Xin lỗi sự cố Vietjet Air đáp nhầm sân bay: Hoan hô Bộ trưởng!
“Hoan hô ngài Bộ trưởng luôn có những hành động tích cực trước các vấn đề của ngành…”, độc giả Nguyễn Hải bày tỏ.
Liên quan đến sự cố hãng hàng không VietJet Air chở hành khách đi Đà Lạt nhưng lại đáp xuống sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), chiều ngày 25/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm.
Tại cuộc họp, Bộ tưởng Đinh La Thăng đã chính thức lên tiếng xin lỗi người dân, xin lỗi hành khách. “Thay mặt lãnh đạo Bộ, tôi xin lỗi người dân, xin lỗi hành khách vì đã để tình trạng này xảy ra”, Bộ trưởng nói.
Xác định trong sự cố này có trách nhiệm của quản lý nhà nước, còn VietJet Air là lỗi trực tiếp, Bộ trưởng Đinh La Thăng khiển trách Cục trưởng Cục hàng không – ông Lại Xuân Thanh vì báo cáo chậm, yêu cầu VietJet Air nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc bưng bít thông tin, chậm công bố thông tin đầy đủ và không có người phát ngôn chính thức về vụ việc.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định do Vietjet phát triển quá nhanh nên năng lực chuyên môn, đội ngũ nhân lực chưa theo kịp.
Trong cuộc họp, Bộ trưởng yêu cầu Cục Hàng không đánh giá lại điều kiện của hãng hàng không tư nhân Vietjet và không cho phép đơn vị này nhận thêm tàu bay nếu không đủ điều kiện.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kết luận Cục Hàng không cần tăng cường giám sát với Vietjet Air. Theo Bộ trưởng, do hãng hàng không tư nhân này có quy mô phát triển nhanh nên trình độ năng lực chuyên môn, đội ngũ nhân lực chưa theo kịp. Theo Bộ trưởng, với mô hình như thế phải tăng cường giám sát, thậm chí giám sát hàng ngày.
Người đứng đầu ngành Giao thông cam kết có hình thức kỷ luật cao hơn nếu những sự cố tương tự lặp lại.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu đến ngày 5/7, Cục Hàng không Việt Nam phải có báo cáo cuối cùng về vụ việc và kết quả kiểm điểm, xử lý các cá nhân có liên quan, báo cáo Chính phủ và Ủy ban An toàn An ninh hàng không quốc gia và đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cần thiết.
Video đang HOT
Sự vào cuộc kịp thời và quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng để giải quyết sự cố hy hữu xảy ra với hãng hàng không VietJet Air vào ngày 19/6 vừa qua nhận được sự ủng hộ, đồng tình từ phía dư luận.
Độc giả Nguyễn Hải bày tỏ: “Hoan hô ngài Bộ trưởng luôn có những hành động tích cực trước các vấn đề của ngành. Hy vọng giao thông của Việt nam sẽ tốt hơn vì có những người làm việc như ngài”.
Độc giả Nguyễn Đức bình luận: “Tôi rất đồng tình với ông Thăng, thẳng thắn và minh bạch”.
“Hoan nghênh Bộ trưởng Thăng, cần phải nhìn thẳng vào sự thật thế này ngành giao thông vận tải mới phát triển được”, độc giả Trương Viết Duy nói.
Bên cạnh đó, tỏ thái độ băn khoăn độc giả Nguyễn Văn Cường viết: “Rất hoan nghênh Bộ trưởng ra những quyết định đúng đắn, kiên quyết. Nhưng thật sự thì liệu sau sự cố này các hãng hàng không tại Việt Nam có đảm bảo được chất lượng tốt hơn không?
Là người một năm đi lại trên các chuyến bay không phải ít, nhưng tôi nhận thấy càng ngày càng thấy nhiều lỗi hơn. Đặc biệt chậm giờ bay, một chuyến bay chậm 30 phút, một máy bay gần 200 khách như vậy đã làm chậm gần 100 giờ. Nếu tính số giờ này với nền kinh tế mà 200 khách kia làm ra thì bao nhiêu? Đó là chưa kể những vị khách có những công việc làm ăn, nền kinh tế thực sự tổn thất bao nhiêu? Tại sao chưa thấy có hãng hàng không nào phải đền bù cho sự chậm trễ này? Có lẽ phải nhìn nhận lại!”
