Xiếp Quan Lạn “níu hồn” thực khách
Xiếp là thực phẩm miền biển, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Thịt xiếp dai ngon, ngọt bùi hòa quyện cùng mùi nước mắm khiến “hồn ẩm thực” của du khách bị “níu” chân mỗi khi đến với xã đảo Quan Lạn (Quảng Ninh).
Con xiếp “dẫn lối” cho cơm
Xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn có những cảnh biển đẹp hoang sơ, thơ mộng. Du khách đến đây được tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hóa của người dân và thưởng thức nhiều món ăn ngon nức tiếng.
Đam mê hải sản, có lẽ không ai có thể quên được các món ngon chế biến từ tôm vằn, ghẹ xanh, cua bể, cá song… tại đảo Quan Lạn. Tuy nhiên, với người dân Quan Lạn có một loại thực phẩm “đưa” cơm, chế biến được nhiều món dân dã đó là con xiếp.
Chị Phạm Thị Tuyền, người dân đảo Quan Lạn chia sẻ, khách đến Quan Lạn chưa ăn con xiếp thì chưa thực sự thấy được cái tình của người dân miền biển nơi đây. Món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa đựng vẻ đẹp bình dị, mộc mạc cùng tình cảm chân thành, mến khách của người dân xã đảo.
Xiếp là loại nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò. Chúng sống ở các bãi triều cạn gần bờ xung quanh đảo Quan Lạn. Dù là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ hễ muốn ăn đều có thể xách xô và cào ra biển là có món ngon từ xiếp trong bữa cơm gia đình.
Xiếp rất dễ bắt, chỉ đợi khi nước dòng (nước xuống), bãi triều nhô lên là có thể cào được.
Chị Tuyền sống trên đảo hơn chục năm và là một trong những người làm du lịch nổi tiếng tại Quan Lạn. Hàng năm, cứ vào đợt cao điểm du lịch ngoài việc đón, tiếp khách thăm đảo, chị Tuyền còn thiết kế các tour trải nghiệm “một ngày làm dân đảo”. Dẫn khách đi trải nghiệm cào xiếp và tự tay chị Tuyền chế biến các món ngon từ “đặc sản” này.
Chị tâm sự rằng, không gì hạnh phúc bằng khi chứng kiến hình ảnh khách du lịch hào hứng ra bãi biển, thỏa sức thể hiện tài năng làm ngư dân để cùng nhau cào xiếp.
Thành quả sau hàng giờ lao động của khách là những món ăn thơm lừng vị xiếp trên bàn tiệc vào cuối buổi. Khách thưởng thức món ngon với tâm trạng vui vẻ, sảng khoái là cách để quảng bá sản phẩm quê hương một cách tuyệt vời nhất.
Ở đảo Quan Lạn, chị Tuyền là một “tay cơ” cào và tách xiếp. Một buổi chiều chị có thể cào được đến 15 kg xiếp. Và cũng chính tay chị tách hết số sản vật đó để mang đi chế biến.
Video đang HOT
Chị Tuyền chia sẻ, nói đến xiếp chúng ta có thể chế biến được nhiều món như: Cháo, rim gừng, kho, canh rau, canh chua…
Sau khi xào xiếp, cho cháo trắng vào nồi nấu cùng, nêm thêm gia vị vừa ăn, trước khi bắc khỏi bếp, ta cho hành, mùi, lá tía tô vào. Món cháo bổ dưỡng, ngon sạch từ biển không chỉ là món ăn của người Quan Lạn mà nó được nhiều khách du lịch biết đến, yêu thích.
Chị Tuyền cho hay, món ăn từ xiếp cũng có giá cả bình dân. Tuy vậy, không vì thế mà món ăn đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Người dân trên đảo ai cũng biết cào xiếp, chế biến món ăn từ loại nhuyễn thể này.
Tuy nhiên, tùy theo cảm nhận từng người và cách chế biến, nêm nếm gia vị khác nhau tạo nên thương hiệu của người nấu. Với những khách đã từng ở khách sạn nhà chị Tuyền, ăn món chị nấu thì không thể quên món ăn đưa cơm từ con xiếp.
Xiếp khi cào về còn nguyên vỏ. Và chế biến món xiếp rim gừng thơm ngon, hấp dẫn.
Ngọt ngào vị biển
Mỗi khi nhàn rỗi, nước xuống, người dân đảo thường đi cào xiếp, nhà dùng không hết họ mang ra chợ bán. Vừa bày hàng ra chợ, bà Bùi Thị Thị đon đả chào khách “mua xiếp đi con”, 20 nghìn/kg.
