Xin bồi thường thay cho Nguyễn Thái Luyện 2.400 tỉ đồng, được không?
Nếu người bạn của bị cáo Nguyễn Thái Luyện tự nguyện bồi thường thay 2.44 tỉ đồng để khắc phục hậu quả thì Luyện được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình; nhưng nếu đây là chuyện mặc cả, “đổi chác” thì… không có cửa.
Liên quan đến phiên toà xét xử phúc thẩm vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba), ngày 9-5 chủ toạ phiên toà đã công bố thông tin một người bạn làm ăn chung với bị cáo Luyện đồng ý thay vợ chồng Luyện bồi thường 2.400 tỉ đồng cho những người bị hại.
Đồng thời, người này cũng nộp thay cho bị cáo Mai (Vợ Luyện) 12 tỉ đồng để khắc phục hậu quả trong tội rửa tiền. Bị cáo Luyện cũng đã có văn bản đồng ý với các nội dung trên.
Đổi lại, người này yêu tòa phải giải tỏa kê biên các bất động sản do Luyện đứng tên để giao lại cho người này (bị cáo Luyện đã đồng ý giao đất cho người bạn này).
Về vấn đề này, chủ tọa cho biết nếu gia đình, bạn bè các bị cáo bồi thường thiệt hại thay cho các bị cáo thì HĐXX ghi nhận. Tuy nhiên, tòa không có quyền công nhận thỏa thuận về các bất động sản giữa Luyện và người khác, vì đây là thoả thuận dân sự nằm ngoài phạm vi xét xử đồng thời toà cũng không thể hủy quyết định kê biên.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện (đeo kính) cùng các bị cáo khác tại phiên toà phúc thẩm. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Theo bản án sơ thẩm, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Luyện cùng bị cáo Mai liên đới bồi thường 2.446 tỉ đồng cho 4.548 bị hại. Ngoài ra, toà cũng tuyên tiếp tục duy trì lệnh kê biên tài sản của bị cáo Luyện là những thửa đất trong vụ án.
Video đang HOT
Liên quan đến tình huống pháp lý này, trao đổi với PLO, luật sư Nguyễn Minh Tường, đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đây là vụ án có số lượng bị hại đặc biệt lớn, tài sản là quyền sử dụng đất bị kê biên nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành khác nhau nên sau khi bản án có hiệu lực giai đoạn thi hành án cũng không phải đơn giản mà sẽ tốn rất nhiều thời gian để bán phát mãi tài sản.
Do đó, việc một người đứng ra để nhận trách nhiệm khắc phục hậu quả cho bị cáo Luyện là đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, LS Tường cũng cho rằng cần phân biệt rõ cam kết khắc phục hậu quả, trả 2.400 tỉ đồng cho các bị hại không đồng nghĩa với việc vụ án đang trong gia đoạn xét xử người này mang đất của bị cáo Luyện và những người thân của Luyện đứng tên đi bán để khắc phục hậu quả.
Vì hiện nay vụ án đang xét xử, các thửa đất đang bị kê biên (toà sẽ không gỡ bỏ kê biên trong giai đoạn này) nên việc đứng ra nhận trách nhiệm thay bị cáo Luyện khắc phục hậu quả là việc người này tự nguyện dùng số tài sản của mình nộp cho cơ quan Thi hành án (trước khi toà tuyên án) để thay mặt bị cáo Luyện bồi thường cho các bị hại thì khi đó toà án sẽ xem xét để áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho cho Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm.
Hơn nữa, thoả thuận giữa gia đình Nguyễn Thái Luyện và người này là quan hệ dân sự nên toà án cấp phúc thẩm sẽ không có thẩm quyền quyết định công nhận thoả thuận này mà toà sẽ ghi nhận và hỗ trợ trong việc khắc phục hậu quả (ra thông báo gửi cơ quan thi hành án hoặc ghi nhận sự khắc phục hậu quả trong bản án…).
Sau khi đã khắc phục một phần hoặc toàn bộ cho các bị hại thì tài sản khi được gỡ bỏ lệnh kê biên, Nguyễn Thái Luyện được nhận lại đất làm thủ tục chuyển nhượng những thửa đất nêu trên cho bạn của mình theo quy định của luật Đất đai.
Xét xử ông Đỗ Thành Nhân, hàng chục triệu cổ phần bị kê biên
CQĐT đã ra lệnh kê biên tài sản và ngăn chặn giao dịch là các cổ phần thuộc sở hữu của các bị cáo, trong đó có hàng chục triệu cổ phần của ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Louis Holdings).
Hôm nay (8/5), TAND TP Hà Nội đưa ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Louis Holdings, thành viên HĐQT Công ty CP Louis Capital và Công ty CP Louis Land) ra xét xử tội 'Thao túng thị trường chứng khoán'.
