Xin đừng ghen với quá khứ của tôi
“Xin đừng ghen với quá khứ của em/ Cái thời đã trở thành kỷ niệm/ Người ấy là ai, hững hờ hay tha thiết?..
Em thích bài thơ này từ khi còn là một cô bé cấp 3. Chỉ là một mẩu báo xé vội nhét trong vở mà đã theo em mãi những tháng ngày đã qua.
Em không nhớ tác giả… Chỉ nhớ đó là một bài thơ đã đạt giải trong cuộc thi sáng tác Xuyên thế kỷ của báo Báo hay Thanh niên thì phải?
Em xin thay cho tất cả những người phụ nữ đã yêu, đang yêu và sẽ yêu – dù còn hay mất cái màng trinh mỏng manh, biểu tượng cho ranh giới mong mang của người con gái, gửi tới một phần còn lại đích thực của chúng em. Xin choyêu thươngmãi được thành thật trong đời!
ảnh minh họa
NÓI VỚI ANH
Xin đừng ghen với quá khứ của em
Cái thời đã trở thành kỷ niệm
Người ấy là ai, hững hờ hay tha thiết?
Video đang HOT
Bởi vì đâu phải rẽ khác ngả đường?
Đừng hỏi rằng khi người ấy yêu em
Em có hạnh phúc như bên anh hiện tại
Người ấy và em dạo chơi đâu mỗi chiều thứ bảy?
Lối phố nào thủa ấy vẫn thường qua?
Xin đừng giận hờn, đừng trách móc vu vơ
Mọi xưa cũ đã ngủ ngoan rồi đấy
Em giờ là của anh, một điều đơn giản vậy
Trăn trở làm gì cho nhói xót lòng nhau?
Xin đừng khiến em nhớ lại thủa ban đầu
Khi chưa có anh, em vẫn là kẻ khác
Phi lý làm sao khi cân đong hạnh phúc!
So sánh với một điều chỉ còn lại xót xa
Xin hãy quên đi nỗi ám ảnh xưa giờ
Đừng kết tội cái thời mình vẫn còn xa lạ
Để trái tim em đừng cồn lên bão tố
Mà suốt đời yên bình, thanh thản đập cho anh…
Tiếc là em đang ốm, không đủ sức để thu âm bài thơ này như một món quà trọn vẹn hơn hành cho mọi người. Chỉ một lần nữa xin cho yêu thương mãi được thành thật trong đời!
Theo VNE
Mẹ đừng bỏ con...
Sáng nay mẹ mỏi vai, đau bụng kinh khủng, hoảng hốt vào viện khám, bác sĩ báo mẹ bị động thai, họ trấn an rằng con giờ đã an toàn, rằng mẹ cần an dưỡng, nghỉ ngơi.
Qua cơn hoạn nạn, mẹ thở phào nhẹ nhõm, tim mẹ thoáng bình an rồi lại đau thắt như ai đang cào xé. Mẹ nghĩ nhiều về những lần ly biệt, tiếng trẻ thơ đeo bám mẹ không nguôi - "mẹ đừng bỏ con, đừng bỏ con...".
15 tuổi, mẹ bị bỏ rơi. Bà ngoại đi theo người khác, mẹ ở lại cùng người cha lãnh đạm và căn nhà hai tầng rộng toang hoác như một vết thương. 15 tuổi, người ta có những giấc mơ hồng, có tiếng cười trong veo như tiếng suối reo buổi sớm. Còn mẹ, mẹ có cơn ác mộng. Mẹ thường nằm mơ thấy mình vắt vẻo trên sợi dây thừng treo cổ. Có lẽ vì ban ngày, ý định đó cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí non nớt, mồ côi. Rồi mẹ cũng đi qua những ngày tháng ám ảnh, không có lần tử tự nào cả. Một đứa trẻ mãi chỉ là một đứa trẻ, ngây thơ và sợ sệt.
Mẹ lớn lên, mang trái tim tật nguyền. Mẹ ghim vào ký ức mình một đêm mưa tầm tã, bà ngoại thút thít hôn lên má mẹ, bảo mẹ phải ngoan, phải học giỏi, bảo đừng ra đầu ngõ tần ngần đứng đợi bà mỗi sớm, mỗi chiều nữa. Bóng bà khuất dần trong bóng đêm ngơ ngác, mẹ chạy theo chới với "Mẹ đừng bỏ con! Mẹ đừng bỏ con!". Chẳng ai đáp lại mẹ ngoài tiếng mưa.
Tuần trước mẹ đi viếng em Bim. Em bị bệnh viện trả về. Em Bim bé bỏng, chẳng thể chống chọi nổi bệnh sởi. Trong đám tang con gái, dì Na cứ thều thảo "con tôi lúc hấp hối, nó gồng rít tội nghiệp lắm, bụng nó bé xíu cứ phập phồng, phập phồng, nó nhìn tôi ngây ngô, hốt hoảng, như muốn nói mẹ đừng bao giờ bỏ con...". Đoàn đưa tang chẳng ai có thể cầm lòng, nước mắt rơi nhiều nhưng không làm trôi nổi cục đau tức ngẹn ứ trong lòng người làm cha làm mẹ.
Con nhớ không? Bà lão ăn xin hay ngồi ở đầu ngõ, mẹ con mình vẫn gặp mỗi sáng ra đường. Bà lão 84 tuổi gồng gánh nuôi đứa con mù hai mắt và mất một chân. Đau đớn lắm con ạ, khi nhìn đứa con mình tật nguyền, suốt đời mang theo vết thương kiếp trầm luân.
Những chiều tan sở sớm, mẹ thường ghé lại biếu bà hộp cơm hoặc ít đồng bạc, nghe bà tâm sự: "Con bác đêm nào cũng mê ngủ, nó choàng tay ôm cổ bác thật chặt, miệng ú ớ " mị ơi dừng bỏ con", bác có chết cũng không bỏ nó, chỉ là có lần khổ quá mà lỡ thốt "biết thế ngày xưa tao bỏ mày", từ lần đấy bác ân hận lắm, nghĩ đến lại đau lắm..."
Mẹ sững sờ nhìn người mẹ lưng còng, mắt nhăn nheo nhòe lệ. Bà nhìn vào khoảng trống nào mông lung lắm, chắc bà chợt nghĩ đến cái chết, nghĩ đến lúc bà xa rời cõi tạm, có đứa trẻ bơ vơ, ngọng líu ngọng lô "mị ơi dừng bỏ con, dừng bỏ con".
Con của mẹ chưa chào đời, chưa thấu những nỗi đau. Mẹ đếm tháng đếm ngày, đợi con cất tiếng khóc inh ỏi. Mẹ dù sức hèn mọn, nguyện suốt đời sẽ dang tay che chở, để nỗi đau không chạm đến con, để thân thể và trái tim con mãi vẹn nguyên, an bình. Mỗi ngày mẹ sẽ ôm con thật chặt để con chẳng phải ngây ngô sợ sệt "mẹ ơi đừng bỏ con!". Cầu mong trời đừng đang tâm tước bỏ ước mơ một người mẹ...
Theo VNE
Nhật ký của ông chồng ở nhà nội trợ Vợ tôi nhìn cảnh ba bố con tươi vui, sạch sẽ, cơm nước sẵn sàng, nhà cửa gọn ghẽ nên luôn khen ngợi, động viên tôi. Tôi biết là mình đã quyết định đúng. Giờ các cháu bốn tuổi, đi mẫu giáo, tôi có thời gian lên mạng đọc báo, thỉnh thoảng sang hàng xóm đánh cờ với ông bạn cùng cảnh. Tôi...