Xin lỗi thằng bạn thân
Tuần mới, vẫn như mọi ngày, nó cùng hắn xuống căng tin. Vẫn khoác vai, cầm tay và không quên nói một câu chắc nịch…
Hắn ỳ ạch vác cả “cái phòng” đến ký túc xá cho nó. Nó không thuộc diện hộ chính sách, hộ nghèo, hộ ở xa mà thuộc hộ “bướng”. Nó là tân sinh viên. Nhà nó ở tại cái đất thủ đô này nhưng nó đòi bố mẹ cho ở trọ để được hưởng cảm giác theo nó là của một sinh viên thực sự. Là gì ư? Xa nhà, một mình và sống với những người không quen biết. Vậy là cách an toàn nhất bố mẹ nó chọn cho nó là vào ở ký túc xá của trường để được quản lý một cách nghiêm ngặt.
Ông mãi là người bạn mà tôi tin tương nhất, quý trọng nhất. Ảnh minh họa: Internet
Nhưng nó có biết đâu hắn buồn vô hạn. Làm gì còn ai để hắn đưa đón mỗi buổi học. Vì nó mà hắn thi vào trường này nhưng khác lớp. Vậy là không còn được gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Hắn nghĩ mưa dầm bao nhiêu năm như vậy còn chả thấm được đằng này lại chỉ được gặp nhau ngoài giờ học, sợ rằng nó sẽ quên hắn mất.
Hắn tranh thủ mọi thời gian rảnh trên trường. Hôm nào hắn cũng chuẩn bị đồ ăn sáng để kiếm cớ chạy sang lớp nó, rồi sợ nó đói, hắn kéo nó xuống căng tin của trường. Vậy là giờ ra chơi nào cũng thấy mặt hắn bên lớp nó. Điều đó như cái dấu đóng trên trán nó rằng nó đã có đuôi. Mà hắn có thua kém mấy thằng con trai trong trường này đâu cơ chứ. Còn nó, nó vô tư đi bên hắn, đi bên một thằng bạn thân. Vẫn khoác vai, véo tai, đá chân, cầm tay nhau chạy như đã bao nhiêu năm nó quen với hắn.
Tuần đầu tiên nó được nghỉ. Về nhà, việc đầu tiên nó làm là sang thăm căn phòng của hắn . Đây là nơi tụ tập lũ bạn thân của cả hai đứa vào mỗi tuần và cũng là chỗ mà nó luôn phải dọn dẹp, sắp xếp dù không được sở hữu. Vẫn thói quen cũ, nó chạy lên phòng hắn khi hắn không có nhà. Nó ngạc nhiên vô cùng khi căn phòng bỗng ngăn nắp một cách khó hiểu. Soi mói góc học tập. Chà, nhiều sách quá ta. Nó dừng tay ở một cuốn sổ bìa cũ, vô tư xem cuốn sổ. Nó nhận ra xem trộm cuốn sổ của hắn, nhưng đọc một trang nó không thể không đọc những trang tiếp theo dù biết sẽ cảm thấy vô cùng có lỗi với hắn. Nó tái mặt, gấp vội cuốn sổ. Nó chạy vội ra cửa, vừa lúc hắn về.
Tuần mới, vẫn như mọi ngày khác, nó cùng hắn xuống căng tin. Vẫn khoác vai, cầm tay và không quên nói một câu chắc nịch:
- Cảm ơn ông bạn thân của tôi. Ông mãi là người bạn mà tôi tin tương nhất, quý trọng nhất.
Rồi nó cười híp mắt. Còn hắn, hắn chỉ biết nhếch môi.
Video đang HOT
Theo VNE
9 cách để cãi nhau không gây tổn thương tình cảm
Việc đôi khi xảy ra xung đột, 'chiến tranh' giữa bạn bè, người yêu... là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống.
Vấn đề là làm thế nào để nó không ảnh hưởng, không làm tổn thương tình cảm đôi bên, thậm chí lại trở thành cầu nối để cả hai có thể xích gần nhau hơn?
giải quyết tranh luận sớm, thì cách tốt nhất là nói trực diện vào vấn đề, không bóng gió này nọ. Ảnh minh họa: Internet
1. Dùng ngữ câu "Em/ anh nghĩ rằng..." để biểu đạt quan điểm
Các chuyên gia Xã hội học Mỹ nhấn mạnh, khi cãi nhau tốt nhất bạn nên dùng nữ câu "em/anh/mình cảm thấy bạn đang làm tổn thương mình", hoặc "Mình cảm thấy ý của bạn là"..., để nhấn mạnh đây chỉ là cảm nhận của cá nhân bạn. Cách nói này sẽ giảm nhẹ bầu không khí căng thẳng của cuộc tranh luận, cũng đồng thời chứng tỏ sự khiêm nhường, từ tốn của bạn rất đáng để đối phương phải tôn trọng.
