“Xích tử thần” ở biển Đông của Trung Quốc sẽ chết yểu
Bắc Kinh đang xây dựng một loạt tiền đồn trên các đảo và bãi cạn chiếm đóng bất hợp pháp ở biển Đông, tạo điều kiện hoạt động cho máy bay có người lái và không người lái, vệ tinh do thám, tàu nổi và tàu ngầm.
Các tiền đồn quân sự kể trên nằm trong một phần kế hoạch xây dựng “xích tử thần” nhằm giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên biển Đông, qua đó củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở hầu hết khu vực giàu tài nguyên và thủy sản này.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, “xích tử thần” của Trung Quốc có thể xác định vị trí và theo dõi tàu đối phương, đặc biệt là tàu sân bay, sau đó tấn công và đánh chìm. Trên thực tế, các đảo nhân tạo này được xem như tàu sân bay trực chiến 24/24 và suốt 365 ngày một năm.
Tuy nhiên, theo tạp chí The Week, các tiền đồn này sẽ chỉ tồn tại được vài giờ nếu xảy ra xung đột thực sự.
Trung Quốc không ngừng mở rộng các tiền đồn trên biển Đông phục vụ cho mục đích quân sự. (Ảnh: AP)
Nằm cách Trung Quốc khoảng 1.190 km, Đá Chữ Thập là nơi đang được Bắc Kinh đầu tư quân sự nhiều nhất nhờ vị trí gần như ở giữa biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh còn bồi đắp trái phép hàng loạt các bãi đá ngầm và đảo như Đá Châu Viên, Đá Gạc Ma và đảo Phú Lâm.
Năm 1988, khi chiếm được Đá Chữ Thập, quân đội Trung Quốc xây một pháo đài nhỏ có binh sĩ đồn trú, một bến tàu, bãi đáp trực thăng và một vài khẩu súng phòng không trên lô cốt bằng bê-tông. Đến năm 2011, nơi này trở thành một “trụ sở chỉ huy chính” và phát triển thành một “căn cứ quân sự” thực thụ, gồm cả nhà kính trồng rau củ để cung cấp cho binh sĩ.
Đầu năm nay, Philippines bắt đầu báo động về việc Trung Quốc mở rộng Đá Chữ thập. Từ diện tích nhỏ bé ban đầu 90 m x 90 m, chỉ trong vòng 3 tháng, Đá Chữ Thập đã được mở rộng lên tới 100.000 m2, với chiều rộng từ 200-300 m trong vòng 3 tháng, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s.
Diện tích này đủ để xây dựng một đường băng hoàn chỉnh dài 3 km, phục vụ được hầu hết máy bay của hải quân Trung Quốc. Sắp tới tại đây có thể xây thêm nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, doanh trại, bồn chứa nhiên liệu, hầm đạn dược và cảng nhân tạo để tiếp đón tàu dầu, tàu tiếp liệu và tàu hải quân. Đặc biệt, đường băng nêu trên sẽ thành nơi hoạt động của máy bay không người lái làm nhiệm vụ do thám trên biển.
Video đang HOT
Trong thời bình, các tiền đồn như Đá Chữ Thập giúp Trung Quốc giám sát biển Đông cũng như theo dõi các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh thổ với mình. Chúng cũng tỏ ra hữu ích trong một cuộc chiến tranh lớn, đó là giúp đánh chìm một tàu lớn như tàu sân bay của Mỹ, trong trường hợp Trung Quốc lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không trên đảo.
Nhưng thời gian để chúng tồn tại khi xảy ra xung đột hết sức ngắn ngủi, chỉ tính bằng ngày nếu không muốn nói là giờ. Máy bay đối phương có thể dễ dàng xác định vị trí của hòn đảo để đánh bom trong khi nó không có khả năng di chuyển như tàu chiến hoặc tàu sân bay.
Ngay cả tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio USS Michigan, đang hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cũng thừa khả năng phá hủy căn cứ không quân trên Đá Chữ Thập trong vòng vài phút. Chỉ cần 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D dội xuống, toàn bộ máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu… trên đảo sẽ tan tành xác pháo. USS Michigan trang bị đến 154 tên lửa Tomahawk. Hay đơn giản hơn, lực lượng đổ bộ của Mỹ lên đảo và lấy hết các tên lửa của Trung Quốc.
