“Xin bác sĩ đừng cho em xuất viện”
Ai bị bệnh cũng mong ngày xuất viện, riêng Thu Thủy dù đã khỏe mạnh vẫn muốn là bệnh nhân của khoa Nội 2, BV Ung Bướu TPHCM để được các bác sĩ nơi đây tiếp tục theo dõi sức khỏe cho mình.
Cô bệnh nhân khóc trong tuyệt vọng
Năm 2009, Đoàn Thị Thu Thủy (SN 1986, quê ở Quảng Nam) nhập viện BV Ung Bướu TPHCM vì khối u chiếm 2/3 lưng. Sau khi đã chạy chữa nhiều nơi, đến lúc nghe kết luận “ung thư giai đoạn 4″ (lymphôm tế bào lớn, grad cao) của BV Ung Bướu, Thủy òa khóc ngay tại phòng hành chính. Lúc ấy, Thủy chỉ tha thiết một điều: “Xin bác sĩ chữa cho em, không cần biết tỷ lệ thành công bao nhiêu, chỉ cần bác sĩ chữa trị cho em là em vui rồi!”. Và bác sĩ Lưu Hùng Vũ, khoa Nội 2 tiếp nhận hồ sơ bệnh án của Thủy.
Thu Thủy xem khoa Nội 2, BV Ung bướu TPHCM là nơi sinh ra mình lần thứ 2
Gia đình Thủy làm nghề trồng rau, đến lúc Thủy vào BV Ung Bướu thì đã cầm cả sổ đỏ rồi. Không biết phải xoay sở làm sao, người nhà bảo em về quê chữa bằng thuốc nam, sống được ngày nào hay ngày đấy.
Nhưng em kiên quyết ở lại và bắt đầu chuỗi ngày chống chọi với bệnh ung thư mà không có người thân bên cạnh. Nhưng Thủy không đơn độc, các bác sĩ Lưu Hùng Vũ, Phan Minh Châu, Nguyễn Đình Thanh Thanh… và các điều dưỡng luôn động viên Thủy. Thấu hiểu gia cảnh của cô bệnh nhân kiên cường này nên khoa Nội 2 luôn tạo điều kiện để em được điều trị với chi phí phù hợp.
Nụ cười chiến thắng của Thu Thủy trước bệnh ung thư giai đoạn cuối (ảnh do nhân vật cung cấp)
“Bác sĩ Vũ như một người cha – người anh của em vậy. Bao nhiêu nỗi lo lắng, khổ đau của em, bác sĩ đều lắng nghe. Bác sĩ chỉ “sợ” nhất là em khóc và dọa em rằng: “Em mà khóc là tôi không nói chuyện nữa đâu đấy”, thế là em hết dám khóc luôn” – Thủy vui vẻ kể lại.
Hiện giờ, sức khỏe Thu Thủy đã ổn định và sinh sống ở quê nhà. Trong niềm vui của cô gái sắp lên xe hoa, Thủy vẫn canh cánh bên lòng mối ơn sâu nặng với các bác sĩ khoa Nội 2 của BV Ung Bướu.
Video đang HOT
“Chúng tôi chẳng có công gì mấy”
Lật lại từng trang bệnh án của Đoàn Thị Thu Thủy, bác sĩ Lưu Hùng Vũ mỉm cười: “Đây là ca bệnh để lại nhiều ấn tượng vì cô bé này rất kiên cường, không chịu đầu hàng bệnh tật. Khi vào 2 toa thuốc đầu tiên, phản ứng phụ vô cùng khó chịu nhưng em Thủy vẫn kiên trì chịu đựng, dù nằm viện chỉ có một mình.
Sau 8 đợt hóa trị thì bệnh đáp ứng thuốc tốt, bướu lớn, bướu nhỏ đều biến mất. Thường thì ung thư tái phát trong 2 năm đầu nhưng đã 2 năm rưỡi rồi chưa có dấu hiệu gì, trên 5 năm thì coi như em Thủy đã khỏi hoàn toàn. Có kết quả ngoạn mục như vậy chủ yếu là nhờ tinh thần của em ấy chứ chúng tôi chẳng có công gì mấy”.
BS Lưu Hùng Vũ chăm chú thăm khám khối u ở cổ của bệnh nhân
Bước chân vào khoa Nội 2 mới thấy “chẳng có công gì mấy” như lời của bác sĩ Vũ không hề đơn giản. Từ chân cầu thang cho đến trước phòng hành chính luôn thường trực đám đông bệnh nhân chờ tới lượt. Giường bệnh, sàn nhà, hàng lang… đâu đâu cũng là bệnh nhân, tạo cho các y-bác sĩ áp lực vô cùng lớn.
