Xin hơn 2.000 tỉ để giảm tắc: Hà Nội toàn làm ngược
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có tờ trình HĐND TP dự kiến cần 2.167 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2016 -2020.
Đáng chú ý trong đó có 700 triệu đồng được sử dụng để lập đề án hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP vào năm 2016.
Tại tờ trình gửi HĐND, UBND TP Hà Nội đánh giá, sau 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông giai đoạn 2012-2015, thành phố đã giảm 89 điểm ùn tắc xuống còn 51 điểm. Tai nạn giao thông giảm 3 tiêu chí, nhiều nút giao thông thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng được giải quyết cơ bản.
Tuy nhiên, do phương tiện cá nhân tăng nhanh (trung bình 10% năm) và những khó khăn về hạ tầng.. tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Phương tiện cá nhân tăng nhanh trong điều kiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Cũng theo tờ trình của UBND thành phố, ngoài các giải pháp về đầu tư công trình, tổ chức lực lượng, Hà Nội xác định trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc cần thực hiện cả giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng.
Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà ở cao tầng trong khu vực nội đô và di dân cơ học nhằm hạn chế tăng mật độ dân cư trong khu vực nội đô.
Video đang HOT
15 năm nữa mới giảm được xe máy
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải HN cho rằng: Đề án hạn chế phương tiện cá nhân là một chủ trương lớn đụng chạm đến người dân và các tổ chức kinh tế – xã hội. Do vậy, cần phải có nghiên cứu khoa học đánh giá thực trạng, nguyên nhân gây ùn tắc không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của cả các nhà khoa học và người dân.
Ông Liên cũng lo ngại, xây dựng đề án tổng thể hạn chế phương tiện cá nhân chỉ với 700 triệu đồng là quá ít, không thấm vào đâu so với một chủ trương ảnh hưởng đến đời sống của đa số người dân Thủ đô.
Nếu bỏ ra 700 triệu để xây dựng đề án, làm không đến nơi đến chốn sẽ gây lãng phí tiền ngân sách của nhà nước.
“Cách làm của HN hiện nay đang thiếu tư duy khoa học, không tranh thủ được ý kiến của các nhà khoa học và người dân mà chỉ nghĩ tới chuyện xây dựng kế hoạch xin tiền ngân sách, như thế không bao giờ có hiệu quả”, ông Liên đánh giá.
Theo ông, muốn giảm ùn tắc giao thông, phải không tăng dân cư trong nội thành. Tuy nhiên, Hà Nội toàn làm ngược khi để ngày càng nhiều nhà cao tầng mọc lên trong nội đô dẫn tới dân số cơ học tăng nhanh, gây áp lực lên giao thông ngày càng lớn.
Về phương án hạn chế phương tiện cá nhân, ông Liên cho rằng Hà Nội cần phải có tầm nhìn trước và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận chuyển của vận tải công cộng. Cụ thể khi các tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì mới tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân.
“Đến 2030 Hà Nội có khoảng 8 tuyến đường sắt đô thị, lúc đó Hà Nội mới có thể hạn chế xe máy”, ông Liên nói.
Khi được hỏi về việc Hà Nội chủ trương xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân trong năm 2016, một lãnh đạo Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho rằng: Phương tiện cá nhân tăng nhanh như hiện nay nếu không hạn chế thì đường phố Hà Nội sẽ “không đi được”.
Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng tính thời điểm thực hiện. Cụ thể, cần xem xét tuyến nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu thì mới có giải pháp hạn chế để làm sao những người thực sự có nhu cầu thì mới đi vào, nếu không thì sẽ đi hướng khác.
Đại diện Vụ vận tải cũng nêu quan điểm, giao thông đô thị phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch, nhưng thực tế Hà Nội không quản lý được quy hoạch khi để các nhà cao tầng mọc lên như nấm làm tăng dân số cơ học, phá vỡ quy hoạch gây áp lực lên giao thông đô thị.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Giải quyết dứt điểm ùn tắc giao thông
Tình hình trật tự ATGT trong 3 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn TP Hà Nội được đảm bảo, tuy nhiên TNGT đường sắt lại có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động taxi còn bất cập, một số gầm cầu đường sắt bị sử dụng sai mục đích.
Giao thông Hà Nội đã được cải thiện nhưng rất dễ tái ùn tắc
Phức tạp hoạt động vận tải
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, trên địa bàn TP hiện có 91 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi với hơn 17.600 xe, khoảng 20.000 lái xe. Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, đã rà soát số lượng xe taxi trên địa bàn TP để xây dựng kế hoạch hậu kiểm, yêu cầu loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện theo quy định, đồng thời điều tiết cân đối số lượng xe taxi ở các khu vực trên địa bàn TP. Tuy nhiên,
Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc CATP Hà Nội cho rằng, cần quản lý, siết chặt lại hoạt động của xe taxi trên địa bàn Hà Nội. "Nên tổ chức đấu thầu trong hoạt động taxi. Với số lượng 91 doanh nghiệp taxi như hiện nay là nhiều, nên rút gọn còn từ 10-20 doanh nghiệp. Như vậy, chất lượng dịch vụ tốt hơn, hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước cũng thuận tiện hơn", Đại tá Đào Thanh Hải đề xuất.