Theo P.Nghĩa (theo The Week)
Người Lao động
Trung Quốc có thể đang xây đường băng trên bãi đá Subi
Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây một đường băng trên bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong bối cảnh hoạt động cải tạo và xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông diễn ra với tốc độ chưa từng thấy.
Hình ảnh bãi đá Subi với dải đất dài hơn 3.000 m chụp từ vệ tinh. Ảnh: Airbus Defense & Space/Digital Globe.
Các hình ảnh độ phân giải cao chụp từ vệ tinh hôm 17/4 cho thấy chỉ trong 10 tuần, Trung Quốc đã xây một hòn đảo trên bãi đá Subi, The Diplomatđưa tin. Kích thước và hình dạng dải đất phù hợp một đường băng dài 3.300 m, tương đương với độ dài đường băng Bắc Kinh đang xây trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bãi đá Chữ Thập bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988. Diện tích nơi này đã tăng hơn 11 lần và bị biến thành "đảo" lớn nhất Trường Sa.
Giới phân tích quân sự nhận định đường băng dài 3.300 m có thể hỗ trợ tất cả các loại chiến đấu cơ và máy bay hỗ trợ của hải quân cũng như không quân Trung Quốc.
Hình ảnh chụp ngày 6/2 cho thấy chỉ có hai khu vực nhỏ có hoạt động hút bùn đắp đất trên bãi đá Subi. Đến ngày 17/4, diện tích đắp đất tại đây tăng lên 2,27 km2, tương đương với hòn đảo hình thành nhanh chóng trên bãi đá Chữ Thập với diện tích ước tính 2,65 km2.
Một điểm khác biệt đáng chú ý trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại hai bãi đá trên là trên đá Chữ Thập có một cảng cỡ lỡn cùng một đường băng/đường lăn đang hình thành. Hiện chưa có cơ sở hải quân nào xuất hiện trên bãi Subi. Tuy nhiên, một kênh đào ở rìa phía nam bãi đá đang được mở rộng và gần hoàn thành, cho phép xây dựng một cầu cảng. Ngoài ra, hoạt động đắp đất liên tục ở phía nam Subi có thể nhằm thiết lập các bến cảng.
Hình ảnh vệ tinh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: DigitalGlobe.
Bãi đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, cũng là khu vực Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất nhanh chóng. Bãi đá được đắp cát và san hô, mở rộng diện tích lên 2,42 km2 tính đến ngày 13/4 dù trước đó vài tháng nơi này hoàn toàn ngập nước.
Khu vực tây nam Bãi đá Vành Khăn chụp từ vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có ít nhất 23 máy hút bùn đang hoạt động tại Vành Khăn hôm 13/4 cùng ít nhất 20 tàu xây dựng liên quan trong vũng gần đó. Ngoài ra, nơi này còn có 28 xe trộn/vận chuyển bê tông, hàng chục xe tải lớn và máy xúc.
Phía bắc Bãi đá Vành Khăn. Ảnh: DigitalGlobe.
Trung Quốc cũng mở rộng đắp đất ở rìa phía bắc đá Vành Khăn với không gian đủ rộng để xây đường băng hạ cánh dài hơn 3.000 m. Một khu vực rộng ở phía nam bãi đá đã được cải tạo chỉ trong vòng 8 tuần.
Đá Subi, Vành Khăn, Chữ Thập là ba trong số ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc cải tạo, có khả năng cao là dùng cho mục đích quân sự trong tương lai.
Vị trí 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc cải tạo đất. Đồ họa: The Diplomat.
Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và là tuyến hàng hải quan trọng, từ lâu đã trở thành điểm nóng tiềm ẩn xung đột. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích khu vực này, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Việt Nam nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký năm 2002.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc xây trái phép ba sân bay lớn ở Trường Sa? Hình ảnh vệ tinh cho thấy, ngoài bãi đáp máy bay ở Đá Gạc Ma, Trung Quốc mưu toan xây dựng trái phép ba đường băng lớn ở quần đảo Trường Sa. Với tốc độ đắp đảo và xây dựng chóng mặt, dường như Trung Quốc định xây dựng một đường băng sân bay lớn nữa trên Đá Xu Bi. Kích thước và...