Xin đừng nhạo báng cờ vua từ chuyện ‘con ông cháu cha’
Chuyện con ông cháu cha, nếu có, thì đáng phê phán, nhưng bản thân cờ vua không có lỗi, nên xin đừng mỉa mai, nhạo báng nó.
Chuyện một quan chức mới đây được điều động, chỉ định giữ chức vụ lãnh đạo thành phố thu hút sự quan tâm của dư luận mấy ngày nay, một phần vì ông là con trai lãnh đạo cấp tỉnh, và chuyên ngành mà ông được đào tạo ở bậc đại học là cờ vua. Trên mạng xã hội, nhiều người nhấn mạnh về điều này khi tỏ ý nghi ngờ có yếu tố “con ông cháu cha” trong quan lộ của ông này.
Tôi không bàn tới chuyện quan chức đó được chỉ định làm lãnh đạo địa phương có đúng quy trình hay không, bởi đây là việc của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Tôi chỉ muốn nói, đừng vì nghi ngờ về quan lộ của ai đó mà có những lời chua chay, mai mỉa đối với cờ vua như một số người đang làm trên mạng xã hội. Mặt khác, chẳng có gì bất hợp lý khi một người được đào tạo về cờ vua sau đó làm công việc khác, bao gồm cả việc phục vụ trong các cơ quan Đảng, chính quyền.
Thực tế xã hội những năm qua cho thấy, có một tỷ lệ không nhỏ những người được đào tạo ngành A nhưng khi ra trường lại làm công việc thuộc ngành B. Cô em họ tôi học Sư phạm nhưng sau đó không đi dạy mà kinh doanh rất giỏi. Một nhà báo tôi quen tốt nghiệp Đại học Bách khoa, trong khi người bạn khác học về báo chí nhưng sau đó lại làm thầy giáo.
Video đang HOT
Điều này cho thấy cuộc sống vốn có nhiều lối rẽ bất ngờ; con người có khả năng thích ứng rất cao với những thay đổi của cuộc sống và cả của chính nhu cầu bản thân nữa. Càng dễ thích ứng để thay đổi, khả năng thành công trên đường đời càng lớn.
Để có thể làm công việc khác với ngành mình được đào tạo, họ sẽ phải học thêm rất nhiều kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng, sẽ phải đối mặt và vượt qua nhiều thử thách, khó khăn mới có thể tồn tại và phát triển trong lĩnh vực vốn không phải của mình. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một người từng học ngành này nhưng sau đó lại nổi tiếng trong ngành khác. Cờ vua cũng vậy thôi.
Đó là chưa kể, cờ vua là môn thể thao của trí tuệ. Tôi không tin ai đó dốt mà chơi giỏi môn này. Đọc sách xưa sẽ thấy người giỏi chơi cờ rất được coi trọng, bởi bàn cờ được xem là nơi đấu trí, là nơi so tài về chiến lược, chiến thuật, nơi thể hiện khả năng cầm quân, khả năng làm chủ cục diện và xoay chuyển tình thế.
Bàn cờ cũng là nơi nhiều chính trị gia phương đông cổ đại thăm dò khả năng, tính cách, phong cách hành sự của đối thủ… Cũng vì thế mà những chuyện gay cấn, đầy kịch tính diễn ra trên chính trường, chiến trường, thương trường…. vẫn thường được ví với bàn cờ, ván cờ.
Và ngay cả khi chơi cờ chỉ đơn giản là chơi cờ mà thôi, nó càng cần được tôn trọng, những người học môn này cũng vậy, như mọi bộ môn, ngành nghề khác. Chuyện con ông cháu cha, nếu có, thì đáng phê phán, nhưng bản thân cờ vua không có lỗi. Và cái chuyện “nếu có” ấy là câu chuyện khác, không liên quan đến cờ vua.
(*) Ý kiến độc giả không nhất thiết trùng với quan điểm của VTC News.
