Xì mũi thế nào mới đúng?
Đợt cảm lạnh vửa qua đã làm bạn “đi” nguyên cả hộp khăn giấy. Xì mũi, vứt giấy đi, rồi lại xì mũi. Cho dù có thường xuyên xì mũi thế nào đi nữa, thì nước mũi vẫn không ngừng chảy ra. Đôi khi có vẻ như không bao giờ kết thúc.
Đây là một kịch bản quen thuộc và thường vô hại, nhưng có một số nguy hiểm bất ngờ ẩn giấu trong tất cả những hành động này. Người ta đã chỉ ra rằng xì mũi quá mạnh có thể gây ra một số tổn thương thực sự. Vậy điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?
Những người hay xì mũi mạnh cần biết
Mặc dù cực kỳ hiếm, một số tai biến thực sự đã được ghi nhận trong y văn, bao gồm rách thực quản và đau đầu nghiêm trọng do không khí bị đẩy vào hộp sọ. Mặc dù rất khó xảy ra, nhưng xì mũi quá mạnh cũng có thể gây thủng màng nhĩ hoặc vỡ hốc mắt.
Có những báo cáo về các biến chứng ở những người không bị bệnh gì khác, nhưng những trường hợp lạ này thường liên quan đến một vấn đề tiềm ẩn xuất phát từ phẫu thuật hoặc chấn thương trước đó. Nếu có chỗ khuyết ở xương ngăn cách mắt hoặc não với mũi, thì xì mũi mạnh có thể đẩy không khí vào những khoang này, và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thị lực hoặc hệ thống thần kinh trung ương.
Bạn khó có khả năng gây hại đáng kể nếu lấy khăn giấy và xì mũi, nhưng có những nguy cơ ít nghiêm trọng hơn, phổ biến hơn cần biết. Xì mũi mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ và dẫn đến ra máu mũi cam, và một nghiên cứu đã chứng minh rằng cách làm này có thể đẩy nước mũi vào xoang. Mặc dù chưa hoàn toàn được chứng minh, nghiên cứu gợi ý về tăng nguy cơ viêm tai hoặc viêm xoang từ đợt cảm lạnh.
Làm sạch mũi thế nào mới đúng
Video đang HOT
Xem xét các nguy cơ cả thông thường và hiếm gặp, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ cách xì thật mạnh cả hai bên mũi và thay thế nó bằng một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Xử lý từng bên mũi một có thể giúp hạn chế sự gia tăng áp lực mà hầu hết các biến chứng có liên quan, và sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp có thể làm giảm lực cần thiết để làm thông mũi.
Thuốc chống sung huyết đường uống hoặc dạng xịt mũi có thể làm thông đường mũi và giúp nước mũi thoát dễ dàng hơn, nhưng không nên sử dụng thuốc chống sung huyết dạng xịt mũi trong ba ngày liên tiếp, nếu không hiệu ứng “hồi ứng” có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Một lựa chọn khác là làm sạch mũi mà không cần xì mũi. Xem xét sử dụng nước muối sinh lý hoặc rửa nhẹ nhàng để đưa chất nhầy ra khỏi đường mũi. BS. Warren A. Woodworth, giảng viên Khoa Tai mũi họng Birmingham, Đại học Alabama nhận xét: “Cách này thường hiệu quả nhất, và đó là những gì tôi sử dụng mỗi khi bị cảm lạnh”.
Cẩm Tú
Theo Menshealth
Bỏ ngay những thói quen sau nếu không muốn tai "nghễnh ngãng" khi lớn tuổi
Hay mắc phải những thói quen sau là một trong các nguyên nhân gây hại đến thính giác.
Nghe nhạc với âm lượng quá to, liên tục trong nhiều giờ liền hoặc vệ sinh tai sai cách cũng là những thói quen xấu gây hại đến tai. Thường xuyên mắc phải chúng sẽ khiến khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí gây mất thính giác. Để tránh gây hại cho cơ quan này, bạn hãy chú ý loại bỏ những thói quen xấu sau đây.
Nghe nhạc với âm lượng quá lớn
Nhiều bạn có thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn mà không biết thói quen này rất có hại. Để tai tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương bên trong. Thường xuyên mắc phải thói quen này cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Do đó, bạn nên chú ý điều chỉnh âm lượng vừa phải khi nghe nhạc. Nếu có thể, nghe bằng loa ngoài thay vì dùng tai nghe sẽ tốt hơn.
Vệ sinh tai sai cách
Thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên thực chất lại không hề có lợi cho chúng. Bởi việc vệ sinh tai liên tục có thể làm mất cân bằng môi trường trong ống tai. Sử dụng các vật cứng như kẹp tăm, tăm bông... để vệ sinh tai cũng là điều nên tránh mắc phải. Do những dụng cụ này có thể làm tổn thương ống tai hoặc gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác.
Thêm vào đó, ráy tai không hoàn toàn có hại và cần thiết phải loại bỏ thường xuyên. Chúng cũng có thể rơi ra theo chuyển động nhai của hàm. Thay vì tự làm sạch tai bằng các vật dụng cứng, bạn có thể đến các phòng khám để vệ sinh chúng định kì.
Uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây hại đến thính giác. Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể dẫn đến các tổn thương não. Điều này khiến não bộ không thể diễn giải và xử lý âm thanh. Nồng độ cồn quá cao trong máu có thể gây tổn hại cho các tế bào lông trong ốc tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Bạn nên chú ý tránh lạm dụng loại đồ uống này để hạn chế gặp phải các tác hại trên.
Nghe nhạc liên tục trong nhiều giờ
Nhiều người có sở thích nghe nhạc hoặc đơn giản là để tránh nghe những tiếng ồn bên ngoài. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe và nghe nhạc trong nhiều giờ liền là thói quen không tốt cho thính giác. Việc tiếp xúc với âm thanh liên tục có thể gây ra các tổn thương đến tai. Để bảo vệ cơ quan này, bạn nên thay đổi thói quen nghe nhạc trong thời gian dài.
Không chú ý sức khỏe răng miệng
Nghe có vẻ lạ nhưng việc chăm sóc răng miệng cũng liên quan mật thiết tới sức khỏe đôi tai. Do sức khỏe răng miệng kém cho phép vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu, thu hẹp và ngăn chặn các động mạch dẫn đến não. Điều này cũng có thể gây gián đoạn tiếp nhận tín hiệu từ dây thần kinh thính giác. Bởi vậy, bạn nên chú ý chăm sóc chúng đúng cách và đến nha sĩ kiểm tra răng định kì.
Nguồn: Healthyhearing
Theo Helino
Sai lầm khi lấy ráy tai Lấy ráy tai là thói quen không tốt, làm mất đi chức năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể, có thể làm tổn thương ống tai. Bác sĩ Vũ Hải Bằng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết nhiều người có quan niệm sai lầm là cần phải lấy ráy tai. Thực tế ráy tai sinh...