Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh, Trần Hữu Hiệp
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh, Trần Hữu Hiệp, vì đức hy sinh cao cả, trong phút sinh tử nhường áo phao cho người khác để mãi mãi ra đi…
Sáng sớm nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy toàn bộ xác 9 nạn nhân vụ đắm tàu thảm khốc ở Cần Giờ tối thứ Sáu tuần trước, trong đó có anh Trần Hữu Hiệp, người đã cởi áo phao nhường cho một phụ nữ để rồi mãi mãi ra đi ở tuổi 25.
Những người trở về bật khóc khi nhớ đến giờ phút sinh tử, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, và đau đáu nhìn xa xăm về phía dòng sông, nơi Trần Hữu Hiệp, người đã trao tặng họ cuộc sống này thêm một lần nữa vẫn còn đâu đó ngoài kia, chưa tìm thấy thi thể.
Trong tích tắc đối đầu với sóng dữ nguy hiểm nhất, Trần Hữu Hiệp dũng cảm cởi chiếc áo phao trên người, trao cho một người phụ nữ đang hấp hối giữa dòng nước, nhường sự sống cho người phụ nữ kia mà không một giây mảy may đắn đo, suy nghĩ, để rồi chính anh kiệt sức, bị cuốn trôi giữa dòng nước xoáy.
Trời xanh có thấu tiếng khóc xé lòng của người phụ nữ trong chút hy vọng manh người thân vẫn đâu đó trong dòng nước xiết ở Cần Giờ.
Tiếng bom rơi đạn lạc trên mảnh đấy này đã đã lùi xa hơn một phần ba thế kỷ, mà ngày hôm nay, đi giữa thời bình, câu thơ năm nào của nhà thơ Lê Bá Dương vẫn đau đến quặn lòng:
…Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Chàng thanh niên 25 tuổi Trần Hữu Hiệp vẫn đâu đó dưới lòng sông kia, đã ba ngày nay, mọi cố gắng nỗ lực tìm thi thể vẫn chưa có kết quả. Anh gửi lại lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình cùng sóng nước, gửi trao cả mạng sống và tuổi thanh xuân còn biết bao hoài bão cho người trở về.
Tôi không còn gọi đó đơn thuần là sự dũng cảm của một người anh hùng, mà cao hơn tất cả, đó là sự vĩ đại của một con người vĩ đại.
Người ta đã nói rất nhiều về người trẻ ngày hôm nay, trong đó có sự hoài nghi vào một thế hệ được sinh ra, lớn lên trong hòa bình và đủ đầy, một thế hệ không thấy quá day dứt khi bắt gặp những số phận kém may mắn hơn mình. Và người ta cũng đang lo ngại về một xã hội với những giá trị đạo đức đang bị đảo lộn.
Video đang HOT
Nhưng Trần Hữu Hiệp đã chứng minh điều ngược lại. Anh để lại bài học về lòng nhân ái cao thượng, đức hy sinh cao cả không gì so sánh được của con người với con người.
Hẳn chúng ta còn nhớ cậu học trò Nguyễn Văn Nam đi vào đề thi tốt nghiệp như một huyền thoại còn sống mãi trong lòng những người ở lại.
18 tuổi, ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời, chàng thanh niên của mảnh đất Đô Lương anh hùng đã dũng cảm hy sinh mạng sống của mình để cứu 5 cậu bé giữa dòng nước xoáy.
Đã ai quên được những tấm gương của Lê Văn Được, Phạm Văn Di, Phạm Quang Vĩnh…những cậu bé học lớp 7, lớp 9 trường làng không sợ hãi hiểm nguy cứu bạn đang chới với giữa sự sống và cái chết.
Thế hệ cha ông ta đã viết nên khúc khải hoàn bất diệt khi không tiếc tuổi thanh xuân và máu xương để gìn giữ nước non này, thì những người tiếp lửa ngày hôm nay, những Nguyễn Văn Nam, Trần Hữu Hiệp cũng viết nên bài ca bất tử về lòng dũng cảm và sự yêu thương con người cao hơn tất thảy.
Tôi tự hỏi, giữa những ồn ào xuôi ngược của cuộc sống, giữa những bon chen ích kỷ của danh lợi, toan tính, thậm chí của những mưu mô xảo quyệt, sẽ có bao nhiêu Trần Hữu Hiệp dũng cảm chọn cái chết về phần mình cho người khác được sống? Bao nhiêu người dám từ bỏ tuổi thanh xuân nhiều ước vọng để người khác được nhìn thấy bầu trời cao xanh và viết tiếp những ước mơ?
Nghĩ về Trần Hữu Hiệp, sẽ có bao nhiêu người không khỏi xấu hổ với chính mình khi hàng ngày chỉ quẩn quanh với bon chen ích kỷ, danh lợi và những điều nhỏ nhặt của cuộc sống?
&’Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai?’. Đứng trước đức hy sinh cao cả của một con người, tôi chỉ biết kính cẩn nghiêng mình, và thấy mình thật nhỏ bé.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh, Trần Hữu Hiệp vì đức hy sinh cao cả, trong phút sinh tử nhường áo phao cho người khác để mãi mãi ra đi…
Câu trả lời cho câu hỏi &’sẽ có bao nhiêu sự lựa chọn dũng cảm như Trần Hữu Hiệp?’, có lẽ chỉ có thể nằm trong trái tim mỗi con người. Nhưng tôi tin, lòng trắc ẩn, nhân ái vẫn luôn tồn tại, và nó sẽ bừng sáng vào những giờ phút của thử thách, khi người ta phải ra quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định đó của mình.
Còn nhớ, khi gấp lại những trang cuối cùng của &’ Mãi mãi tuổi 20‘ Nguyễn Văn Thạc từng viết: &’Nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc….’
Tôi tin rằng Trần Hữu Hiệp, không phải không lường trước được cái chết của mình khi nhường cơ hội sống cuối cùng cho người khác, nhưng anh vẫn chắc chắn với quyết định của mình, bởi đó là khi lòng cao thượng và nhân ái tỏa sáng.
Tôi cũng tin rằng, giống như Nguyễn Văn Thạc, dù không bao giờ còn trở lại, nhưng Trần Hữu Hiệp đã để những dòng sau, về lòng dũng cảm cho người ở lại viết tiếp…
Tôi tự hỏi, giữa những ồn ào xuôi ngược của cuộc sống, giữa những bon chen ích kỷ của danh lợi, toan tính, thậm chí của những mưu mô xảo quyệt, sẽ có bao nhiêu Trần Hữu Hiệp dũng cảm chọn cái chết về phần mình cho người khác được sống?
Theo VTC
Gặp "dũng sĩ" nhỏ tuổi cứu 5 bạn khỏi tay thủy thần
"Tắm xong, em định ra về thì nghe tiếng các bạn kêu cứu ở dưới sông. Lúc đó, em nghĩ làm sao cứu các bạn lên bờ an toàn thôi chứ không đắn đo gì" - Lê Văn Được, nam sinh lớp 9 vừa cứu 5 bạn nhỏ thoát khỏi đuối nước, chia sẻ.
Một mình dũng cảm cứu 5 nữ sinh
Những ngày qua, người dân huyện huyện Thanh Chương (Nghệ An) không ngớt lời khen ngợi hành động dũng cảm của em Lê Văn Được - học sinh lớp 9B trường THCS Thanh Ngọc (trú tại xóm Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc) đã xả thân cứu 5 em nhỏ thoát khỏi miệng "Hà Bá" vào chiều ngày 17/6.
Em Lê Văn Được cùng 5 bạn gái được Được cứu sống tại sông Gang (xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào chiều ngày 17/6.
Chiều ngày 19/6, chúng tôi tìm về gia đình em Lê Văn Được khi câu chuyện vẫn đang rất râm ran. Ở nhà Được vẫn thường được gọi với cái tên giản dị: "thằng Tèo" nhưng từ khi nghe chuyện Được dũng cảm, mưu trí cứu người, nhiều người dân làng Ngọc Hạ đã "phong" cho em là "dũng sĩ làng".