Cờ vua điện tử thuộc top 10 giá trị giải thưởng thể thao điện tử
Mặc dù nhiều người không tin rằng môn cờ vua trực tuyến được xếp vào thể loại thể thao điện tử (eSport) nhưng thực tế nó nằm trong top 10 giải đấu thể thao điện tử có số tiền giải thưởng cao nhất tính đến tháng 6.2020.
Mặc dù nhiều người không tin rằng môn cờ vua trực tuyến được sắp xếp vào thể loại thể thao điện tử (eSport) nhưng thực tế là cờ vua trực tuyến đã bùng nổ gần đây trên Twitch, các giải đấu đã được tổ chức bởi các nhà điều hành eSports như Twitch Rivals, và thậm chí nó còn nằm trong top 10 giải đấu thể thao điện tử có số tiền giải thưởng cao nhất tính đến tháng 6.2020.
Các trang web như Chess.com có một hệ sinh thái khá mạnh, nhưng nền tảng này gần đây đã quyết định nhảy vào thế giới thể thao điện tử thông qua một giải đấu streamer trị giá 50.000 USD có tên là PogChamp. Bất ngờ thay người chiến thắng giải này là cựu tuyển thủ chuyên nghiệp của game League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) Joedat "Voyboy" Esfahani.
Chess.com, một trang web có hơn 33 triệu người dùng hoạt động, đã vận hành Pro Chess League kể từ buổi bình minh của thể thao điện tử vào năm 2016. Hai mươi bốn đội gồm nhiều người chơi hàng đầu thế giới hiện đang thi đấu tại Pro Chess League trên khắp bốn châu lục. Công ty đã hợp tác với 207 streamer khác nhau để giúp tăng sự phổ biến cờ vua đến những người hâm mộ thể thao điện tử. Hơn 172.000 người hâm mộ đã đăng ký kênh Twitch riêng của công ty, đã vượt qua 1 tỉphút xem trên nền tảng này vào năm ngoái.
Mặc dù Pro Chess League đang ngày càng phổ biến, nhưng nó vẫn chưa đạt đến mức độ nổi tiếng như các game chiến thuật khác như Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Các tựa game thể thao điện tử kể trên có những lợi thế khác biệt so với Pro Chess League.
Đơn cử như bản thân môn cờ vua là một trò chơi tương đối khó. Ngoài ra các nhà phát triển game chẳng hạn như Riot Games và Valve Corporation cũng tài trợ cho các giải đấu thể loại thể thao điện tử của họ mạnh mẽ hơn cờ vua. Và họ còn có nhiều nguồn thu tài chính khác, ví dụ như việc hợp tác của Louis Vuitton với Riot Games trên một skin mới năm ngoái, đó là hình thức quảng cáo của một công ty bán lẻ bên trong game. Chess.com kiếm được phần lớn doanh thu từ phí hội viên dao động từ 29 đến 99 USD Mỹ mỗi năm cộng với doanh thu được tạo ra trên hàng hóa và quảng cáo.
Susquehanna International Group là đối tác quảng cáo mới nhất của công ty và sẽ tài trợ cho Giải vô địch cờ vua thể thao điện tử mùa xuân này. Pro Chess League cũng sẽ tổ chức trận chung kết bên ngoài Hoa Kỳ lần đầu tiên trong mùa giải này sau khi tuyên bố hợp tác với công ty ChessParty của Na Uy vào tháng Hai.
Đại sứ Chuyên sư phạm từng giành giải hùng biện tiếng Anh toàn quốc Với ngoại hình sáng, thành tích học tập nổi bật và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, nữ sinh chuyên Anh Hà Minh Trang giành được ngôi vị Đại sứ trường THPT Chuyên Sư phạm năm 2020. "Đại sứ Chuyên Sư phạm" là cuộc thi thường niên được tổ chức để tìm ra gương mặt nổi bật, đại diện cho trường. Trong...