Chia sẻ ý kiến của mình, độc giả Bùi Xuân Lâm cho rằng VietJet Air nên có chế độ bồi thường với những hành khách trong chuyến bay VJ8575 này: “Đề nghị Vietjet Air phải có bồi thường đúng theo luật hàng không chứ không chỉ phạt, khiển trách, xin lỗi suông được. Khi hành khách vi phạm đều chịu các hình thức kỷ luật nghiêm ngặt, chặt chẽ của ngành hàng không thì chúng tôi cần có sự đối xử công bằng”.
Độc giả Quang Minh cũng cho rằng: “Việc lần này, Bộ trưởng đã chỉ ra “điểm yếu chết người” của Viejet Air, đó là bài toán tăng trưởng nóng. Nếu không giải được bài toán này, thì những thông tin kiểu như Vietjet Air mua thêm bao nhiêu chiếc máy bay nữa cũng chỉ khiến khách hàng hoang mang hơn chứ không thấy được sự lớn mạnh của một hãng bay”.
Nhận định cách xử lý được xem là khá quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong sự cố Vietjet Air lần này, độc giả Minh Tân cho rằng: “Những người đứng đầu ngành nói xin lỗi đã khó, tuy nhiên, để thực hiện những cam kết sau lời xin lỗi còn khó hơn. Mong Bộ trưởng vẫn giữ được sự điều hành quyết liệt như thế để ngành GTVT Việt Nam ngày càng tốt hơn lên”.
Theo Giáo Dục
Giám sát đặc biệt đối với VietJet Air
Kể từ ngày 26-6, mọi hoạt động khai thác của Hãng VietJet Air (VJA) sẽ được giám sát trực tiếp hằng giờ, không chỉ ở sân bay mà cả bộ phận xếp lịch bay trong thời hạn một tháng, trước khi có quyết định khác.
Hành khách sử dụng dịch vụ của VietJet Air - Ảnh: Châu Anh
Ông Lại Xuân Thanh - cục trưởng Cục Hàng không VN - khẳng định khi trao đổi về "hậu sự cố" máy bay của VJA đưa khách đi nhầm sân bay. Ông Thanh cho biết: Tháng 4-2014, chúng tôi cũng thực hiện thanh tra định kỳ VJA về duy trì đủ điều kiện chứng chỉ người khai thác máy bay (AOC), cũng như đặt ra yêu cầu đánh giá tổng thể hệ thống của VJA. Qua thanh tra cho thấy VJA vẫn đủ điều kiện duy trì AOC nhưng còn những hạn chế và tồn tại cần khắc phục.
Ông Lại Xuân Thanh - Ảnh: T.Phùng
- Đó là hệ thống khai thác của VJA cần phân tách rõ hơn vị trí đứng đầu ở các khối đào tạo huấn luyện, khai thác, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, được phép kiêm nhiệm nhưng có chỗ quá tải công việc. Cục yêu cầu VJA hoàn thiện hệ thống quản lý khai thác như tăng nhân lực cho hệ thống đánh giá an toàn nội bộ (ở bộ phận quản lý), hệ thống điều phối, đào tạo huấn luyện nâng cao. Nói chung hạn chế, tồn tại của VJA ở hệ thống khai thác chủ yếu ở vấn đề nhân lực, có chỗ là năng lực chưa đảm bảo.
Những vấn đề này cần có thời gian chứ không thể xử lý được trong một vài ngày, nên chúng tôi yêu cầu VJA phải khắc phục xong trong thời gian ba tháng kể từ ngày 7-5 trước khi đánh giá lại. Trong quá trình đó, cục phải thực hiện và giám sát theo từng giai đoạn. Đáng tiếc là đang trong giai đoạn tăng cường giám sát này thì xảy ra sự cố đưa khách đi nhầm sân bay, mà lỗi đầu tiên xảy ra ở nhân viên điều phối của hãng và hệ thống triển khai lịch bay. Xảy ra đúng ở nội dung khuyến cáo của cục.
