Xiêm Cán: Khám phá ngôi chùa tráng lệ bậc nhất xứ Bạc Liêu
Sự uy nghi, tráng lệ cùng kiến trúc siêu đẹp của chùa Xiêm Cán đã hấp dẫn nhiều du khách trong tour du lịch Bạc Liêu tìm đến đây. Hãy cùng khám phá xem địa danh này có thật sự đẹp như lời kể không nhé.
Bạc Liêu là vùng đất không chỉ được biết đến là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ mà nơi đây còn có nhiều khu di tích, kiến trúc tín ngưỡng độc đáo được nhiều du khách biết đến. Một trong số đó chắc chắn không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán – ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong số những ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ. Sự uy nghi, tráng lệ cùng kiến trúc siêu đẹp của chùa Xiêm Cán đã hấp dẫn nhiều du khách trong tour du lịch Bạc Liêu tìm đến đây. Hãy cùng khám phá xem địa danh này có thật sự đẹp như lời kể không nhé.
Xiêm Cán: Khám phá ngôi chùa tráng lệ bậc nhất xứ Bạc Liêu
Đôi nét giới thiệu về chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa Xiêm Cán này được xây dựng vào năm 1887 với diện tích ban đầu lên đến 5200m2. Thuở ban đầu, chùa có tên là Komphisako, về sau có một bộ phận người gốc Hoa đến đây định cư mới đổi tên thành Xiêm Cán. Từ đó đến nay ngôi chùa này mới có tên gọi là chùa Xiêm Cán, vừa đơn giản dễ nhớ mà lại có một nét gì đó rất riêng, rất độc đáo.
Nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km về phía Đông, chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa to lớn nằm nổi bật trên con đường đi qua vườn nhãn trên trăm năm tuổi và cánh đồng gió nổi tiếng tại đây. Vị trí của chùa Xiêm Cán rất đẹp, rất thuận lợi cho du khách đi tour Bạc Liêu đến đây tham quan, chiêm ngưỡng địa danh nổi tiếng này.
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu, du khách đi dọc theo đường Cao Văn Lầu khoảng 4 đến 5km rồi rẽ trái vào đường tỉnh 31. Tiếp tục đi thêm 4km nữa là du khách đã có thể nhìn thấy chùa Xiêm lộng lẫy hiện ra ngay trước mắt. Cổng rất lớn và nổi bật nên chắc chắn không khó để có thể nhận diện địa điểm tham quan này.
Chùa Xiêm Cán mở cửa cho du khách đến tham quan từ 7h sáng đến 6h tối hằng ngày và du khách đến đây không cần mất tiền để mua vé tham quan. Bạn chỉ cần lưu ý ăn mặc lịch sự là được.
Nét kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách của chùa Xiêm Cán
Nét kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách của chùa Xiêm Cán
Không phải tự nhiên mà chùa Xiêm Cán trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách tham quan trong chuyến du lịch Bạc Liêu đến vậy. Giống như những ngôi chùa Khmer khác trên khắp đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xiêm Cán mang đậm dấu ấn của kiến trúc Angkor – Campuchia. Tổng thể ngôi chùa có rất nhiều kiến trúc khác nhau nhưng đều mang một hơi thở chung của kiến trúc Angkor. Mỗi một hạng mục công trình từ tường thành, cổng chùa, cột trụ biểu, chính điện,… đều rất truyền thống và xoay mặt về phía Đông và điều này chính là một phần truyền thống của người Khmer. Họ quan niệm rằng đường tu thành chính quả của Phật bắt đầu từ hướng Tây sang Đông nên hầu hết chùa chiền, đền đài của người Khmer đều xoay về hướng Đông.
Từ phía bên ngoài bước vào, công trình đầu tiên bạn bắt gặp sẽ là chiếc cổng tam quan bề thế của ngôi chùa. Những bức phù điêu đắp nổi trên cổng chính là thứ khiến cho sự uy nghiêm được tăng thêm vài phần. Trên đỉnh giữa cổng là hình đức Phật được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Hai tượng thần Krud được dùng làm bệ đỡ cho đỉnh chính tháp. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc ở tam quan của các ngôi chùa mang kiến trúc Angkor.
Xuyên qua cổng tam quan của chùa, du khách sẽ sải bước trên con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh mát và thấy chính điện của chùa Xiêm Cán ngay trung tâm của khuôn viên. Chính điện không có cửa ở giữa mà ở 2 bên để tránh việc ánh nắng sẽ chiếu thẳng vào bàn thờ Phật bên trong. Phía bên trong chính điện có đến 100 cây cột tròn chống mái và trên mỗi đỉnh cột đều có một chiếc đầu rắn của thần Naga đang ngóc lên. Hình ảnh thần Naga xuất hiện bên trong chính điện là điều hiếm thấy. Tương truyền đây vốn là một loài rắn hung tợn đã được Đức Phật cảm hóa và hình ảnh rắn thần Naga xuất hiện trong chính điện với ý nghĩa loài linh vật này sẽ chống đỡ và bảo vệ nơi đây.
Bên trong chính điện chùa Xiêm Cán được bày biện khá đơn giản nhưng lại không hề sơ sài. Có một bàn thờ 3 tầng ở chính giữa, phía trên là bệ tượng cao khoảng 2m và được chia thành 7 bậc. Trên bệ này thợ Đức Phật Thích Ca lớn, phía dưới là các tượng Phật nhỏ để diễn tả các thời kỳ hóa thân của Đức Phật. Các bức bích họa trên tường được vẽ vô cùng tỉ mỉ nhằm miêu tả lại cuộc đời của Đức Phật từ khi chào đời cho đến lúc tu thành chính quả.
