Xiaomi – bản sao không mong muốn của Apple
Không chỉ thiết kế điện thoại, tablet, Xiaomi còn “học” Apple từ cách giới thiệu sản phẩm, lễ ra mắt, trang phục của CEO và cửa hàng Mi Store.
Xiaomi lần đầu gây sự chú ý về việc “học” Apple kể từ lễ ra mắt Mi 4 năm 2014. Không giống hầu hết các máy Android khác làm từ nhựa hoặc kim loại nhưng bo cong nhiều, chiếc Mi 4 có kiểu dáng vuông vức giống hệt mẫu iPhone 5s. Máy cũng có các đường cắt kim cương vát ở cạnh bên, ăng-ten được lắp vào khung tương tự sản phẩm của Apple.
“Nhái” thiết kế smartphone chưa phải là điều duy nhất Xiaomi làm trong lễ ra mắt Mi 4. Giám đốc điều hành của hãng, ông Lei Jun thậm chí còn dùng cụm từ quen thuộc và gắn liền với tên tuổi của Steve Jobs và Apple là One more thing… (còn một thứ nữa).
Người đứng đầu của Xiaomi thậm chí ăn mặc giống, dáng đi và cử chỉ cũng giống Steve Jobs.
Ngay sau Mi 4, Xiaomi tiếp tục khiến giới công nghệ phải nhắc tới mình khi chiếc máy tính bảng Mi Pad có kiểu dáng gần giống hệt iPhone 5c. Cũng với vỏ nhựa, thiết kế giống từ vị trí đặt camera, 5 màu sắc tương tự sản phẩm của Apple. Không chỉ vậy, Mi Pad còn có kích thước màn hình giống hệt iPad Mini và khác biệt so với các mẫu tablet Android còn lại. Xiaomi khi đó cũng tùy biến giao diện MIUI trên máy với hơi hướng giống iOS 7.
Trong hình là ảnh quảng cáo sản phẩm của chiếc Xiaomi Mi 3. Chi tiết của phần camera được “bê” nguyên từ ảnh quảng cáo camera của Apple.
Video đang HOT
Ngoài điện thoại, tablet, Xiaomi còn sản xuất cả phụ kiện và chúng cũng mang hơi hướng thiết bị của Apple. Trong hình là chiếc Mi Router Mini với kiểu dáng khống khác gì chiếc Magic TrackPad.
Sản phẩm Mi Box cũng học theo cách thiết kế của Apple TV dù độ giống không cao như các sản phẩm khác. Cùng thiết kế cơ bản phát triển từ hình vuông và màu đen đặc trưng, sản phẩm của Xiaomi có độ bo cong nhiều hơn.
Ngay từ những phiên bản đầu tiên, giao diện MIUI đã học theo cách bố trí của Apple. Thay vì chia làm hai vùng mở ứng dụng như mặc định Android, MIUI của Xiaomi đã chỉ cho bố trí một phần ứng dụng duy nhất với các ứng dụng hay dùng ở bên dưới. Gần đây, với các model màn hình tràn viền, Xiaomi cũng học hỏi thao tác vuốt thay phím cơ bản tương tự iPhone X của Apple.
Xiaomi cũng “học” cả cách đặt tên sản phẩm như Apple với mẫu máy tính Mi Notebook Air, tương tự Apple MacBook Air. Model này cũng có nhiều nét giống về thiết kế với sản phẩm của “Quả táo”, chỉ khác là không có logo ở mặt trên.
Thiết kế của các cửa hàng Mi cũng học hỏi rất nhiều từ phong cách tối giản của Apple Store. Các Mi Store mở sau này thậm chí có kiểu bàn gỗ gần như tương tự, tông màu trắng chủ đạo làm nổi bật các tấm quảng cáo lớn về sản phẩm.