* Từ khi cục kiểm tra đến khi xảy ra sự cố, VJA vẫn bố trí một nhân viên điều phối ở Nội Bài. Tại sao cục không yêu cầu bổ sung ngay nhân viên?
- Hoạt động điều phối công việc hết sức phức tạp khi thực hiện cả hệ thống kế hoạch bay trong ngày. Bay đi đâu, nhân viên điều phối phải lấy số liệu khí tượng, nắm được tổ bay nào thực hiện chuyến bay, tổ bay còn đủ giờ bay hay không. Phải nắm hết rồi mới đi làm thủ tục bay. Trong khi đó thời gian quay đầu máy bay nhanh, nhiều chuyến bay trong ngày mà một người thực hiện thì quá tải.
- Tuy nhiên vị trí điều phái phải được đào tạo, thi và được cấp chứng chỉ nên hãng cần thời gian để bổ sung. Vì vậy, Cục yêu cầu giảm tải bằng cách yêu cầu phi công vào làm thủ tục một số chuyến bay. Quy trình này phi công làm tốt vì ngày trước quy định phi công làm thủ tục bay. Về sau khối lượng công việc của phi công tăng và muốn máy bay quay đầu nhanh nên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) mới ban hành tiêu chuẩn mới cho phép người đại diện (nhân viên điều phối) làm thủ tục nhưng phải giao tiếp trực tiếp với tổ lái. Nhưng đang yêu cầu giảm tải như vậy thì điều phái của VJA gây ra vụ việc vừa rồi.
* Có nhận định rằng vì VJA phát triển đội bay nhanh nên nhân lực không theo kịp?
- Sau khi thanh tra, cục vẫn quyết định cho VJA duy trì khai thác nhưng phải khắc phục các tồn tại theo thời hạn, và sau sự cố cục phải cử người vào giám sát đặc biệt. Theo đó, mọi hoạt động khai thác của hãng này sẽ được giám sát hằng ngày, hằng giờ, không chỉ ở sân mà cả bộ phận xếp lịch bay theo quy định của ICAO.
* Việc giám sát đặc biệt liệu sẽ giúp hãng hoạt động tốt hơn?
- Chúng tôi đặt ra thời gian giám sát đặc biệt một tháng, vừa thực hiện chức trách quản lý nhà nước nhưng cũng tạo cho hãng sự yên tâm về khai thác khi có giám sát đặc biệt hằng ngày. Sau một tháng, VJA khắc phục hết tồn tại thì người của họ sẽ học được nhiều từ người của Cục Hàng không, do đây đều là những người giỏi, từng được mời đi đánh giá ở các hãng hàng không quốc tế.
Cục đưa người giám sát đặt biệt thì hãng cũng có cơ hội rảnh tay hơn trong việc khắc phục tồn tại, chứ không phải vừa bay vừa lo vừa đi tìm người. Có thể nói việc giám sát đặc biệt không phải là sự khó dễ gì với hãng mà là một cơ hội.
* Qua điều tra vụ việc cũng phát hiện sai sót trong thực hiện quy trình của các đơn vị quản lý nhà nước, thưa ông?
- Từ trước tới nay Cục Hàng không luôn khẳng định một khi đã xảy ra lỗi hệ thống thì bao giờ cũng có lỗi quản lý nhà nước vì cục thực hiện giám sát. Đó là đặc thù mà quản lý nhà nước về hàng không không thể chối bỏ được. Điều quan trọng nhất là tìm ra và trám lỗi hệ thống, chứ bảo nhân viên này, nhân viên kia làm sai thì phạt, đuổi việc thì tác dụng không lớn nếu không sửa cả một hệ thống. Sự cố đằng nào cũng xảy ra rồi, điều quan trọng phải ngăn ngừa làm sao không để xảy ra sự cố tương tự. Muốn vậy phải tìm và trám bằng được lỗi hệ thống mới giải quyết được từ gốc. Chúng tôi không bao giờ vì sợ trách nhiệm nặng nề mà dám không "moi" ra lỗi hệ thống nữa.
Theo Tuổi trẻ
Máy bay hạ cánh nhầm sân bay, Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sự cố của VietJet Air vừa qua là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay. Thay mặt lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ông xin lỗi người dân, xin lỗi hành khách vì đã để xảy ra sự cố trên. Chiều 25.6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông...