Xin đừng để có một “Nguyễn Thanh Chấn” ở Thủ đô
Cứ ngỡ sự oan sai chỉ xảy ra ở Bình Phước ( vụ án vườn điều) hay Bắc Giang (Nguyễn Thanh Chấn) cách đây cả thập kỉ, nghĩa là khi đó, công cuộc cải cách tư pháp chưa được triển khai. Thế nhưng không, sự việc 194 Phố Huế lại xảy ra tại Hà Nội ngay thời điểm này.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Sau khi chúng tôi đăng tải gần 40 bài báo, đã có hàng trăm ngàn độc giả với hàng vạn comment (thư điện tử) gửi về tòa soạn mong muốn các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ 194 phố Huế. Thế nhưng đến nay, vụ việc vẫn vấp phải “sự im lặng đáng sợ” của Hà Nội…
Tại sao lại như vậy?
Đó là câu hỏi chỉ có Hà Nội mới trả lời được.
Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, có thể phỏng đoán mấy nguyên nhân sau:
Trước hết, sự vô tâm, “im lặng” khó có thể xảy ra đối với lãnh đạo Hà Nội mà hoàn toàn có thể xuất phát từ sự tắc trách và… hơn thế của một số cán bộ dưới quyền.
Điều này không lạ, bởi Hà Nội từng nổi tiếng với bức thư của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gửi chúc mừng Quốc khánh Lào đã bị “ngâm tôm” đến gần một tháng trời.
Video đang HOT
Cũng có thể Ban Tuyên giáo Thành ủy, các vị lãnh đạo Thủ đô đã có dịp nghe cấp dưới báo cáo (nếu các vị quá bận không có thời gian đọc những nỗi oan, nỗi đau của những công dân Hà Nội….) song, bị cấp dưới “che mắt”, báo cáo, giải trình không trung thực…
Sự “im lặng đáng sợ” này hình như báo trước kết quả của số phận ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Bởi nếu vụ việc 194 Phố Huế không được giải quyết triệt để, thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật thì không khó để nghi ngại về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn cũng có cái kết tương tự và có thể cũng bằng phương pháp tương tự mang tên “sự im lặng đáng sợ”.
Nhà báo Lê Chân Nhân đã từng có một so sánh rất hay rằng “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Trịnh Ngọc Chung đều không được bình đẳng trước pháp luật. Có điều, mỗi bên không “bình đẳng” theo cách khác nhau, một bên đã biến không thành có, còn một bên hình như đang muốn “câu giờ”, kéo dài thời gian để tìm cách biến có thành như không”.
Theo quy định của điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn đưa ra xét xử vụ án tối đa không quá 4 tháng, tức không quá ngày 12/11/2013. Tuy nhiên đến nay (25/11) đã vượt theo quy định của pháp luật 14 ngày, về phía người bị hại (gia đình 194 phố Huế) vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vụ án từ TAND TP Hà Nội.
Vâng, câu hỏi đặt ra là liệu vụ 194 phố Huế, không biết các vị lãnh đạo Hà Nội có phải chờ tới… 10 năm nữa để đợi cấp dưới kịp “đổi đen thành trắng, biến có thành không” rồi mới biết sự thật và sau đó, mọi hậu quả lại đổ lên đầu ngân sách mà thực chất là tiền thuế của dân?
Mong rằng bài báo này đến với các vị lãnh đạo cao nhất của Thủ đô, để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của hàng vạn độc giả gửi thư về Dân trí, để trả lại sự công bằng và hơn cả, là niềm tin của nhân dân Hà Nội nói riêng, đồng bào cả nước nói chung.
Cũng cần lưu ý rằng tại Điều 8 Luật Báo chí qui định: “Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí”.
Xin đừng để có một “Nguyễn Thanh Chấn” ở Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo Dân trí
Ông Chấn đã khai lại việc bị bắt, ép cung với Viện kiểm sát
Tại buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra cao nhất của Viện kiểm sát, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt, việc bị các điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang ép cung và dùng nhục hình.
