Xỉa răng sau khi ăn là một thói quen tai hại
Xỉa răng sau khi ăn là thói quen của phần lớn người Việt. Thậm chí một số người còn tiện tay lấy luôn một que diêm hay bẻ ngay chân hương xỉa đi xỉa lại trong miệng. Họ cho rằng làm như vậy thì có thể làm răng càng sạch hơn.
Răng là cơ quan tiêu hoá quan trọng của bạn. Một hàm răng khỏe mạnh không những làm nụ cười thêm rạng rỡ mà còn giúp bạn nhai kỹ thức ăn, giảm bớt gánh nặng của dạ dày. Vì vậy bảo vệ hàm răng là việc rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, chúng ta nên tránh cho răng chịu sự tác động có hại từ bên ngoài. Xỉa răng chính là một thói quen xấu có hại cho răng. Bởi những lý do như sau:
Những chiếc tăm dù làm cẩn thận đến đâu thì cũng vẫn còn những chiếc gai nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi bạn dùng tăm loại bỏ những thức ăn còn vương lại, thì những chiếc gai gỗ nhỏ này luôn chọc vào hàng lợi mềm trên hàm răng bạn. Đôi khi không cẩn thận sẽ làm rách lợi, gây chảy máu. Vi khuẩn ở trên tăm và trong khoang miệng thừa cơ đột nhập. Lợi dụng chỗ bị nhiễm khuẩn gây viêm tấy. Nếu thường xuyên phải chịu những tổn hại như vậy, lợi và xương chân răng sẽ dần dần nhỏ lại. Những nơi vốn dĩ được lợi lấp đầy sẽ dần xuất hiện những khe nhỏ khiến cho khe răng của bạn rộng ra.
Nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm
Thường xuyên xỉa răng bằng những chiếc tăm thô cứng sẽ khiến khoảng cách giữa hai răng tăng lên. Cứ như vậy, hàm răng sát chặt sẽ trở lên lỏng lẻo, làm lộ ra các khe răng khó coi. Khe răng bị thói quen sai lầm của bạn làm cho ngày càng rộng. Thức ăn càng dễ giắt vào. Như vậy, một vòng tuần hoàn xấu hình thành. Các thức ăn thừa còn dắt lại trong kẽ răng tạo thành bựa răng. Bựa răng là môi trường sinh trưởng tốt của vi khuẩn, mặt khác nó lại kết hợp với các chất khoáng lắng đọng trong nước bọt tạo thành vôi răng (cao răng). Lớp vôi răng này tác động ến men răng, lại cộng thêm sự xâm thực của vi khuẩn sẽ gây viêm lợi. Chứng viêm lợi rất khó chịu, vì cứ động vào răng là bị chảy máu, gây đau đớn.
Đánh răng sau khi ăn là phương pháp chăm sóc răng miệng tốt nhất
Nếu không thể bỏ được thói quen xỉa răng thì bạn có thể làm theo cách sau:
- Khi ăn xong ở chỗ đông người, bạn có thể dùng tăm để khều nhẹ thức ăn dính răng, tuyệt đối không đẩy tăm sâu vào kẽ 2 răng làm tổn thương lợi. Nên sử dụng tăm có bao gói tiệt trùng.
Video đang HOT
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn trong các kẽ răng ít nhất 1 lần 1 ngày trước khi đi ngủ
- Đối với những bạn có răng khểnh, lệch lạc, dễ bị giắt thức ăn nên đem theo 1 cuộn chỉ nha khoa và sử dụng mỗi lần ăn xong, để tránh cảm giác căng tức, khó chịu vì bị nhét thức ăn trong kẽ răng.
Cách chăm sóc răng miệng tốt nhất sau khi ăn
Nên đánh răng khoảng 60 phút sau khi ăn. Bởi sau khi ăn xong lúc này acid trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm đi lớp men răng và nếu bạn đánh răng ngay vào lúc này, men răng rất dễ bị thương tổn.
Nên đánh răng ít nhất là 2 lần (và không quá 3 lần) trong một ngày. Đặc biệt, đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ là rất quan trọng bởi một khoảng thời gian dài sau đó (6-9 tiếng), bạn không hề uống nước và vi khuẩn có thể dễ dàng phá hoại răng của bạn. Đánh răng buổi sáng sớm cũng quan trọng không kém bởi việc này sẽ giúp bạn “dọn sạch” những gì vi khuẩn đã sản sinh ra trong một đêm. Các nhà khoa học nói rằng bạn nên đánh răng khoảng 1g sau khi ăn sáng (chứ không phải là trước khi ăn sáng).
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi. Bạn có thể súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
Và điều cuối cùng là bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
Theo Megafun
Những thói quen bạn nên từ bỏ để trông khỏe mạnh và tươi trẻ
Cho dù tìm mọi cách để giữ cho mình trẻ trung nhưng không ít chị em ngậm ngùi khi nhận ra rằng có những thói quen hàng ngày lại là nguyên nhân âm thầm khiến mình già đi nhanh chóng.