Mặc dù đã là học sinh cuối cấp 2 nhưng Được có dáng vẻ gầy gò thấp bé hơn so với những bạn cùng trang lứa. Được nhớ lại, buổi chiều ngày 17/6, một đám trẻ đưa trâu đi chăn ở dọc bãi sông Gang đoạn chảy qua xã Thanh Ngọc. Xế chiều, nhóm nữ sinh lội qua đoạn nước nông để sang bên kia sông đưa trâu trở về nhà. Khi lùa được trâu sang sông, nhóm nữ sinh quay lại tranh thủ mò hến thì gặp phải vũng lầy, nước chảy mạnh. Giữa dòng nước xiết, cả 5 em nhỏ chỉ biết ôm nhau khóc, hoảng loạn kêu cứu.
Nghe tiếng kêu cứu thất thanh của đám bạn từ dưới sông, Lê Văn Được ở gần đó đã không ngần ngại lao xuống cứu người. Vì biết bơi thành thạo nên Được đã nhanh chóng cứu được em Nguyễn Thị Uyển Nhi (12 tuổi) và Nguyễn Thị Trang (13 tuổi) lên bờ. Sau đó Được tiếp tục nhảy xuống sông kéo 3 em còn lại đang chới với gồm em Nguyễn Thị Tú (10 tuổi), Trịnh Thị Hậu (13 tuổi) và Nguyễn Thị Phương (13 tuổi).
Khi lên bờ, do bị uống nhiều nước nên em Nhi và Trang có dấu hiệu ngạt nước, khó thở. Thấy vậy, Được đã nhanh trí, bình tĩnh lần lượt tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu cho hai em nhỏ này. "Mấy biện pháp sơ cứu người bị đuối nước em được bố và cô giáo dạy nên em biết và làm theo. Khi mấy bạn tỉnh lại em mới đi gọi mọi người đến cứu và đưa các bạn về nhà", chàng "dũng sĩ làng" nhớ lại.
Việc cứu người dưới sông có thể nguy hiểm đến tính mạng của mình, sao em không gọi người lớn đến giúp? Nghe câu hỏi này, Được thật thà: "Nghe tiếng các bạn kêu cứu dưới sông, em chỉ nghĩ làm sao cứu được các bạn lên bờ an toàn chứ không đắn đo gì, bởi lúc đó không có cách nào khác, gần đó cũng không có người nào cả".
Đại diện huyện đoàn Thanh Chương tặng quà động viên, khích lệ em Được đã dũng cảm cứu người (Ảnh: Tiến Đông)
Câu chuyện về nam sinh Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương I (huyện Đô Lương, Nghệ An) hy sinh thân mình cứu 5 em nhỏ ở sông Lam đã làm lay động hàng triệu trái tim, cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Được. "Ở trường, lớp, chúng em được thầy cô kể rất nhiều về câu chuyện của anh Nam. Anh Nam là tấm gương sáng cho chúng em học tập và noi theo", Được bộc bạch.
Dạy bơi cho trẻ: Không thể chần chừ!
Hai ngày sau khi được cứu sống, 5 bạn gái vừa thoát khỏi tay thủy thần vẫn còn khá hoảng loạn. Em Nguyễn Thị Uyển Nhi (12 tuổi, học sinh lớp 6A, trường THCS Thanh Ngọc) kể: "Vì đều không biết bơi nên lúc sang bên kia sông để đưa trâu về chúng em chọn chỗ nước cạn để lội qua cho an toàn. Trên đường quay về thì gặp phải vùng nước sâu nên gặp nạn. Lúc đó, em chỉ biết bám vào người mấy bạn còn lại. Một lúc sau thì em thấy có người từ đằng sau đẩy mình lên bờ, khi lên bờ em mới biết là mình được anh Được cứu sống".
"Dũng sĩ" nhỏ tuổi với nụ cười hiền khô.