Hôm nay, bà Vũ Thị Nga (Phó giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn luật sư Việt Nam) đã được nhận giấy chứng nhận là người bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ba ngày trước, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn, tại Nhà văn hoá thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là lần làm việc đầu tiên từ sau khi ông Chấn được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao huỷ hai bản án kết tội Giết người.
Theo gia đình ông Chấn, cán bộ của Cục đã lấy lời khai của ông suốt quá trình từ khi bị bắt đến khi nhận án chung thân vào năm 2004. Thông tin về việc ông Chấn tố cáo bị đánh đập, ép cung cũng được các điều tra viên thu thập.
Vụ án của ông Chấn cũng là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình vào ngày 21/11. Đăng đàn trước Quốc hội, cả Chánh án, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng nêu quyết tâm sẽ chỉ đạo làm rõ "ông Chấn có bị bắt oan và bị dùng hình ép nhận tội hay không".
Người thân òa khóc khi đón ông Chấn từ trại giam về nhà.
Vì sao hai bản án kết tội ông Chấn bị hủy?
Tại Quyết định tái thẩm, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho biết, ngày 9/7, Cục Điều tra của VKSND Tối cao nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến tố giác cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra, truy tố, xét xử oan sai với chồng mình. Bà Chiến cho rằng, người giết chị Nguyễn Thị Hoan vào ngày 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung, chứ không phải ông Chấn.
Cục vào cuộc xác minh, nhận thấy bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung), ông Lý Văn Chúc (bố đẻ của Chung) đều khai được Chung thú nhận đã giết chị Hoan sau khi phát hiện bộ quần áo dính máu của anh ta ngâm ở trong chậu.
Ông bà lo sợ nên đã đưa Chung tạm lánh về Lạng Sơn. Chị Lý Thị Nghiến (chị gái Chung) khai khoảng cuối năm 2003, sau khi Chung về đây có thấy ba anh em nói chuyện về việc Chung gây án ở Bắc Giang. Sau đó bố đã thu xếp để Chung vào miền Nam lẩn trốn. Năm đó, Chung chưa tròn 15 tuổi.
Chị Hoàng Thị Xướng (chị dâu của Chung) cho biết, khoảng tháng 8/2003, được chồng đưa cho hai chiếc nhẫn. Khi biết đây là nhẫn của nạn nhân bị giết ở Bắc Giang liên quan đến Chung, chị đã từ chối.
10 năm sau, ngày 25/10, khi biết Cục vào cuộc truy bắt, Chung ra đầu thú khai nhận hành vi giết chị Hoan lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn (một vàng ta và một vàng tây).
Biết bị công an truy tìm, Chung đã dùng khoảng 100 sim điện thoại trong 2 tháng lẩn trốn. Ảnh: Công an TP HCM
Hội đồng tái thẩm nhận thấy: "Bản tự thú, những lời khai của Chung; lời khai của bà Lành, chị Xướng.... là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã không biết được khi ra bản án kết tội ông Chấn". Vì lẽ đó, Hội đồng tái thẩm hủy hai bản án này. Hồ sơ vụ án được TAND Tối cao chuyển về VKSND Tối cao để điều tra lại.
Hai ngày trước khi có phán quyết trên, ông Chấn đã được VSKND Tối cao cho tạm đình chỉ thi hành án, trở về nhà sau 10 năm bị bắt. Phiên tái phẩm được mở theo kháng nghị của VKSND Tối cao, yêu cầu hủy hai bản án kết tội ông Chấn.
Theo Ngươi đưa tin
Vụ ngồi tù 10 năm: Chưa khẳng định án oan! Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cho rằng, việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) là một điều rất khó..., điều này phải được xem xét khi bị can có yêu cầu, Viện kiểm sát xem xét, luật sư có yêu...