Tuy không phải là ngôi chùa cổ nhất trong lịch sử nhưng có thể nói chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa lớn, đẹp và lộng lẫy nhất trong số những ngôi chùa Khmer của Nam Bộ. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến mang lại cho du khách những ấn tượng thật khó phai trong chuyến du lịch Bạc Liêu sắp tới.
Video đang HOT
Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu
Trong hành trình khám phá miền Tây, bạn không thể bỏ lỡ Bạc Liêu. Nơi đây mang nét yên bình vùng sông nước, sở hữu những địa danh lâu đời cùng nhiều giai thoại.
Bạc Liêu thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Vùng đất này gắn liền với hình ảnh Công Tử Bạc Liêu nổi tiếng. Nơi đây không chỉ có nhiều cảnh đẹp, món ăn ngon mà còn hút khách bởi những ngôi chùa mang dấu ấn riêng.
Đến Bạc Liêu, đi chơi ở đâu?
Từ Cà Mau, mình di chuyển đến Bạc Liêu mất 1 giờ. Sau khi check-in phòng nghỉ, mình di chuyển đến nhà Công Tử Bạc Liêu. Đây là một trong 3 ngôi nhà cổ lâu đời đại điện cho văn hóa miền Tây xưa.
Ngôi nhà gắn liền với giai thoại của vị công tử ăn chơi khét tiếng thời trước với hành động đốt tiền như giấy để thể hiện sự giàu có và độ ăn chơi của mình. Khi đến tham quan, bạn sẽ được giới thiệu về kiến trúc, những vật dụng trong nhà và nghe thuyết minh về giai thoại, tiểu sử cuộc đời của Công Tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà Công Tử Bạc Liêu được xây dựng từ thế kỷ 20.
Ngôi nhà cổ đẹp, mang đến cảm giác thanh bình và mát mẻ. Du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu tường tận về ngôi nhà của câu chuyện của vị công tử nổi tiếng một thời.
Sau khi ăn trưa mình ghé ngôi chùa Ghositaram. Chùa tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi. Nơi đây như một bảo tàng mỹ thuật trưng bày tài năng của các nghệ nhân Khmer.
Chùa Ghositaram mang lối kiến trúc Khmer.
Chùa Ghositaram còn được gọi là chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4 ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Ngôi chùa đang được trùng tu nên cũng hạn chế đi nét đẹp vốn có vì còn ngổn ngang gạch vữa.
Mình cũng ghé thăm thêm một ngôi chùa khác có tên Xiêm Cán. Chùa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 10 km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đặt chân đến cửa chùa, bạn sẽ ấn tượng bởi sự lộng lẫy của kiến trúc tại đây.
Chùa Xiêm Cán là điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới Bạc Liêu.
Cổng chùa xây hình 3 ngọn tháp, mô phỏng kiến trúc Angkor của người Campuchia. Bên trên cổng được chạm trổ tinh xảo, với rất nhiều hình rắn - một đặc trưng trong kiến trúc Khmer.
Buổi chiều, mình tranh thủ tham quan cây xoài 300 tuổi thuộc khuôn viên chùa Ông Bổn, ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông. Cây xoài mang nhiều giai thoại kỳ bí.
Cây gắn liền với người Hoa lưu dân từ thời nhà Thanh. Họ tìm đến vùng đất này và dựng nhà cạnh cây xoài để sinh sống bởi ở gốc cây xoài cổ này có mạch nước ngọt quanh năm. Cây xoài này được xem là cây xoài cổ thụ độc nhất ở vùng sông nước Cửu Long. Thân cây to đồ sộ, tán lá xum xuê.
Cánh đồng điện gió là nơi check-in được nhiều du khách yêu thích.
Sáng hôm sau, mình đã thức dậy từ sáng sớm để đi ngắm bình minh trên cánh đồng quạt gió rộng lớn. Đây là dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam, có 62 cột tháp và tuabin đều đặt trên biển, mỗi tuabin cao khoảng 80 m, cánh quạt dài 42 m... Khi đến đây những gì bạn cần làm là chuẩn bị quần áo thật đẹp và chụp hình. Khung cảnh nơi này đẹp chẳng kém trời Âu.
Lưu ý chung
Thời gian nào nên đi Bạc Liêu?
Vì đa phần địa điểm tham quan ở Bạc Liêu là các di tích, nhà vườn nên dù trời nắng hay là mưa vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chuyến đi của bạn. Vì thế, bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm, miễn sao phù hợp với thời gian của bạn.
Cách di chuyển đến Bạc Liêu:
Xe Khách: Mình chọn đi xe Phương Trang. Giá vé từ TP.HCM-Bạc Liêu là 155.000 đồng. Giá vé đi từ Cà Mau là 90.000 đồng. Ngoài ra còn có một số xe khách khác như Đức Trọng, Hoàng Cung, Hoàng Yến...
Xe Máy: Từ TP.HCM, bạn đi theo quốc lộ 1A. Nếu đi xe máy, bạn nên kết hợp luôn tour khám phá miền Tây.
Dấu chân Phật, rừng, thác và hành trình khám phá Bolikhamxay Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt-Lào; với tiềm năng phong phú về đất đai, khoáng sản, du lịch...Lào luôn là mảnh đất được các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được thể hiện tài năng, bản lĩnh kinh doanh,... Từ Hà Tĩnh, người Việt Nam chỉ...