Xét xử vụ Mobifone mua AVG: Mất tiền nhà nước, được lợi riêng
Ngày 16/12, TAND TP Hà Nội xét xử vụ “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Cty Viễn thông Mobifone.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ – Ảnh: PV
Vụ án có 14 bị cáo, gồm Nguyễn Bắc Son (SN 1953), Trương Minh Tuấn (SN 1960) cùng nguyên là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); Phạm Đình Trọng (SN 1970), nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ TT Lê Nam Trà (SN 1961), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Mobifone; Cao Duy Hải (SN 1961), nguyên Tổng Giám đốc Mobifone; Phan Thị Hoa Mai (SN 1966) và Hồ Tuấn (SN 1965), cùng nguyên Thành viên HĐTV Mobifone; Phạm Thị Phương Anh (SN 1975), Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1969), Nguyễn Bảo Long (SN 1972), Nguyễn Đăng Nguyên (SN 1976), cùng nguyên là Phó Tổng Giám đốc Mobifone; Võ Văn Mạnh (SN 1976), Giám đốc Cty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX; Hoàng Duy Quang (SN 1983), Thẩm định viên của AMAX; Phạm Nhật Vũ (SN 1973), nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Nghe nhìn toàn cầu AVG.
Bị cáo Phạm Nhật Vũ
Trong đó, Phạm Nhật Vũ bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo Khoản 4, Điều 364 Bộ luật Hình sự (BLHS) với khung hình phạt tù 12 – 20 năm tù. Tiếp đến, 13 người còn lại bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3, Điều 220 BLHS với khung hình phạt 10 – 20 năm tù. Các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải còn bị truy tố tội “Nhận hối lộ” theo Khoản 4, Điều 354 BLHS với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, các bị cáo trong vụ này đều có ý thức khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, từng có nhiều thành tích trong công tác… Vì vậy, VKSND Tối cao cho rằng, cần áp dụng triệt để các căn cứ pháp luật và chính sách hình sự để giảm nhẹ hình phạt cho họ, nhất là những người đã khắc phục hết tiền chiếm đoạt. Trước đó, cơ quan điều tra còn đề nghị áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” nhằm giảm nhẹ trách nhiệm với một số bị cáo trong đó có Phạm Nhật Vũ. Được biết, Phạm Nhật Vũ còn được các tổ chức trong và ngoài nước xin cho hưởng khoan hồng và xác nhận bị cáo đã dùng 1.300 tỷ đồng làm từ thiện…
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Bắc Son và Bị cáo Trương Minh Tuấn
Làm lợi túi riêng
Cáo trạng thể hiện, năm 2015, ông Nguyễn Bắc Son đã tác động để Lê Nam Trà và các bị cáo khác thực hiện dự án cho Mobifone mua lại AVG. Theo quy định, dự án có giá trị hơn 5.000 tỷ đồng phải được sự đồng ý chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nhưng các bị cáo đã thực hiện khi không xin phép. Cùng với đó, Mobifone thuê Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định giá, ra kết quả trị giá AVG là hơn 24.548 tỷ đồng. Tuy nhiên, do VCBS không có chức năng thẩm định giá nên Mobifone thuê tiếp AMAX xác định giá trị AVG.
AMAX đã thẩm định thiếu căn cứ, cho rằng AVG có giá thấp nhất 16.565 tỷ đồng nhưng Mobifone không đồng tình con số này. Tiếp đến, đại diện Mobifone và AVG đã gặp nhau 5 lần để đàm phán giá mua. Thương vụ cũng được ông Trương Minh Tuấn đóng dấu “Mật” trái quy định. Ngoài ra, Phạm Nhật Vũ và ông Nguyễn Bắc Son liên hệ với nhau qua 211 cuộc điện thoại, 345 tin nhắn để trao đổi tiến độ và thúc đẩy thương vụ. Qua đây, các bên thống nhất Mobifone sẽ mua 95% cổ phần của AVG với giá hơn 8.445 tỷ đồng.
Số tiền này được Mobifone trả trong vòng 19 ngày bằng cách rút trước hạn các hợp đồng tiền gửi và vay lãi 1.700 tỷ đồng từ ngân hàng Vietinbank. Điều tra xác định, thương vụ gây thiệt hại 6.590 tỷ đồng, được tính bằng cách lấy 8.445 tỷ đồng trừ đi trị giá thực của AVG là 1.970 tỷ đồng, ra 6.475 tỷ đồng. Mobifone cũng bị thiệt hại thêm hơn 115 tỷ đồng tiền lãi của các hợp đồng tiền gửi bị rút trước hạn.