2. Nói đơn giản, thẳng thắn
Cách nói nhập nhằng, bóng gió rất khó làm cho đối phương hiểu được rốt cuộc bạn đang nghĩ gì, điều gì khiến bạn chưa hài lòng... Muốn giải quyết tranh luận sớm, thì cách tốt nhất là nói trực diện vào vấn đề, không bóng gió này nọ, bộc lộ thẳng thắn quan điểm, cách nghĩ của bạn để đối phương hiểu được trong lòng bạn đang nghĩ gì, muốn gì.
3. Không nên lấy bí mật riêng tư của người khác ra để cười cợt
Cho dù cuộc tranh luận có trở nên vô cùng kịch liệt, lên tới đỉnh điểm chăng nữa, bạn cũng cần tránh nhắc đến bí mật riêng tư của đối phương, hoặc một số vấn đề cá nhân đối phương không muốn nhắc đến. Vi phạm điểm này, bạn sẽ khiến cho niềm tin của người ấy dành cho bạn bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời biến chuyện đang nhỏ như con kiến cũng có thể to bằng con voi ^^.
Mục đích của việc tranh luận là để tháo gỡ vấn đề, chứ không phải là làm cho nó lớn chuyện thêm. Ảnh minh họa: Internet
4. Cho đối phương cơ hội nói
Khi muốn kết thúc những rắc rối, thì một trong những cách làm thông minh nhất là hãy cho đối phương cơ hội giải thích, lý luận và tất nhiên, việc của bạn là nhẫn nại lắng nghe. Có như vậy cả hai mới tìm ra được nguyên nhân thực sự tồn tại khiến cả hai bất đồng là gì để cùng nhau tháo gỡ, giảng hòa.
5. Cho hai bên chút thời gian suy nghĩ, tĩnh tâm
Mục đích của việc tranh luận là để giải quyết tháo gỡ vấn đề, chứ không phải là làm cho nó lớn chuyện, căng thẳng hơn. Bởi vậy, nếu có thể, hãy cho cả hai chút thời gian để cùng nhau suy nghĩ, nhìn nhận lại vấn đề. Từ đó, từng bước một, vấn đề sẽ sớm được tháo gỡ mà không cần phải mất quá nhiều sức.
6. Không nói lời tổn thương đối phương
Đừng bao giờ giận quá mất khôn mà nói những lời phỉ báng, làm tổn thương lòng tự trọng của nhau. Những lời nói độc địa, cay nghiệt có thể sẽ khiến bạn hả giận, nhưng lại vô tình làm tổn thương sâu sắc đến người ấy, đồng thời biến vấn đề từ giản thành phức tạp hơn rất nhiều.
Khi cãi nhau, nếu để mọi người biết và nghe thấy sẽ chỉ khiến hai người rơi vào trạng thái lúng túng. Ảnh minh họa: Internet
7. Không ném đồ hoặc động "thủ"
Dù có tức giận đến đâu, thì việc hất nước, động tay chân, vứt đồ đạc khi cãi nhau là điều cấm kỵ. Bởi bất cứ hành vi phi ngôn ngữ nào sẽ chỉ khiến "đối phương" có ấn tương ngày càng kém về bạn mà thôi.
8. Không nên phân rõ đúng sai
Bạn cần cảnh tỉnh bản thân trong mỗi cuộc cãi vã, đó là vấn đề chính không phải ai đúng ai sai, chỉ là do cách nhìn hai người không đồng nhất và cần tìm ra một điểm chung tương đồng giữa hai người. Hiểu rõ điều này, mọi xung đột mới có thể tháo gỡ một cách nhanh chóng, triệt để.
9. Không nên để mọi người xung quanh biết
Khi cãi nhau, nếu để mọi người biết và nghe thấy sẽ chỉ khiến hai người rơi vào trạng thái lúng túng, dễ bị rối bời. Đã thế, cả hai sẽ bị mọi người xung quanh nhận xét này nọ không hay.
Bởi vậy, dù có bực mình đến mấy, thì lời khuyên chân thành là hai bạn nên tìm một nơi yên tĩnh, vắng vẻ để tranh luận cho rõ ràng và không lo bị làm phiền.
Theo VNE
Cách hôn 'bán đứng' tình sử của chàng Chàng hôn bạn theo kiểu nào, kiểu 'chuồn chuồn lướt nước', hôn điên cuồng hay nụ hôn nhẹ lên trán? Mỗi cách hôn đều có ẩn ý riêng của nó đấy ^^. 1. Hôn kiểu "chuồn chuồn lướt nước" Người ấy nhút nhát, rụt rè, mặc dù đã yêu bạn đã rất lâu rồi nhưng vẫn không dám chủ động tấn công, vì...