Nhiều bệnh nhân là người nghèo ở các tỉnh xa không hiểu các thủ tục thì phải hướng dẫn cho họ, và lời căn dặn của bác sĩ thì đâu phải chỉ nói một lần là họ làm đúng… Nhiều việc phức tạp nảy sinh ở một cộng đồng đông đúc đến từ nhiều vùng miền, phải chen chúc với nhau hàng tháng ròng. Thế mà đâu đó vẫn có những lời phàn nàn, các BS ở khoa Nội 2 chỉ động viên nhau: “Cứ hết lòng với bệnh nhân thì họ sẽ hiểu mình”.
Điều dưỡng trưởng Mai Hoa lắng nghe hoàn cảnh của bệnh nhân nghèo để đưa ra phương án hỗ trợ
Do không gian chật hẹp, việc pha chế thuốc tiến hành ngay tại phòng điều dưỡng
Niềm vui của họ là bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt và không bỏ cuộc giữa chừng. Và có niềm vui giản đơn trong ngày Thầy thuốc Việt Nam, cả phòng bệnh góp tiền tặng bác sĩ một lẵng hoa nhỏ, bệnh nhân đã bình phục gửi thư cảm ơn, bệnh nhân ngoại trú điện thoại chúc mừng…
Riêng cô bệnh nhân hay khóc Đoàn Thị Thu Thủy vẫn xin “được” làm bệnh nhân ở khoa Nội 2, BV Ung Bướu TPHCM để thỉnh thoảng đi tái khám, để được gặp những ân nhân đã cứu em thoát khỏi bàn tay tử thần.
Theo Dantri
Kỳ 3: Ấm áp tình người
Giữa chốn bệnh tật vẫn có những con người với hành động đẹp, đầy tình người, dù đôi khi chính họ cũng đang chịu nhiều nỗi đau cả thể xác lẫn tâm hồn.
Nhiều bệnh nhân và người nhà thường qua chỗ bà Dung (đứng) lấy nước uống - Ảnh: H.M
Cô Tư đẩy nước
"Cô Tư ơi, con lấy nước nhé", "Cảm ơn bà Tư giữ nước nhé, tôi lấy ít nước lên cho ông nhà". Những lời thân thương này là của người bệnh và thân nhân dùng để gọi bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (50 tuổi, quê Vĩnh Long), một "cựu chiến binh" tại BV Ung bướu (TP.HCM). Ở cuối góc hành lang, nơi những chiếc chiếu chia diện tích người bệnh nằm san sát nhau, "nhà" của bà Dung ngoài đồ đạc sinh hoạt hằng ngày còn có 6, 7 thùng nước kê chồng lên nhau. Một thùng được kê cao lên để người nhà bệnh nhân, người đến khám có thể dễ dàng rót nước vào chai.
Hơn 3 năm nay, bà Dung dùng xe đẩy cơm để đẩy nước của một đơn vị từ thiện cung cấp, nhưng không đưa được vào trong BV. Một tuần bà Dung đẩy 2 lần nước, một xe khoảng 6 thùng. Dạo gần đây, những cơn đau hành hạ bà nhiều hơn, ung thư đã di căn sang vú còn lại và qua xương nên các vết lở loét ngày một nhiều. Bà kể, nhiều lần đi đẩy nước lại bị hụt hơi.
Phát hiện ung thư từ năm 2001, bà Dung cứ một tháng lên BV Ung bướu 1 lần để điều trị. Sau đó, số lần vô hóa chất nhiều hơn, sức khỏe yếu dần nên đến năm 2009 bà ở hẳn trong BV. Bà không chồng, không có con cái. Tổ ấm tuổi già của bà Dung là BV với những bệnh nhân cũng đang quằn quại trong đau đớn bệnh tật. Bà tâm sự, đôi khi chạnh lòng vì bên cạnh người ta có con cái, vợ chồng chăm sóc trong khi mình thì... Nhưng rồi bà Dung tự an ủi "còn có những tình cảm ấm áp từ chính người bệnh, từ các nhà hảo tâm...". "Tôi trụ được ở BV đến giờ này cũng chính nhờ vào lòng thiện nguyện của nhiều nhà hảo tâm nên tôi đẩy nước cho người bệnh, việc lấy nước uống chỉ là chút việc không đáng được kể đến", bà Dung khiêm tốn nói.
