệm thôi là chưa đủ), yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Cái tính đoàn kết ấy là tích cực chứ, bởi nếu không, cả một xứ gần như thuần nông làm sao chống chọi nổi với thiên tai địch họa. Chỉ có điều, một số cá nhân biến sự đoàn kết ấy thành bè phái, địa phương hóa, đặc biệt là khi ra ngoài xã hội, làm việc với nhiều người ở nhiều vùng miền. Ấy là sự không nên không phải.
Dân quê cũng vốn thật thà chất phác, bộc trực, có sao nói vậy nên dễ mất lòng. Nhưng sao các bạn không nghĩ tới câu “mất lòng trước, được lòng sau” để thấy ưu điểm của sự thẳng thắn. Người Thanh Hóa có bênh vực, giúp đỡ nhau khi buồn vui, hoạn nạn, tai ương thì cũng là tính nhân bản. Ai thấy bạn mình bị ức hiếp, oan trái mà lặng im mới là hèn. Chỉ có sự bạo động thái quá, dễ nổi khùng và gây gổ mới là đáng lên án thôi.
Video đang HOT
Nếu hôm nay, bạn thấy bực mình hay giận dữ, tủi hổ vì bị người ngoại quốc rêu rao dè bỉu thì những người Thanh Hóa hay Nghệ An, Hà Tĩnh bị chính đồng bào mình kỳ thị. Tôi đã từng đấm vỡ mồm một cậu đồng nghiệp (tôi đang làm việc tại Hà Nội) vì dám gọi tôi là “cái thằng Hoa Thanh Quế” với giọng miệt thị đến kinh người, mà chẳng vì một lý do nào có thể chấp nhận được cả. Tôi tốt nghiệp đại học bằng đỏ, nói tiếng Anh không xoàng, làm chuyên môn cực tốt, nên chẳng hiểu vì sao mình bị ghét. Hay tại tôi cần cù, thông minh, được việc, được lòng cấp trên nên mới bị ghen ghét? Hay nhiều lúc, tôi hỏi người vì sao lại nói một người khác như thế này thế khác thì nhận được những câu trả lời không thể tưng tửng hơn là “vì ghét cái mặt” hoặc “tại ghét cái thái độ”. Đấy, có liên quan gì tới Thanh với Nghệ đâu mà người ta vẫn chửi quàng chửi xiên vào. Đó, thế là ai đúng ai sai?
Một thông báo thể hiện rõ sự thiểu năng của người đăng tin tìm bạn cùng trọ?
Xã hội là một tập hợp của các cá thể mà mỗi cá thể lại mang những tính cách khác nhau và ít nhiều tính cách ấy mang tính đặc trưng của vùng miền nhưng đâu đâu chẳng có người xấu người tốt. Đừng vì Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân nhất nước nên đương nhiên tỷ lệ “cá biệt” cũng sẽ nhiều hơn mà bạn quy chụp một vài cá thể lên thành chuyện vùng miền. Cá nhân với cá nhân đã đành những có những doanh nghiệp còn trưng biển không tuyển dân Thanh – Nghệ – Tĩnh thì tôi cho rằng lãnh đạo của doanh nghiệp ấy bị thiểu năng thật sự, rằng cái doanh nghiệp ấy sẽ không thể nào phát triển được. Bởi thay vì đổi mới đầu óc, trọng dụng người tài, xiết chặt kỷ luật hoặc giáo dục ý thức thì họ lại đang thể hiện rõ một sự thiếu tôn trọng trắng trợn với người lao động. “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, ngay từ đầu người cầm quân đã thể hiện một sự thiếu công bằng như vậy thì làm gì có sự công tâm và không bao giờ người lao động tận tâm với một doanh nghiệp như thế.
Xưa vẫn có câu truyền “chè Thái, gái Tuyên” và nay tôi nghe vẫn câu đó mà được thêm thành “trai Thanh, chè Thái, gái Tuyên”, ý đề cao trai Thanh Hóa, mà lấy làm tự hào. Ít ra, vẫn có nhiều người ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp của trai Thanh Hóa cho xã hội. Vì thế, nếu bạn vẫn còn để trong đầu mình tư tưởng “Hoa Thanh Quế” là xấu xí đáng xem thường, xa lánh thì bạn nên xem lại đầu óc của mình. Bởi biết đâu, khi bạn cứ cư xử và thể hiện thái độ như vậy, thì chính trong đầu chúng tôi cũng sẽ hình thành suy nghĩ “người Hà Nội xấu xí” hay “người Hải Phòng xấu xí” cũng nên.
Hãy là chính mình và nhìn nhận khách quan bạn ạ!
Theo VNE
Nhục nhã vì bị chửi là nghèo kiết xác, ở 'chuồng chim'
Tôi đang đứng giữa hai lựa chọn, một là quyết cưới cô ấy mà không có bố mẹ vợ, người yêu tôi cũng "mất" luôn bố mẹ đẻ, hai là để cô ấy đi lấy chồng già giàu sụ theo ý nguyện của song thân.
Đầu tiên, phải kể rằng chúng tôi đến với nhau khá muộn màng. Tôi đã 33, còn người yêu tôi đã 30. Tôi ở Hà Nội, còn cô ấy ở Hải Phòng, tình cờ quen nhau qua một triển lãm liên quan tới công việc.
Gái 30 đã toan về già nên chuyện cô ấy bị gia đình giục giã ép uổng diễn ra thường xuyên. Vấn đề là ở chỗ, bố mẹ không mừng vui khi cô ấy yêu tôi như bao gia đình đang lo con gái ế khác. Bố mẹ người yêu tôi khinh tôi ra mặt, nói tôi là giai Hà Nội mà nghèo kiết xác vì tôi chỉ là công chức bình thường, chả xứng với con gái "lá ngọc cành vàng" của nhà họ.
Thực sự, người yêu tôi là chị cả trong một gia đình có 3 cô con gái. Hai cô em xét về ngoài hình thì xinh đẹp hơn hẳn người yêu tôi và đều đã đã lấy chồng. Nhưng họ không hạnh phúc. Một cô đang ly thân còn một cô thì đã bỏ chồng về ở với bố mẹ đẻ. Tôi biết lý do là vì hai cô em này quá kênh kiệu và sành điệu, ham lấy chồng giàu, lại vớ phải người chẳng ra gì, hay cờ bạc đàn đúm nên cuối cùng đều tan đàn xẻ nghé.
Nhưng lạ thay bố mẹ người yêu tôi chẳng lấy đó làm buồn, lúc nào cũng dương dương tự đắc con gái mình xinh đẹp giỏi giang, nhất định phải lấy đại gia mới xứng, lỡ dở rồi thì kiếm đại gia khác, đất Hải Phòng thiếu gì người giàu có. Cứ thế, họ không những chẳng khuyên giải con gái sống làm sao cho phải đạo và hạnh phúc mà còn là động lực để hai cô em kia sa chân vào chốn tìm chồng đại gia, bất chấp có tình yêu và hạnh phúc hay không.
Người yêu tôi thì khác, cô ấy trầm tính và đằm thắm, hiền lành, khác hẳn hai cô em gái. Đã một lần dang dở sau một mối tình kéo dài hơn 3 năm, cũng bởi sự cấm cản của bố mẹ, cô ấy sống khép mình. Tới khi gặp tôi thì con tim cô ấy mới vui vẻ trở lại. Tôi cũng rất yêu cô ấy và muốn sớm kết hôn vì cả hai đều đã nhiều.
Dù biết bố mẹ cô ấy chẳng ưa gì tôi nhưng tôi vẫn "mặt dày" tới nhà xin phép và ngỏ chuyện cưới xin đàng hoàng. Nhưng đáp lại tấm chân tình của tôi là một tràng ngôn từ thật kinh khủng.
Bố cô ấy thì vỗ mặt tôi: "Cậu nhìn lại mình đi! Đàn ông ba mấy tuổi, lại còn giai Hà Nội, mà nhà lầu xe hơi không có? Cậu cưới con gái tôi về ở cái "chuồng chim" (căn nhà nhỏ của tôi trong một ngõ nhỏ ở Hà Nội) ấy mà không thấy kém cỏi nhục nhã à? Con gái tôi phải lấy chồng giàu sang mới xứng! Kể cả nó chết già thì tôi cũng không bao giờ đồng ý cho nó cưới cậu, trừ khi cậu có lễ dạm ngõ là 1 tỉ tiền tươi.". Rồi ông cười khẩy, không che giấu sự miệt thị mà ném thẳng cái ánh mắt nụ cười ấy vào tôi.
Không nói tôi nhưng mẹ cô ấy quay sang dạy con: "Mày đúng là con dở người. Như người ta, gặp chỗ giàu sang thì phải ưng ngay rồi, đằng này, giới thiệu cho mày bao nhiêu đám thì mày đều nguây nguẩy. Giờ mày muốn cưới thằng cù lần nghèo rớt mùng tơi thì sau này cái thân mày với bố mẹ biết nhờ vào đâu. Ngu thì mới chôn thân vào chốn í!".
Tôi nhục nhã một thì người yêu tôi cũng khốn khổ vật vã mười lần. Bố mẹ cô ấy cấm cửa tôi, quản lý con gái như tội phạm, dọa từ mặt... Và bây giờ là ép cô ấy lấy một ông chồng ngoài 50 già khọm, đã bỏ hai đời vợ, nhưng giàu chả thiếu gì. Cô ấy còn khóc kể, bố mẹ cô ấy còn hay đay nghiến "Mày là con cả, nhưng giờ chúng tao chẳng trông cậy gì vào mày được nữa. Mày cứ quyết yêu với cưới thằng nghèo đó thì đừng nhìn mặt bố mẹ mày nữa! Vì như thế là mày cố tình bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ mày rồi"..
Người yêu tôi có vẻ quyết tâm khi nói rằng cô ấy sẽ bỏ nhà theo tôi dù có ra sao, không cần đám cưới hay sự chúc phúc của hai họ. Nhưng chính tôi lại đang băn khoăn day dứt vì như thế, cô ấy sẽ bị bố mẹ từ bỏ, trở thành con bất hiếu. Mà tôi cũng nghèo thật, sợ không làm cô ấy hạnh phúc. Tôi yêu cô ấy nhưng không muốn cô ấy phải bất hạnh. Tôi có nên theo phương án của người yêu không?
Theo VNE
Nổ súng trấn áp 2 kẻ chống người thi hành công vụ Trong lúc CSGT đang lập biên bản một người bạn mình thì Thái Tuấn chạy xe đến yêu cầu CSGT đo nồng độ cồn lại. Tuy nhiên, lực lượng chức năng không đồng ý thì tên này cùng một người bạn khác lao vào hành hung lực lượng làm nhiệm vụ. Ngày 9/12, Công an huyện Nhà Bè, TPHCM cho biết đã khởi...