Xiaomi và Realme: Câu chuyện về thương hiệu không hồi kết
Các giám đốc điều hành của Xiaomi và Realme đã bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã vì những thứ liên quan tới “ thương hiệu”, khi hai nhà sản xuất này đã tấn công “ngôn từ” lẫn nhau vì nhiều lý do.
Đại diện của hai công ty đã lên Twitter để tấn công thương hiệu đối thủ, với tổng giám đốc Poco Ấn Độ, Chandolu Manmohan gọi Realme là một thương hiệu “ CopyCat” thực sự. Bài đăng này để đáp lại việc Giám đốc điều hành của Realme, Madhav Sheth nói rằng một thương hiệu sáng tạo thực sự sẽ “không hành xử theo cách của Xiaomi”.
Đây chỉ là trường hợp mới nhất của hai công ty đả kích lẫn nhau trên trực tuyến, vì trước đó Xiaomi đã không ngần ngại nói rằng Realme là một kẻ bắt chước. Trong khi đó, Realme đã chỉ trích Xiaomi là một người tuyệt vọng. Nhưng, sự thật là dù Xiaomi hay Realme có các thiết bị giá cả phải chăng thực sự thì thương hiệu của họ cũng khó đứng vững nếu thiếu sự đổi mới.
Cả hai thương hiệu đều có lịch sử sao chép từ đối thủ
Xiaomi được cho là người đi tiên phong trong xu hướng “sao chép” từ đối thủ khi nói đến điện thoại thông minh và thiết bị thông minh. Ngay cả giao diện người dùng tùy chỉnh riêng, MIUI cũng đã bị so sánh rất nhiều với iOS khi lần đầu tiên ra mắt. Chuyển sang phần cứng, máy tính bảng Mi Pad của Xiaomi chỉ cách một chiếc iPad bằng một logo và các tùy chọn màu sắc rực rỡ. Từ vị trí camera selfie đến bezel và kích thước màn hình (7,9 inch), rõ ràng nhiều người hiểu rằng Xiaomi lấy cảm hứng thiết kế từ đâu!
Video đang HOT
Sau đó, Xiaomi có Mi Box và Mi Watch thế hệ đầu tiên. Chúng rõ ràng lấy rất nhiều cảm hứng thiết kế từ Apple TV và Apple Watch, tương ứng. Chúng ta cũng có Xiaomi Mi 8, sản phẩm khi ra mắt đã nhận được không ít lời chỉ trích vì gần như giống hoàn toàn iPhone X của Apple. Chiếc máy này cũng có notch lớn trên màn hình, camera kép theo chiều dọc ở góc trên bên trái mặt lưng…
Chắc chắn, Xiaomi chắc chắn đã cung cấp một số sản phẩm công nghệ sáng tạo trong những năm gần đây, chẳng hạn như Mi Mix đầu tiên, Mi Mix Alpha và gia đình Mi Max.
Realme cũng không hề kém cạnh, vì dường như họ đã sao chép toàn bộ chiến lược sản phẩm, tiếp thị và giá cả của Xiaomi cũng như các thương hiệu khác trên thị trường. Có lẽ ví dụ nổi bật nhất về điều này là Realme chế giễu Xiaomi vì đã đưa quảng cáo lên MIUI vào đầu năm 2019, nhưng sau đó họ lại triển khai quảng cáo trên chính giao diện Android của mình vài tuần trước.
Realme học theo Xiaomi rất nhiều
Chúng ta cũng đã thấy OPPO tung ra Realme Buds Air, tai nghe không dây thực sự của họ. Và về cơ bản nó rất giống AirPods của Apple. Xiaomi trước đó cũng có tai nghe giống như vậy, thậm chí họ còn có mẫu khác giống Bragi Dash đắt tiền. Realme cũng chuẩn bị ra mắt một vòng đeo tay thể dục giá rẻ, đi theo con đường do gia đình Mi Band của Xiaomi thiết lập. Ngoài ra, thương hiệu con của OPPO còn dự định sớm ra mắt Realme TV, nghe có vẻ rất giống mảng kinh doanh Mi TV của Xiaomi. Công bằng mà nói, gần đây chúng ta cũng đã thấy Motorola, Nokia và OnePlus theo sát Xiaomi vào mảng kinh doanh TV mà không chỉ riêng có Realme.