Xiaomi được coi là hãng chịu khó “ sao chép” Apple nhất và nhiều chuyên gia công nghệ cũng phải công nhận việc hãng này làm sản phẩm có nét giống Apple nhất. Dù rất nhiều sản phẩm chạy Android hiện nay có màn hình “tai thỏ” nhưng Mi 8 được nhiều trang web đánh giá là có chi tiết này giống iPhone X nhất.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Nghi vấn Xiaomi lừa thị giác người dùng từ mặt lưng Mi 8 Explorer Edition
Phiên bản đặc biệt và cao cấp nhất trong bộ ba Mi 8 mới ra mắt của Xiaomi có phần lưng nhìn thấy linh kiện bên trong.
Mi 8 Explorer Edition là một trong ba smartphone vừa được Xiaomi ra mắt hôm qua 31/5 tại Trung Quốc.
Máy có thiết kế "tai thỏ", sở hữu một số tính năng tương tự iPhone X của Apple như camera nhận diện khuôn mặt 3D thực sự, điều mà những smartphone "tai thỏ" chạy Android khác trước đây chưa làm được.
Smartphone mới của Xiaomi cũng có camera đặt nằm dọc và lồi lên tương tự iPhone X nhưng lớn hơn. Do sở hữu màn hình lên tới 6,21 inch, kích thước của Mi 8 Explorer Edition cũng lớn hơn so với iPhone X. Hệ thống camera kép trên Mi 8 Explorer Edition sử dụng hai cảm biến 12 megapixel có kích thước điểm ảnh lần lượt 1,4 và 1 micromet, khẩu độ ống kính f/1.8 và f/2.4. Xiaomi còn sử dụng thuật toán ghép 4 điểm ảnh làm 1 bằng AI, để tăng cường độ chi tiết.
Điểm đặc biệt trên Mi 8 Explorer Edition là thiết kế mặt lưng dạng trong suốt phía trên và phía dưới máy. Tuy nhiên, người dùng có thể bị nhầm lẫn bởi bo mạch chủ và các linh kiện phía sau chỉ để "minh họa", trên thực tế vị trí của chúng nằm ở nơi khác.
Nhìn vào, nhiều người sẽ thấy vị trí vi xử lý Snapdragon 845 của Qualcomm. Nhưng theo phân tích của Androidpolice, chỉ một phần bảng mạch là thật, còn lại được làm giả để mặt sau trở nên thẩm mỹ hơn.
Dựa trên hình ảnh chip Snapdragon 845 mà iFixit "mổ xẻ" từ Galaxy S9, một chuyên gia khác của Engadget cũng cho rằng linh kiện này nằm ở vị trí khác, bởi hình dáng và kích thước cũng không phù hợp nếu đem so sánh. "Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy thiết kế chân tiếp xúc của chip nằm ở phía dưới thay vì ở bốn bên", chuyên gia này cho biết. Ngay sau đó, phía Xiaomi cũng lên tiếng giải thích. "Các linh kiện bên trong Mi 8 có thể nhìn thấy được không nhất thiết phải phù hợp với các thành phần thực, nó chỉ là một phần của bo mạch chủ thực sự", đại diện Xiaomi nói với The Verge.
Trước đó, HTC U12 là smartphone có thiết kế với mặt lưng "lộ thiên". Tuy nhiên, phần để lộ của HTC khá ít chi tiết và không được đẹp mắt như smartphone của Xiaomi.
Mi 8 Explorer Edition là smartphone mạnh nhất hiện nay với vi xử lý Snapdragon 845 mới nhất, RAM 8GB, bộ nhớ trong 128GB, chạy Android 8.1 Oreo với giao diện MIUI 10, pin 3.000 mAh, tính năng bảo mật nhận dạnh khuôn mặt 3D như iPhone X... Có các thông số cao cấp nhưng giá smartphone của Xiaomi rất cạnh tranh với 580 USD.
Bảo Lâm
Theo VNE
Xiaomi ra điện thoại Mi 8 với điểm hiệu năng cao nhất thế giới Smartphone cao cấp mới của Xiaomi đạt tới hơn 301.472 điểm đánh giá hiệu năng từ công cụ Antutu Benchmark, cao hơn Galaxy S9 . Theo GSM Arena, Mi 8 vừa trình làng là smartphone có hiệu năng cao nhất thế giới, nhờ đạt hơn 300.000 điểm đánh giá từ công cụ phổ biến Antutu Benchmark, bỏ xa những model xếp dưới như...