Thấy khách có vẻ bỡ ngỡ với cách tính cân của mình bởi bên trong mỗi túi xiếp của bà có chừng một lạng nhân và chút nước, bà Thị phân trần: “Một cân xiếp khi cào về còn nguyên vỏ, bà tách ra được từng này nhân, vì thế tính cân là tính cả vỏ, còn nhân chỉ có vậy”.
Chị Hà Thị Xuyến, một giáo viên công tác tại đảo Quan Lạn lâu năm chia sẻ, những món ngon từ biển rất đặc trưng, khách du lịch cũng rất sành. Tuy nhiên, món xiếp còn ít người biết đến, bởi chỉ có đảo Quan Lạn mới có. Ngoài cháo thì món xiếp rim gừng, kho, hay canh chua cũng rất ngon.
Ở đảo Quan Lạn có loại rau xương cá. Loại rau này thường mọc dại ngoài bờ biển, người dân đảo thường hái về nấu cùng xiếp. Xiếp ngọt nên nấu với rau xương cá lá mềm, thân mỏng giòn rất ngon và tròn vị, chị Xuyến cho hay.
Xiếp tuy nhỏ nhưng rim gừng hay kho cũng “tuyệt cú mèo”, chị Hoàng Thị Thu Hà chia sẻ khi kể về món ngon nơi chôn rau cắt rốn của chị. Xiếp kho hay rim gừng có cách chế biến gần giống nhau.
Bỏ qua các bước sơ chế, sau khi xào xiếp với hành khô và gia vị có kèm thêm một chút gừng băm nhỏ bật nhỏ lửa để rim, đến khi săn lại, nước sền sệt, dậy mùi sẽ cho hành mùi thái nhỏ cùng hạt tiêu bắc là được. Gừng cay cay, thơm thơm kết hợp với vị ngọt mềm của xiếp là món ăn thường thấy trong bữa cơm mặn của dân Quan Lạn.
Canh sườn chua nấu dọc mùng ngọt mát ngon cơm
Mùi thơm ngọt ngào của sườn non, vị chua dịu của sấu, dọc mùng giòn mát sẽ khiến bữa cơm thêm vô cùng ngon miệng. Hơn nữa, bạn còn biết luôn bí quyết làm dọc mùng thật mềm, thật giòn, xốp mà không bị ngứa.
Vị chua dịu nhẹ của quả sấu, ngọt ngào của sườn non sẽ khiến bữa cơm thật hút vị.
Nguyên liệu cho bát canh 4 người ăn
- 1 quả cà chua
-200 gr sườn non
- 3 quả sấu
- 100gr dọc mùng
- 1 bó mùi ta hoặc mùi tàu
Cách làm
B1: Sườn mua về, chặt khúc nhỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm nước săm sắp, luộc sơ. Bỏ nước luộc đầu, sau đó cho vào ninh lại. Lúc này, bạn bỏ sấu vào ninh cùng sườn nhé.
B2: Trong thời gian ninh sườn, bạn chuẩn bị các nguyên liệu khác:
Cà chua rửa sạch, cắt múi
Dọc mùng tước vỏ, cắt ngắn rửa sạch, sau đó bóp qua với muối để dọc mùng mềm và không bị ngứa khi ăn (Khâu này bạn nên dùng găng tay để tránh bị ngứa tay nhé)
Rửa sạch dọc mùng lại với nước.
Rau mùi bỏ gốc, rửa sạch, cắt nhỏ
B3: Khi sườn đã được thì bạn vớt quả sấu ra bát riêng rồi bỏ thêm dọc mùng và cà chua vào, thêm gia vị vừa ăn
B4: Khi canh được, trước khi múc ra bát, bạn dầm sấu ra bát rồi bỏ hạt, cho phần thịt sấu vừa dầm vào trở lại nồi canh, khuấy để hòa tan vị sấu vào canh. Sau đó múc ra bát, rắc rau mùi lên trên và thưởng thức.
Lưu ý: Cách làm dọc mùng không bị ngứa
- Cây dọc mùng mua về, rửa sạch, tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).
- Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối tinh và dùng tay bóp đều, khâu này nên đeo bao tay, nếu không có bao tay, để an toàn, bạn trộn dọc mùng với muối và để 15 phút.
- Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa
- Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nylon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu.
- Dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa.
Đến Đà Lạt thưởng thức món salad bơ "thần thánh" ngon khó cưỡng Những cây salad xanh mướt của Đà Lạt, những quả bơ thơm ngon, ngoài cách chế biến thông thường là ăn sống hay trộn dấm, xay sinh tố hay mục đích ăn vặt ấy ra. Với sự kết hợp của rau salad và trái bơ đã góp phần tạo ra món salad bơ đặc trưng cho ẩm thực Đà Lạt. Salad bơ là...