Quay trở lại với điện thoại thông minh, các thiết bị như Realme C2, Realme 5 và Realme 5 Pro đều nhắm đến cùng một khung giá như các dòng Redmi của Xiaomi (các dòng Redmi A, Redmi và Redmi Note Pro). Họ thậm chí còn lấy “học hỏi” kỹ hơn thế, khi Xiaomi bán ra thị trường điện thoại Redmi A của mình với thông điệp quảng cáo “Desh Ka Smartphone”, thì Realme không ngần ngại dành cho mẫu C2 của họ một lời ví von là “Desh Ka Real Choice”.
Bạn thậm chí có thể nhận thấy rằng Realme được “phát âm” có phần giống như thương hiệu phụ Redmi nổi tiếng của Xiaomi. Ngay cả Realme X50 5G cũng có vẻ giống Redmi K30 5G với một vài thay đổi nhỏ về thiết kế và thông số kỹ thuật. Màn hình LCD 120Hz, máy ảnh selfie kép nằm trong lỗ đục, máy quet vân tay gắn bên, camera 64MP, bộ xử lý Snapdragon 765G… đều là những sự giống nhau của hai chiếc máy này. Realme đã thực hiện một vài thay đổi thông số kỹ thuật, như cung cấp pin nhỏ hơn và camera tele, nhưng chắc chắn giống những gì Xiaomi thực hiện trên sản phẩm của họ.
Nói cách khác, rõ ràng thương hiệu mới nổi đang chú ý đến các thiết bị Mi của Xiaomi và hệ sinh thái mở rộng để tạo chiến lược và thiết bị của riêng mình. Nhưng, các giám đốc điều hành của Xiaomi không nên chế giễu liên tục Realme, bởi vì họ cũng đã làm điều tương tự trong nhiều năm. Do đó, Xiaomi và Realme có thể tiếp tục “đả kích” nhau, nhưng không thương hiệu nào có thể đứng ở vị trí để nói thương hiệu khác là kẻ sao chép.
Theo FPT Shop
Ấn Độ vượt Mỹ thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới
Với quy mô dân số lớn, việc Mỹ tụt lại sau Ấn Độ trong cuộc đua quy mô thị trường smartphone không phải điều quá ngạc nhiên.
Nhiều năm trước, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn nhất trên thế giới, song đến nay, Mỹ thậm chí còn không giữ được vị trí số hai. Counterpoint Research theo đó cho biết Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới với 158 triệu đơn vị điện thoại tiêu thụ trong năm 2019.
Các thương hiệu Trung Quốc là động lực thúc đẩy tăng trưởng ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty)
Tăng trưởng này đến từ số lượng lớn các thiết bị smartphone có giá thành phải chăng đến từ Trung Quốc. Theo đó, 72% số lượng điện thoại được bán ở Ấn Độ trong năm 2019 đến từ những cái tên như Xiaomi, Vivo, Realme và OPPO.
Điều này không đồng nghĩa với việc các thương hiệu không đến từ Trung Quốc không thành công, song kết quả có nhiều chiều hướng khác nhau. Apple tăng trưởng khá nhanh vào thời điểm cuối năm 2019 nhờ giá thành tốt của iPhone 11. Samsung trong khi đó gần như đi ngang cùng thời điểm và nhìn tổng thể cả năm 2019 lại chứng kiến mức giảm 5%, theo Engadget.
Thực tế, với dân số lớn và tiềm năng đến từ thị trường đang phát triển nơi nhiều người ưu tiên những thương hiệu giá rẻ, việc quy mô thị trường Ấn Độ vượt Mỹ không phải một thực tế quá ngạc nhiên. Song xu hướng này chắc chắn sẽ khiến nhiều thương hiệu phải ưu tiên thị trường Ấn Độ hơn trong thời gian tới.
Theo Sao Star
Ấn Độ hóa 'bánh ngọt', Vivo nhanh chóng soán ngôi Samsung, nhảy lên vị trí thứ hai trong quý 4 năm 2019 Theo báo cáo từ Counterpoint Research, thị trường điện thoại tại Ấn Độ đã chính thức vượt qua Hoa Kỳ, trở thành thị trường lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Mức tăng trưởng vượt bậc của thị trường điện thoại tại Ấn Độ một phần lớn nhờ vào phân phúc điện thoại tầm trung từ các thương hiệu Trung Quốc...