Hầu tòa vì cùng tội danh với ông Đỗ Thành Nhân còn có các bị cáo: Đỗ Đức Nam (cựu TGĐ Công ty CP Chứng khoán Trí Việt), Phạm Thanh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Trí Việt), Lê Thị Thu Hương (nguyên Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán Trí Việt), Lê Thị Thùy Liên (nhân viên dịch vụ tài chính Công ty CP Chứng khoán Trí Việt), Trịnh Thị Thùy Linh (cựu Giám đốc hành chính Công ty Louis Holdings), Vũ Ngọc Long (nguyên Phó TGĐ Công ty Louis Holdings) và Ngô Thục Vũ (nguyên TGĐ Công ty CP Louis Capital, nguyên Phó TGĐ Công ty Louis Holdings).
Ông Đỗ Thành Nhân tại tòa. Ảnh: T.N
Tại tòa, các luật sư đề nghị mời đến tòa các ông Nguyễn Văn Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Bảo Thư; Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Xây dựng Trường Giang và một số Chủ tịch HĐQT các công ty khác. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, phiên tòa diễn ra dài ngày, nếu cần sẽ triệu tập để lấy lời khai sau.
Theo cáo buộc, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Nhân và đồng phạm đã tạo ra cung, cầu giả tạo và tạo ra mức giá đóng cửa mới cho cổ phiếu mã BII và TGG, dẫn đến thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch mua, bán, làm cho cổ phiếu 2 mã này liên tục có nhiều phiên tăng trần, khối lượng giao dịch mua, bán lớn, thanh khoản cao.
Các bị cáo khi kết thúc toàn bộ hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG và bán các cổ phiếu này đã thu lợi bất chính hơn 154 tỷ đồng.
Tài sản bị kê biên
Liên quan đến vụ án, CQĐT đã thu giữ hơn 6,4 tỷ đồng tiền nộp khắc phục hậu quả cho các bị cáo Đỗ Thành Nhân, Đỗ Đức Nam, Trịnh Thị Thúy Linh và Lê Thị Thu Hương. Trong đó, gia đình ông Đỗ Thành Nhân đã nộp hơn 4 tỷ đồng.
CQĐT cũng đã ra lệnh kê biên tài sản và ngăn chặn giao dịch là các cổ phần thuộc sở hữu của các bị cáo. Riêng ông Đỗ Thành Nhân bị kê biên hơn 37 triệu cổ phần (tỷ lệ 36,66%) sở hữu tại Công ty Louis Holdings; hơn 1,4 triệu cổ phần (tỷ lệ 59,18%) sở hữu tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Louis Trade Center; hơn 1,3 triệu cổ phần (tỷ lệ 12,26%) tại Công ty CP Quản lý và khai thác Louis AMC.
CQĐT cũng đã có các văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phong tỏa tài khoản chứng khoán của 8 bị cáo.
CQĐT đề nghị Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rà soát, ngăn chặn giao dịch các tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài khoản chứng khoán và đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố liên quan rà soát và ngăn chặn giao dịch liên quan sở hữu bất động sản của 8 bị cáo.
Cáo buộc cho rằng, để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG như đã bàn bạc, thống nhất, ông Đỗ Thành Nhân đã đăng ký mở một tài khoản chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Beta, một tài khoản chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Trí Việt và nhờ bà Hà Nguyễn Uyên (vợ cũ); Ngô Thị Hoài Thanh (em vợ), Ngô Thị Hoài Thương (chị vợ) và nhiều người khác mở tài khoản chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Trí Việt để sử dụng thực hiện giao dịch mua, bán thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu mã BII, TGG.
Đối với các cá nhân, pháp nhân đứng tên tài khoản chứng khoán để ông Đỗ Thành Nhân sử dụng thực hiện giao dịch, thao túng cổ phiếu mã BII, TGG, CQĐT cho rằng, những người này không biết ông Nhân sử dụng để giao dịch, khớp lệnh mua, bán thao túng thị trường chứng khoán.
Đây là những nhân viên, người nhà có quan hệ lệ thuộc ông Đỗ Thành Nhân, thực hiện theo yêu cầu; họ không biết và không ý thức được việc làm nêu trên của mình là giúp sức cho các bị cáo phạm tội. Họ cũng không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi, khai báo thành khẩn.
Căn cứ chính sách hình sự, CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự với các cá nhân và pháp nhân trên và đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng chứng khoán.
Đối với trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả điều tra xác định HNX và HoSE đã theo dõi, giám sát và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong việc giao dịch cổ phiếu BII, TGG và đã có các văn bản báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
Quá trình thanh tra, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với CQĐT xác minh làm rõ hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 2 cổ phiếu trên theo quy định; chưa có căn cứ để xác định sai phạm của các cá nhân tại HNX, HoSE và Ủy ban chứng khoán Nhà nước liên quan đến việc kiểm tra, giám sát đối với cổ phiếu mã BII, TGG nên không có căn cứ xem xét xử lý.
Ca sĩ Thủy Tiên đề nghị kê biên tài sản của bà Nguyễn Phương Hằng Ca sĩ Thủy Tiên đề nghị kê biên cổ phần, 2 căn nhà và phong tỏa tài khoản của bà Nguyễn Phương Hằng để đảm bảo khả năng thi hành án. Bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam thêm 10 ngày Ngày 26.4, trao đổi với Báo Thanh Niên, luật sư của ca sĩ Thủy Tiên (tên đầy đủ là Trần...