Gần đây, những cơn đau về đêm khiến bà không tài nào chợp mắt được. Dù thế, bà Dung vẫn quyết tâm: "Ngày nào tôi còn được sống là còn muốn làm việc có ích, coi như để trả món nợ ân tình với cuộc đời và những người đã giúp đỡ tôi".
Cho tròn chữ hiếu
Nhiều bệnh nhân ở phòng 401, Khu Nội 1, BV Ung bướu cứ nhắc mãi về anh V. (40 tuổi, quê Tiền Giang) với lòng cảm phục tấm lòng chàng trai này dành cho mẹ và nhiều bệnh nhân khác.
Nuôi mẹ bị ung thư tử cung, anh không chỉ trọn chữ hiếu với mẹ mà còn giúp đỡ những cô, bác nằm cùng mẹ trong phòng bệnh. Mỗi lần đi lấy cơm, V. ghé các giường hỏi: "Dì Hai ơi! Con lấy cơm cho dì luôn nhé..." hay "Con lấy thêm cơm cho cô Tư và bà Lan nữa nha...".
Bà Tùng, một bệnh nhân từng nằm cùng phòng với mẹ anh V. nhớ lại, mùng 2 tết của 2 năm trước, lúc đó bà nằm gần giường với mẹ của V. Trong BV, không khí vắng tanh nhưng phòng bệnh của bà luôn được V. quan tâm hỏi han và giúp đỡ mỗi lúc các cô, bác cần. Bà bảo: "Chưa bao giờ tôi thấy xúc động như thế. Cuộc sống nhiều bon chen ngoài đời nhưng khi đã vào đây thấy sao những hơn thua lại vô nghĩa đến thế. V. lặng lẽ chăm sóc từng bệnh nhân chúng tôi, bữa ăn trưa ngày tết đó ngon hơn bất cứ bữa cơm nào tôi từng ăn. Chúng tôi cũng quý và coi V. như con của mình".
Ban ngày, anh V. phụ lấy cơm từ thiện lên cho cả phòng, ban đêm anh đi làm thêm để kiếm tiền trang trải thuốc men cho mẹ. Hơn 5 năm trời ở BV, V. đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ. Anh chứng kiến hàng chục ngàn người chết. Lúc đầu còn sợ, ám ảnh, không dám đến gần người bệnh đã tắt thở nhưng sau này V. còn bồng họ trên tay dù máu me người ta vương đầy quần áo mình. Chứng kiến nhiều người nhà bệnh nhân không có tiền để đưa bệnh nhân về quê, V. lại làm công tác vận động trong khoa, mỗi người đóng góp một ít rồi cũng quyên góp được số tiền đủ để người ta đưa người xấu số về chôn cất.
Mẹ của V. yếu dần, những cơn đau cuối đời làm bà sút cân teo tóp và nằm một chỗ. Rồi bà mất. Sau khi đưa bà về quê mai táng, nhiều người tại BV Ung bướu lại thấy V. thường xuyên phụ nấu ăn trong bếp ăn BV, anh còn đẩy cơm lên giao tận tay cho bệnh nhân các khoa phòng. V. chia sẻ: "Mẹ mất, tôi muốn làm thêm một điều gì đó cho mẹ và các bệnh nhân nên quyết ở lại nấu cơm từ thiện tại bếp ăn BV thêm 3 tháng nữa. Ngày 25 tết tôi về quê hương khói cho mẹ, ra tết tôi lại lên thành phố để kiếm việc".
Trước kia V. có mở cửa hàng may mặc, thuê nhân công, thuê mặt bằng làm ăn nhưng khi mẹ bệnh, các anh chị lại bận việc hết nên anh vào BV chăm mẹ rồi ở hẳn trong này, công việc riêng đành tạm gác lại. Đã hơn 40 tuổi, trải qua một lần đổ vỡ, V. thoáng chạnh lòng khi nghĩ về hạnh phúc riêng: "Mong muốn của tôi bây giờ là sống thanh thản và làm được nhiều việc giúp cho những bệnh nhân như mẹ tôi".
Theo TNO
Cứu sống một học sinh bị đâm thủng ngực Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng vừa cấp cứu thành công em học sinh trường dân tộc nội trú huyện Bảo Thắng bị đối tượng Hoàng Anh Tuấn (SN 1990, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 5 - phường Thống Nhất - Thành phố Lào Cai, là học sinh năm thứ 2 trường trung cấp nghề APATIT Lào Cai dùng...