Dưới đây là những "thủ phạm" giấu mặt đó. Chị em nên tham khảo để biết cách "tránh gặp" chúng càng nhiều càng tốt.
1. Nghe điện thoại quá nhiều
Điện thoại di động có ảnh hưởng đến làn da của bạn, đây là điều bất ngờ với nhiều chị em. Chắc chắn, với những người có thói quen nghe điện thoại quá lâu thì việc áp sát điện thoại vào má, tai là khó tránh khỏi. Và đây chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn trên mặt tăng lên, dẫn đến mụn xuất hiện nhiều hơn ở má, cằm.
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển, đã đưa giả thiết rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa các khía cạnh tâm lý xã hội của việc sử dụng điện thoại di động và các triệu chứng sức khỏe tâm thần ở người trẻ. Trong đó, những người sử dụng điện thoại di động nhiều sẽ có nguy cơ căng thẳng cao hơn do liên tục phải nghe tiếng chuông, rung, nhắc nhở... Mà căng thẳng lại là nguyên nhân khiến bạn già đi nhanh chóng. Bởi vậy, có thể nói, nghe điện thoại nhiều là một nguyên nhân gián tiếp khiến bạn trông già nua.
Ảnh minh họa
2. Gội đầu không đúng
Cũng giống như da, tóc của bạn cần được giữ ẩm một cách tự nhiên. Nhiều người cho rằng, gội đầu nhiều sẽ giúp tăng độ ẩm cho tóc, nhưng thực tế không phải như vậy. Gội đầu lâu, gội nhiều lần (vài lần mỗi ngày) sẽ làm cho mái tóc mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có của nó. Hơn nữa, thói quen này có thể còn làm cho tóc bị khô, xơ và chẻ ngọn. Chọn không đúng loại dầu gội đầu thích hợp với tóc của mình cũng là một nguyên nhân khiến tóc và da đầu của bạn bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí, nếu bạn chọn loại dầu gội đầu kích ứng với da đầu mình sẽ càng làm tăng nguy cơ viêm da hoặc nấm da đầu.
Theo các chuyên gia sức khỏe, những người làm việc trong môi trường ổn định như: văn phòng, công sở sạch sẽ thì một tuần chỉ cần gội từ 2 - 3 lần, không cần gội quá nhiều. Còn những người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và có bụi bẩn thì có thể gội đầu mỗi ngày với nước sạch và lượng dầu gội đầu vừa phải để loại bỏ các vi sinh vật có thể gây bệnh trên da đầu.
Ảnh minh họa
3. Xỉa răng liên tục
Các nha sĩ khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sẽ tốt hơn dùng tăm để xỉa răng. Thói quen dùng tăm xỉa răng là nguyên nhân chính khiến kẽ răng bị rộng hơn, thức ăn sẽ dễ bị lưu giữ lại đó. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như viêm nhiễm, sâu răng, viêm quanh châm răng, viêm nướu, sâu răng, đau răng...
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với rất nhiều chứng bệnh mà bạn không biết như rút ngắn tuổi thọ, các bệnh tim mạch và huyết áp cũng như nguy cơ ung thư cao hơn bình thường. Sức khỏe suy giảm cũng chính là lý do tại sao bạn lại nhanh già đến như vậy.
Ảnh minh họa
4. Dùng xà bông thông thường để rửa mặt
Rất nhiều người hoặc do thói quen hoặc do sở thích mà thường dùng xà bông thông thường để rửa mặt thay vì dùng nước sạch. Nhưng bạn có biết rằng thói quen này sẽ gây hại cho da mặt rất nhiều.
Rửa mặt là việc làm nhằm loại bỏ bụi bẩn, mỹ phẩm trên mặt, đồng thời làm sạch lỗ chân lông và các bã nhờn dư thừa trên mặt. Tuy nhiên, vì da mặt nhạy cảm hơn da ở chân, tay nên nó cần được dùng với sản phẩm chuyên biệt chứ không được rửa mặt với xà bông thông thường. Xà bông vốn có hoạt tính mạnh nên nếu dùng để rửa mặt sẽ khiến da mặt bị khô do lớp bảo vệ ngoài da bị tổn thương, da thô ráp hơn... Da thiếu nước sẽ rất khô ráp và nếp nhăn cũng từ đó xuất hiện.
Theo Trí Thức Trẻ
Cắn móng tay và những nguy hiểm tiềm ẩn rất ít người biết Các chuyên gia tiết lộ lý do cắn móng tay nguy hiểm cho sức khỏe là vì nó là con đường đưa vi khuẩn salmonella. E.coli vào cơ thể, gây bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. John Gardener, một người đàn ông 40 tuổi ở hạt Lancashire, Anh, đã qua đời vì bị nhiễm trùng do vùng da trên đầu ngón tay...