Xin bố đừng chê chồng của con nghèo
Con lấy chồng không theo ý bố, đấy là điều bất hiếu lớn nhất mà con không thể sửa chữa được và cũng không muốn sửa.
Có lẽ sẽ chẳng bao giờ con hoàn thiện được chữ hiếu với bố vì suy nghĩ và mục đích sống của con khác bố. Trước khi chúng con cưới nhau, bố chửi rất nhiều kèm những tiếng thở dài và chép miệng, câu hàng ngày con được nghe đều đặn: “Đường quang không đi rúc đầu bụi rậm”, “Đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, sinh con bất hiếu biết làm thế nào được.
Con đã hỏi bố: “Nếu con lấy chồng theo bố sắp đặt, bố phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đời con. Con khổ, hay nghèo đói bố phải chịu”, bố lại không nói gì. Có phải bố nhận trách nhiệm con sẽ làm được phần lớn chữ hiếu rồi không? Chồng con học hành không như bố mong muốn, chưa có công việc và làm được nhiều tiền như bố kỳ vọng, không được hưởng tài sản gì từ bố mẹ đẻ, không giỏi ăn nói như bố mong, nhưng con hài lòng về anh ấy.
Từ ngày em con lấy được chồng giàu, bố mẹ chồng lại chu cấp đầy đủ, nhà 12 tỷ ở trung tâm Hà Nội, tiện nghi đầy đủ, có ôtô con, hỗ trợ vốn để làm ăn, thậm chí lương thực cũng được chu cấp toàn đồ ngon, lúc nào cũng chật cứng tủ lạnh, bố lại càng so đo với vợ chồng con vì chúng con đúng là vô sản. Đến việc tổ chức đám cưới của con ở nhà trai cũng quá bình thường so với em. Ngày ngày bố soi mói, để ý, chửi con, chửi chồng con, hạ nhục cả nhà chồng con trước mặt anh ấy. Em còn nói: “Nếu em là anh ấy em sẽ không thèm lấy chị”.
Hơn 2 năm qua từ ngày con lấy chồng thấy khổ rất nhiều vì bố không hiểu cho con. Dù 7 năm bọn con yêu nhau mới thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho cưới, tưởng chừng bố đồng ý rồi sẽ chấp nhận anh ấy, nhưng đều đặn 3-4 lần/tuần con được nghe bố chửi bới, moi móc chuyện hôm cưới, bố nhắc đi nhắc lại không biết chán. Một buổi bố chửi có thể nhắc đi nhắc lại đến cả chục lần, bây giờ nhân lên có khi nó đến nghìn lần có lẻ rồi.
Bố vẫn dạy con phải biết ngậm miệng ăn tiền, không có tiền là nhục, kẻ thù lớn nhất là đói nghèo. Nhưng mỗi người có mục đích sống và lựa chọn cách sống khác nhau, bố thấy hèn khi không có tiền, con lại khác, con chỉ cần một cuộc sống bình thường, vợ chồng yêu thương nhau, một năm đi du lịch được 1-2 chuyến, không làm điều xấu với ai, thế là ổn.
Bố cứ hay tiền tiền nong nong quá, nhiều khi rạch ròi mất hết tình cảm. Lương hưu của bố cấp bậc trung tá quân đội, thuộc diện cao so với mặt bằng xã hội nhưng lúc nào bố cũng kêu không có tiền. Thấy vợ chồng con có tiền gửi tiết kiệm bố nói bóng gió: “Người có tiền gửi tiết kiệm, người thì không có tiền tiêu”. Hy vọng bố sẽ nghĩ thoáng hơn, đơn giản hơn, cuộc sống đơn giản sẽ hạnh phúc nhiều so với việc cứ làm phức tạp, quan trọng hóa mọi chuyện bố ạ. Cho dù thế nào bố vẫn là bố của con.
Theo Phunutoday
Mẹ mất sớm, cha đã trót lỡ... làm em tôi có bầu
Thật lòng, tôi cũng muốn biết hiện giờ bố và em Lan của tôi sống ra sao lắm. Nhưng quả thật, nỗi đau đó chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng tôi...
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 chị em gái. Mẹ mất sớm, là chị cả, tôi phải cùng cha chăm lo cho các em từ khi còn nhỏ. Vì ở miền quê nghèo này, không có việc gì làm để có thể kiếm tiền ngoài mò cua bắt ốc, nên năm 16 tuổi tôi đã vào Nam kiếm việc làm.
Video đang HOT
Tôi vẫn chưa thể tha thứ cho hai người vốn là những người thân yêu nhất của tôi.
Khi tôi đi, em lớn nhất mới 14, hai em còn lại thì lên 10 tuổi và 6 tuổi. Nhìn những giọt nước mắt của cha và của các em gái, tôi đau lòng lắm và thầm hứa sẽ cố gắng hết sức mình để đỡ đần người thân nhiều hơn.
Tôi đã kiếm được việc làm sau 10 ngày vào Nam, tôi làm công nhân trong xưởng may. Hàng tháng số tiền tôi kiếm được, trừ tiền ăn và ở thì tôi gửi về cho bố và các em hết. Tuy nhiên, nhà có đông người nên số tiền tôi và bố kiếm được cũng chẳng thấm vào đâu, gia đình phải chi tiêu rất tằn tiện.
Chị em tôi đã từng rất hạnh phúc bên nhau
Ngày đó, tôi ít gọi điện về lắm, vì gia đình không có điện thoại, để nghe máy bố tôi phải đi lên bưu điện, mà ban ngày tôi phải đi làm, tối thì bưu điện người ta đóng cửa. Tôi chủ yếu liên lạc bằng thư với đứa em gái lớn.
Thời gian thấm thoát trôi đi, suốt 3 năm tôi không về nhà, vì đi lại cũng tốn kém, tôi muốn dành khoản tiền đó để gửi về cho bố và các em.
Tới năm thứ 4, phần vì nhớ nhà, phần vì khoảng giữa năm đó, người bác ruột có gọi điện cho tôi hỏi thăm sao không về, bác còn nói "về mang em đi theo với, chứ ở nhà cũng khổ". Nghe vậy mà tôi nóng ruột. Tôi có hỏi thêm nhưng bác không nói gì. Bác rất ít khi gọi điện cho tôi, vậy mà gọi lại nói những câu khó hiểu như vậy, nên tôi cũng lo lắm.
Tết năm đó tôi quyết định về và cũng không báo trước cho ai.
Từ xa xa, thấy các chị, các bác trong xóm, tôi đã chào đon đả, nhưng mọi người lại nhìn tôi với ánh mắt ngại ngùng, có phần thương cảm...Tôi tự hỏi, không lẽ gia đình tôi có chuyện gì? Bao câu hỏi, bao nỗi phân vân diễn ra trong đầu, bước chân tôi như nhanh hơn.
Và rồi, ngôi nhà thân thương của tôi cũng đã hiện ra. Dáng cha đang lom khom trong bếp, tôi lên tiếng chào: "Con đã về"! Ông ngước lên, nhìn tôi như ngỡ ngàng, không vui mừng như tôi nghĩ mà có phần bối rối, ngại ngùng.
Nghe tiếng tôi, 2 đứa em út cũng chạy ra ôm hôn và nói cười ríu rít. Tôi cũng như nghẹn thở với niềm vui xum họp. "Thế Lan (tên đứa em gái sau tôi) đâu?" - tôi hỏi. Bỗng dưng nét mặt của 2 đứa em tôi thay đổi hẳn, không còn cười nữa.
Từ phía vườn sau, Lan cũng cất tiếng hỏi: "Nhà có khách à?". Tôi chưa kịp chạy lại ôm em thì chợt nhận ra bụng em tôi như người mang bầu 4-5 tháng.