Ngoài số lượng lớn xe taxi thì hiện trên địa bàn TP còn có 404 doanh nghiệp đang hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ Hà Nội đi các tỉnh, thành và ngược lại với tổng số phương tiện là 4.000 xe. Số lượng đơn vị tham gia hoạt động vận tải hành khách hợp đồng cũng khá lớn, lên tới 3.500 doanh nghiệp với hơn 7.800 xe. Đối với loại hình vận tải hành khách này, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh một số quy định theo hướng quản lý chặt chẽ hơn như rút ngắn thời gian phù hiệu hợp đồng. Hiện, thời gian cấp phù hiệu theo thời hạn Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải là 7 năm.
Về vấn đề ATGT, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị Bộ GTVT trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 171 cần xem xét, sửa đổi các quy định về xử phạt hành chính theo hướng tăng nặng đối với các hành vi gây nguy hiểm tính mạng con người hoặc liên quan đến ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, việc ban hành các chính sách, Thông tư về giao thông vận tải cần quan tâm đến đặc thù của Hà Nội và TP.HCM, hiện nay một số chính sách còn chồng chéo, kìm hãm sự phát triển.
Hà Nội nên "bán" bến xe để đầu tư hạ tầng
Dù công tác đảm bảo trật tự ATGT trong 3 tháng đầu năm trên địa bàn TP được đảm bảo, TNGT giảm trên cả 3 tiêu chí, nhưng riêng an toàn đường sắt lại diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, tình trạng TNGT đường sắt ở mức báo động. Những năm qua Hà Nội đã có nhiều giải pháp quyết liệt, kết nối đường bộ, đường sắt nhưng tình trạng lấn, chiếm hành lang đường sắt, mở lối đi dân sinh vẫn chưa được giải quyết triệt để. "Một số gầm cầu đường sắt như Long Biên, Thăng Long cho người dân thuê để kinh doanh rất nguy hiểm và nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) giải tỏa dứt điểm", ông Nguyễn Quốc Hùng đề nghị. Hà Nội sẽ có chính sách về nhà ở để hỗ trợ các hộ dân sinh sống lâu năm dưới gầm cầu Long Biên và Thăng Long.
Lý giải về việc này, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR thông tin, trên địa bàn Hà Nội hiện còn 400 đường ngang dân sinh qua đường sắt. "Rất khó để dẹp bỏ các đường ngang dân sinh vì nhu cầu đi lại của người dân. Cứ đóng chỗ này thì người dân lại mở ra chỗ khác, đến 99% các vụ TNGT đường sắt là do vượt tàu không tuân thủ. TNGT xảy ra chúng tôi cũng thiệt hại lớn", ông Trần Ngọc Thành bày tỏ. Tuy vậy, lãnh đạo VNR cam kết sẽ phối hợp với Hà Nội giải tỏa dứt điểm tình trạng sử dụng gầm cầu Long Biên, Thăng Long để kinh doanh.
Ghi nhận sự nỗ lực của Hà Nội trong công tác đầu tư hạ tầng giao thông, việc GPMB phục vụ các dự án giao thông lớn của Bộ GTVT, nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng cho rằng, tiến độ triển khai các dự án bãi đỗ xe ngầm và tĩnh của Hà Nội còn chậm, cần có cơ chế để thu hút tư nhân. Nếu không có giải pháp lâu dài về giao thông thì tình trạng ùn tắc sẽ tái diễn. "Không xử lý giao thông tĩnh thì không đường sá nào có thể chịu nổi với tốc độ tăng trưởng phương tiện như hiện nay. Hà Nội cũng nên cổ phần hóa 100% các bến xe". Hà Nội "cứ đấu thầu, "bán" cho tư nhân vào khai thác, lấy vốn đầu tư hạ tầng khác. Cơ quan Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát", ông Đinh La Thăng đề xuất.
Theo_An ninh thủ đô
Tắc đường vì công trình giao thông bất hợp lý? Việc thiết kế các nhánh đường vành đai 3 Hà Nội từ trên cao nhập xuống đường dưới đất quá gần các ngã tư khiến ùn tắc tại các nút giao này trở nên trầm trọng hơn vào giờ cao điểm. Vào giờ cao điểm buổi sáng, tại các nút giao Thanh Xuân (đường Nguyễn Trãi giao với đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy...