“Xì-ta” Việt và những kinh nghiệm mùa thi
Thời gian này hầu hết các bạn teen chúng mình đều đang dồn hết thời gian tập trung cho việc thi học kỳ! Nghe tưởng như rất đơn giản, bình thường nhưng nó lại quyết định rất nhiều trong kết quả học tập của chúng mình trong suốt 1 học kỳ, chưa kể đến cả 1 năm học nữa đấy. Vì vậy tại sao chúng mình không thử lắng nghe các xì-ta chia sẻ một số kinh nghiệm “hấp dẫn” khi mùa thi đang đến nhỉ?
Kim Hiền:
Mùa thi đang về, thời gian này Hiền biết các bạn đang phải học hành rất vất vả để chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng phải không nào? Kim Hiền không biết nói gì hơn chỉ khuyên các bạn đừng học hành quá căng thẳng, hãy để đầu óc mình thật sảng khoái, thư giãn… Đừng có quá “nhồi” nhiều bài vở mà cảm giác mọi thứ trở thành áp lực cho mình trong mỗi môn thi. Ngoài ra, hãy dành thời gian nhất định để ôn thi và nhớ ăn uống đầy đủ cho cơ thể để có sức khỏe thi tốt nhé.
Khắc Việt:
Chà chà, kinh nghiệm mùa thi thì nhiều lắm, mỗi một người có cho mình một kinh nghiệm khác nhau. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, chuyện nghỉ ngơi ra thì tinh thần cũng là một yếu tố rất quan trọng đấy các bạn ah! Có lẽ lời khuyên duy nhất của Khắc Việt dành cho các bạn lúc này là hãy giữ tinh thần thật tốt trước khi bước vào từng môn thi căng thẳng.
Lương Bích Hữu:
Video đang HOT
Đầu tiên theo Bích Hữu thì các bạn phải học bài cho thật kỹ, ôn bài thật tốt rồi sau đó phải có khoảng trống cho mình nghỉ ngơi nữa. Đừng ngày nào cũng học bài, ôn bài nhiều nhé. Hãy để cho tinh thần của mình ổn định, có sức khỏe để chiến đấu mấy ngày thi. Đặc biệt, hôm nào đi thi nhớ đừng có ăn sáng bên ngoài, nhỡ chẳng may đau bụng thì sao?
Quang Vinh:
Những gì cần khuyên các bạn teen thì mọi người cũng khuyên hết rùi nhỉ? Riêng Quang Vinh cũng chỉ mong các bạn ngoài những thời gian ôn thi căng thẳng thì phải nhớ giữ gìn sức khỏe, không nên phí sức nhiều đấy. Vì thi học kỳ khá là quan trọng, các bạn đừng xem thường nó nhé, hãy tạm gác lại các thú vui, các cuộc chơi cùng bạn bè để tập trung thật tốt rồi khi làm bài phải có cả sự bình tĩnh nữa.
Đông Nhi:
Đông Nhi đã trải qua những kì thi từ lâu rồi, bây giờ khi được hỏi đến thì nhớ rất rõ đấy, ngày xưa đi học chăm lắm, chỉ biết học thui, rồi mùa thi thì cũng ôn tập khá nhiều nhất là thi học kỳ, tốt nghiệp và đại học. Đông Nhi đã vượt qua các kỳ thi lớn và rất hãnh diện về điều đó đấy. Kinh nghiệm của Nhi chỉ đơn giản là chăm chỉ ôn luyện bài và giữ gìn sức khỏe. Cố lên nhé các bạn!
Theo kênh 14
Luyện tập gì cho 460 phút sinh tử?
Tập viết... đẹp
Thầy N, giám khảo chấm Văn mùa thi Đại học năm ngoái ngán ngẩm: "Các cậu học đến 12 năm trời, lại còn đi thi Văn cơ đấy! Thế mà sai đủ các loại chính tả, dấu câu loạn xạ! Thậm chí có cậu không dùng đến nửa dấu chấm trong mấy trang giấy đúp, chữ dài như con giun, bé như con kiến..."
Viết kiểu ấy, bài thi môn tự nhiên, các thầy còn cố mà luận, nhưng chắc chắn sẽ không muốn làm tròn điểm vì... mất cảm tình. Còn các môn xã hội, nhất là môn Văn thì, hix, thiệt 1- 2 điểm vẫn còn là nhẹ đấy!
Vì vậy, hãy dành 15 phút mỗi ngày để chỉnh lại nét chữ sao cho dễ ưa hơn. Rồi lỗi chính tả và lỗi dấu câu nữa, để ý khi đọc báo chính là cách sửa lỗi hiệu quả nhất đấy!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tập... tốc ký
Vũ khí bí mật cho một bài thi khối C, D chất lượng cao còn là bí quyết viết sao cho thật nhanh và... nhiều nữa. Thầy T, giảng viên trường ĐHXHNV truyền kinh nghiệm: "Bài làm của các em có hay đến đâu, cho dù các thầy đọc có rơi nước mắt, nhưng khi chấm mà các em chỉ viết được có hơn một tờ đúp thì điểm cao nhất cũng chỉ là... 5!" Choáng!
Thế bao nhiêu là đủ? Cũng theo thầy thì: "Trong 180 phút, các em phải viết được tối thiểu 8 mặt giấy thi. Khoảng 15 phút mà viết được 1 trang là đạt yêu cầu, vì thời gian còn lại phải nghĩ và sắp xếp ý nữa. Em nào viết chữ bé quá thì cố mà làm cho chữ thật to cho bằng bạn, bằng bè, vì các thầy chấm bài mùa hè nóng bức, lại lớn tuổi cả rồi nên ghét phải... đeo kính lúp để chấm bài lắm!"
Tập tính nhẩm
Đừng ỷ lại vào máy tính, đấy là kinh nghiệm xương máu của Trung - cựu học sinh THPT HHT.
Hôm thi Toán, đề yêu cầu giải hệ phương trình bậc 2 đơn giản. Sẵn con FX 500, Trung lôi ra bấm. Bấm kiểu gì mà tính đi tính lại vẫn vô nghiệm một cách vô lý. Mất đến nửa tiếng, anh chàng đành hì hục tính nhẩm. May mà khi ra ngoài đối chiếu thì kết quả đúng, nhưng tiếc đau tiếc đớn vì nếu làm nhanh gọn hơn, bạn ấy sẽ có thời gian để giải được ngon ơ câu d) phần hình không gian.
Thế nên, trừ những môn như Hoá, Lí bắt buộc phải dùng máy tính để lấy kết quả đến 2 đơn vị sau dấu phẩy, tốt nhất là bọn ấy hãy luyện cách giải Toán bằng tính nhẩm, vừa yên tâm lại vừa chắc đúng.
Tập thể dục
Chẳng riêng gì chàng Kiên Cường, cựu học sinh lớp 12 trường THPT LQĐ, thừa nhận: "Kỳ thi Đại học không chỉ là kỳ thi tra tấn về tinh thần mà còn tra tấn về thể chất". Thì cứ thấy các ông anh bà chị đi trước, sau kỳ thi cứ ngót đi vài cân là chuyện thường. Rồi năm nào chẳng có trường hợp thí sinh bỏ thi giữa chừng vì ốm đau, sốt hoặc... ngất giữa phòng thi.
Thế thì, mỗi sáng, bọn ấy cứ nên bỏ ra nửa tiếng chạy bộ hoặc làm những động tác thể dục cơ bản theo VTV1. Nếu có điều kiện hơn, tốt nhất là xin tiền bố mẹ đi tập thể hình hoặc thẩm mỹ, vừa khoẻ người lại vừa... bô trai, xinh xắn ra... Được như thế, không chỉ đảm bảo sức khoẻ cho hàng tháng trời ròng rã ôn luyện, bọn ấy còn đủ sức chiến đấu trong suốt 460 phút khủng khiếp của một đợt thi Đại học nữa là cái chắc!
Theo kênh 14
Những "cáo trạng" mùa thi Dù vậy, họ lại bận rộn với những "kế sách" dự định sẽ thực hiện trong giờ kiểm tra tập trung. Nhằm dập tắt "âm mưu đen tối" của các teen này, "toà án học đường" đã liệt kê 6 "bản cáo trạng" của 6 "bị cáo" từng bị giáo viên bắt quả tang khi đang "hành động". "Nghía" xem, nếu thấy "có...