Khi tôi trở về nhà, em tôi đã mang bầu 4 tháng
Tôi không dám hỏi, tôi cũng không nói gì, tôi im lặng. Và mọi người cũng im lặng theo, nhất là cha tôi, ông chưa nói câu nào từ khi tôi về.
Chiều hôm đó, cả nhà tôi ăn cơm tối trong sự im lặng đến rợn người, nó trái ngược với những gì mà tôi tưởng tượng trước đó về bữa cơm xum họp sau 4 năm xa quê.
Rồi chị em tôi rúc vào một giường ngủ cùng nhau như hồi bé. Mãi sau, Lan mới bước vào. Thấy tôi, em chỉ nhìn và khóc.
Tôi như có động lực để cất tiếng: "Em có bầu đúng không? Mấy tháng rồi? con của ai?" - tôi hạ giọng như để em đỡ sợ sệt hơn.
Lan vẫn không trả lời mà chỉ khóc. Sự chịu đựng cũng đã hết, tôi cáu gắt và quát lên như chỉ muốn dáng cho em cái tát thật đau đớn.
Bố liền từ phòng khách chạy vào. Ông nhìn tôi rồi cúi xuống. Tôi không hiểu, thật không hiểu ánh mắt của ông... "Bố xin lỗi" - ông lí nhí không thành lời.
Tôi như con thú bị cắn xé, gào lên với bố: "Tại sao bố không bảo vệ được em? Bố đã đi đâu và làm gì khi em con bị hại?"
Rồi tôi chết lặng người đi khi nghe người cha thân sinh ra tôi khóc nức nở: "Bố xin lỗi, đó là... con của bố!"
Tôi như ngất tại chỗ.
Tôi khóc, tôi xin ông nói lại, xin hãy nói rằng tôi nghe lầm, xin đừng lừa tôi như vậy, tôi ôm chân ông, tôi bảo nếu không muốn con về, con sẽ đi ngay, chỉ cần đừng nói như thế...
Ông ngồi xuống và khóc nức nở, cả 3 em tôi nữa. Tôi ngồi khóc cả một đêm như thế, không ai nói thêm câu nào.
Tới sáng, không thấy bố đâu, tôi gọi Lan nói chuyện, Lan bảo: "Em cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ nhớ là em cũng tình nguyện".
Tôi như kiệt sức vì khóc. Khi thấy bố tôi về, ông không dám nhìn tôi, tôi tuyên bố sẽ mang 2 em đứa út đi khỏi ngôi nhà này.
Bố nức nở khóc và chỉ nói "Bố xin lỗi, bố có tội với các con".
Rồi tôi mang 2 em đi trong chiều hôm đó, tôi không biết mình đã làm đúng hay sai. Cho tới lúc tôi đi, Lan cũng chỉ khóc và xin lỗi. Tôi cũng khóc, khóc như muốn cạn nước mắt, và không nói thêm được câu nào.
Đã 3 năm trôi qua, hiện tôi và 2 em út đã có cuộc sống ổn định trong Nam. Chúng tôi chưa một lần gọi điện hay hỏi thăm bất cứ ai về tình hình ở nhà cả. Thật lòng, tôi cũng muốn biết hiện giờ bố và em Lan của tôi sống ra sao lắm. Nhưng quả thật, nỗi đau đó chẳng bao giờ nguôi ngoai trong lòng tôi... Giờ tôi phải làm sao? Mong độc giả Phunutoday hãy tư vấn giúp tôi.
Theo Phunutoday
Lấy chồng giàu, tôi thành đứa con bất hiếu khiến bố mẹ vô gia cư Từ ngày có con trai, anh cho tôi cầm một khoản tiền. Tôi bắt đầu để dành và biếu bố mẹ. Dù không nhiều nhưng tôi nghĩ đây là phần chuộc lỗi của tôi. Đọc chia sẻ của bạn Kiều Hương Giang, tôi thấy mình đồng cảm với bạn rất nhiều. Tôi là cô gái xứ Bắc giống như bạn lúc nào cũng...