Ngồi kế bên Nhi, em Nguyễn Thị Trang tiếp lời: "Khi bị rơi vào chỗ nước sâu, em bị uống nước khá nhiều. Lúc anh Được cứu em lên bờ thì anh ấy sơ cứu em bằng cách xóc người cho nước ra. Nếu anh Được không nhảy xuống sông cứu thì chắc bọn em chết hết cả rồi".
Nghe tin Được dũng cảm cứu người, bà con làng Ngọc Hạ không hết lời cảm phục nhưng cũng "rùng mình", không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu lúc đó Được không nhanh trí, dũng cảm; nếu Được kiệt sức? Anh Nguyễn Doãn Phú - bố em Nguyễn Thị Tú được Được cứu sống xúc động chia sẻ: "Nếu chậm chút nữa chắc con tôi sẽ không còn sống trên đời. Gia đình tôi vô cùng biết ơn trước nghĩa cử của cháu Được, chính cháu Được đã cứu sống con tôi và là người sinh ra cháu lần thứ hai".
Từ xưa đến nay, dòng sông Gang có lúc hiền hòa vào mùa cạn nhưng cũng trở nên hung dữ vào mùa mưa. Lòng sông chỉ rộng chừng khoảng 50m nhưng đã có không ít vụ đuối nước xảy ra mà phần lớn nạn nhân đều là học sinh. Ông Nguyễn Mạnh Quý - xóm trưởng xóm Ngọc Hạ cho biết: "Hè đến, chúng tôi lo nhất là các em học sinh được nghỉ hè đi chăn trâu, tắm sông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước do phụ huynh không để ý đến. Sau sự việc em Được cứu 5 em nhỏ thoát khỏi đuối nước, các bậc phụ huynh ở đây cũng lưu ý hơn về đảm bảo môi trường an tàn cho các em".
Được là con trai cả trong một gia đình có 3 anh em, cuộc sống gia đình khá khó khăn khi phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Không chỉ là người con ngoan ngoãn, mà Được còn là một học sinh học khá, được thầy cô, bạn bè yêu mến. Mặc dù cuộc sống ở nông thôn còn nhiều thiếu thốn nhưng bố mẹ của Được đều dạy bơi cho các con của mình, phòng những trường hợp xấu.
Chị Lê Thị Lượng (43 tuổi) - mẹ Được tâm sự: "Vì gia đình sống cạnh khu vực gần sông hồ, ao suối nên từ bé, mấy đứa nhỏ trong nhà đều được bố nó dạy bơi và bày cho cách cứu người bị đuối nước cũng như cách hô hấp, sơ cứu người bị đuối nước. Thằng Được bơi giỏi lắm và chắc rất bình tĩnh mới sơ cứu được bạn nó trong vụ đuối nước vừa rồi".
Chiều ngày 19/6, ngay khi biết thông tin em Lê Văn Được quên mình cứu 5 bạn khỏi chết đuối, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã gửi thư biểu dương tinh thần dũng cảm của em. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định trao bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng cho học sinh Lê Văn Được.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận gửi thư khen ngợi em Lê Văn Được Bức thư của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận viết: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tôi được biết, vào hồi 17 giờ ngày 17/6/2013, em Lê Văn Được, học sinh lớp 9B - Trường THCS Thanh Ngọc, trong lúc đang chăn trâu tại khu vực lầy sông Gang, đã dũng cảm cứu được 5 em nhỏ khỏi đuối nước. Cùng với hành động quên mình cứu bạn của em Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12 T7 - Trường THPT Đô Lương 1, huyện Đô Lương, lòng dũng cảm của Được hôm nay là tấm gương sáng cho học sinh cả nước noi theo. Chúc em học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu".
Theo Dantri
Vụ chìm tàu: Tìm được nạn nhân thứ 7 mất tích Theo thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3, đến chiều 4/8, nạn nhân thứ bảy bị mất tích được tìm thấy là Trần Hữu Hiệp (SN 1985). Đến chiều 4/8, nạn nhân thứ bảy bị mất tích được tìm thấy là Trần Hữu Hiệp (SN 1985). Trước đó, 15 giờ 30, nạn nhân Hoàng...