Xì gà Cuba tìm đường vào Mỹ
Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba khiến khách du lịch Mỹ yêu xì gà sẽ không còn phải giấu giếm sản phẩm đặc biệt này trong hành lý nữa.
Các sản phẩm thuốc lá của Cuba là một trong những mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy tắc bình thường hóa thương mại mới mà Tổng thống Obama tuyên bố hôm 17/12.
Đây là lần đầu tiên kể từ thời chính quyền tổng thống Bush, du khách từ Cuba quay về Mỹ được phép mang theo hàng hóa Cuba trị giá 400 USD. Khách du lịch giờ đây có thể mua về nước 100 USD tiền xì gà, hoặc rượu rum, tờ USA Today cho hay.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xì gà và các hàng hóa khác của Cuba sẽ xuất hiện ở các cửa hàng bán xì gà tại Mỹ ngay sáng mai, David Savona, biên tập viên tạp chí xì gà Cigar Aficionado, viết.
Quy định trên chỉ áp dụng cho khách du lịch người Mỹ đi từ nước thứ ba đến Cuba như Pháp hoặc Anh, khi quay trở về nước. “Khách du lịch các nước khác ngoài Mỹ không được phép mang xì gà Cuba vào Mỹ”, một nguồn tin của Bộ Tài chính Mỹ, nói.
Cohibas, một loại xì gà ngon nổi tiếng thế giới của Cuba. Ảnh: Galleryhip
Một hộp xì gà 25 điếu bán ở Havana, thủ đô Cuba, có giá khoảng 100 USD. Trong nhiều thập kỷ, khách du lịch Mỹ như những tay buôn lậu xì gà không chuyên, quấn bọc hàng tá hộp xì gà Cohibas và Uppmans (hai loại xì gà nổi tiếng của Cuba) mua ở Anh hoặc Mexico và giấu trong hành lý mang về nước, hy vọng hải quan không phát hiện được.
Video đang HOT
Để trừng phạt mối quan hệ Cuba-Nga trong Chiến tranh lạnh, Tổng thống Kennedy đã mở rộng lệnh cấm, hạn chế thương mại đối với Cuba tháng 2/1962. Theo đó người Mỹ không được phép mua hoặc tiêu thụ xì gà Cuba. Theo Pierre Salinger, thư ký báo chí của Kennedy, ngày 8/2/1962, tổng thống Kennedy đã yêu cầu Salinger mua cho mình 1.200 điếu xì gà Cuba để dự trữ, trước khi lệnh cấm vận kéo dài có hiệu lực. Salinger sáng hôm đó lập tức mang về cho Kennedy 1.201 điếu xì gà Petit H.Upmann, nhãn hiệu yêu thích của tổng thống Mỹ.
Giá xì gà có thể tăng đáng kể một khi Mỹ và Cuba bình thường hóa thương mại hoàn toàn, và Mỹ có thể chính thức nhập khẩu thương mại xì gà Cuba. “Nhu cầu tiêu thụ xì gà của người Mỹ sẽ nhanh chóng vượt qua nguồn cung, kết quả là, giá sẽ tăng lên”, Mitchell Orchant, giám đốc điều hành công ty bán xì gà C.Gars ở London nói.
Xì gà Cuba được ví von như là Chén thánh đối với người hút. Theo Công giáo, Chén thánh chứa đựng sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén thánh sẽ có tài năng xuất chúng. Đất nước Cuba là nơi lý tưởng để sản xuất xì gà, cũng như thung lũng Nava, bang California, Mỹ là nơi lý tưởng để trồng nho. “Sự kết hợp độc đáo của ‘mặt trời, thổ nhưỡng và kỹ thuật’ khiến xì gà Cuba là loại thuốc lá ngon nhất thế giới”, Orchant nói.
“Đối với những người hút xì gà ở Mỹ, thì xì gà Cuba từ lâu đã như một trái cấm. Các doanh nghiệp sản xuất xì gà đều ở Cuba, và xì gà ở Havana nổi tiếng xuất sắc trên thế giới”, Marvin Shanken, biên tập viên kiêm nhà xuất bản tạp chí về Xì gà Aficionado, nói. “Hôm nay đánh dấu sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Cuba kể từ năm 1961. Điều này không có nghĩa là lệnh cấm vận hoàn toàn kết thúc, nhưng nó đánh dấu khởi đầu mới cho việc tiến gần hơn tới bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba”.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Kỳ lạ chuyện xác chết đi lại, tìm đường về nhà ở Indonesia
Chuyện xác chết "đội mồ sống dậy", tìm đường về nhà ở bộ tộc Toraja, Indonesia hiện vẫn là một ẩn số khó lý giải đối với các nhà khoa học.
Câu chuyện kỳ lạ này có nguồn gốc từ tập tục Ma'nene của người Baruppu tại huyện miền núi Tana Toraja thuộc tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Theo phong tục truyền thống, xác chết của những người thân trong gia đình, tổ tiên được những người còn sống đào lên. Sau đó, họ đem những thi thể này về nhà, thay quần áo mới như một cách tưởng nhớ người đã khuất. Thời gian cử hành các nghi lễ kéo dài trong 3 ngày.
Điều kỳ lạ là những xác chết này có thể tự đứng dậy, di chuyển khắp làng và tự tìm đường về nhà như người sống. Điều này bắt nguồn từ việc, người dân ở đây tin rằng, hồn ma của người quá cố cần phải quay trở về ngôi làng mà họ từng sinh sống để gặp lại người thân, họ hàng. Do đó, họ mời pháp sư đến gọi linh hồn và khiến xác chết sống lại. Pháp sư có thể làm cho một xác chết nằm yên trong quan tài có thể đi lại khắp làng cũng như xuất hiện trong đám giỗ của chính họ. Thông qua những lời cầu khấn, bài văn tế... của pháp sư, người thân, con cháu sẽ không bị người quá cố trách phạt vì hành động đào mộ này.
Chuyện xác chết tự "đội mồ sống dậy" ở Indonesia không phải là chuyện quá xa lạ.
Nhờ tài nghệ của các pháp sư, các xác chết có thể tự mình đi lại như robot và tự tìm được đường về nhà.
Sau khi trở về nhà, xác chết sẽ được thay trang phục mới và đặt lại vào quan tài.
Sau khi được "làm phép", xác chết có thể đi lại bình thường mà không gặp rắc rối gì. Điều đặc biệt là, nếu có người nói chuyện với thây ma trên đường trở về, thây ma đó sẽ ngã xuống và không thể đứng dậy tiếp tục cuộc hành trình.
Tuy tập tục này khá phổ biến ở Indonesia nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được lý do vì sao các pháp sư có thể khiến các thây ma đi lại và tự tìm đường về nhà.
Xác chết sẽ tự tìm được đường về nhà nhờ phép thuật của pháp sư.
Người chết sẽ được đặt lại vào quan tài và đem chôn như cũ.
Theo Ngôi sao
Xì gà từ CuBa Anh chồng bất ngờ trở về nhà và giận dữ chỉ vào gạt tàn thuốc lá: "Ở đâu ra điếu xì gà này thế?" Ảnh minh họa Cô vợ co rúm người lại, mặt tái nhợt. - Nếu cô không nói nó từ đâu ra, tôi sẽ giết cô! Lúc ấy, một giọng nói lịch thiệp vọng ra từ trong chiếc tủ bên...