Sau đó, Phạm Nhật Vũ đã “cảm ơn” ông Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, ông Trương Minh Tuấn 200 nghìn USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải 500 nghìn USD. Trong đó, ông Son khai đã đưa tiền nhận hối lộ cho con gái nhưng người này không thừa nhận. Cơ quan truy tố cho rằng, bị cáo Son có ý thức khắc phục hậu quả nhưng gia đình không thực hiện.
ã hoàn trả lại tiền
Theo điều tra, năm 2014, AVG có vốn điều lệ 2.150 tỷ đồng với người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Nhật Vũ. Đến cuối năm 2015, tình hình tài chính của AVG khá “bết bát”, lỗ lũy kế lên tới 1.963 tỷ đồng, chiếm 54% vốn điều lệ. Tuy vậy, trước khi bán cho Mobifone, AVG còn thực hiện tăng vốn lên 3.628 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phần một cách “thần tốc”, trong vòng 6 ngày.
Khi mua AVG, Mobifone đã trả tiền cho các cổ đông tương ứng số cổ phần. Trong đó, Phạm Nhật Vũ nhận hơn 5.850 tỷ đồng, bà Hoàng Thanh Hằng nhận hơn 1.037 tỷ đồng; bà Nguyễn Thùy Trang nhận hơn 578 tỷ đồng; bà Phạm Thu Trang nhận hơn 178 tỷ đồng; ông Nguyễn Duy Thái Dương nhận hơn 153 tỷ đồng; ông Nguyễn Công Dự nhận hơn 60 tỷ đồng; Cty CP An Viên nhận hơn 386 tỷ đồng; Cty TNHH Giải pháp tích hợp công nghệ cao nhận hơn 199 tỷ đồng.
Đến ngày 28/3/2018, Mobifone và các cổ đông trên đã ký thỏa thuận nguyên tắc về việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần. Tháng 8/2018, Mobifone nhận được hơn 8.774 tỷ đồng từ đại diện cổ đông chuyển nhượng cổ phần AVG. Số này gồm hơn 8.445 tỷ đồng Mobifone đã thanh toán năm 2016 và hơn 329 tỷ đồng là tiền trả cho các chi phí liên quan kèm lãi tính cho số tiền Mobifone từng thanh toán.
Trong quá trình điều tra, Phạm Nhật Vũ khai việc sử dụng số tiền Mobifone thanh toán cho AVG về cơ bản theo yêu cầu của mình để phục vụ cho kinh doanh và trả nợ. Ông Vũ cũng tự bỏ tiền túi và đi vay thêm để trả lại cho Mobifone đồng thời lập biên bản cam kết không kiện tụng các cổ đông khác của AVG.
Ngày 2/1/2016, AVG được chuyển giao cho Mobifone và đã thay đổi tên, biểu tượng truyền hình An Viên thành MobiTV. Từ đó, AVG vẫn luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính do công nợ lớn, không huy động được vốn vay hoặc hợp tác xã hội hóa, không thoái được vốn 2 doanh nghiệp ngoài ngành.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 16 đến 31/12 dưới sự điều hành của thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là 3 kiểm sát viên. Ngoài ra, ông Đào Thịnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ 3 (án kinh tế) VKSND Tối cao được phân công là kiểm sát viên dự khuyết. Trong vụ án này, ông Nguyễn Bắc Son có 3 luật sư, ông Trương Minh Tuấn có 5 luật sư và ông Phạm Nhật Vũ có 3 luật sư tham gia bảo vệ.
XUÂN ÂN
Theo tienphong.vn
Ngày mai những ai phải hầu tòa cùng "quan tham" Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn?
Sáng mai (16/12) TAND TP. Hà Nội sẽ xử sơ thẩm vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Ngoài cái tên Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ còn những ai phải ra trước tòa trong vụ án này vào ngày mai?
Ông Nguyễn Bắc Son khi còn ở đỉnh cao quyền lực.
Trong vụ án này ngày mai sẽ có 14 bị cáo được đưa ra xét xử về các tội danh: Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015; Tội nhận hối lộ theo Điều 354 và tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngoài các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn- các cựu Bộ trưởng Bộ TT&TTcòn có 12 bị can khác bị đưa ra xét xử. Đó là các bị can: Phạm Đình Trọng (SN 25/9/1970)- nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT Lê Nam Trà (SN17/12/1961)- nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Cao Duy Hải (SN 01/01/1961)- nguyên Tổng giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Bị can Phan Thị Hoa Mai ( SN 20/01/1966)- nguyên thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Hồ Tuấn (SN 1965)- nguyên Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Phạm Thị Phương Anh (SN 1975)- nguyên Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1969)- nguyên Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Nguyễn Bảo Long (SN 1972) - nguyên Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone; Nguyễn Đăng Nguyên (SN 1976)- nguyên PhóTổng giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.
Các bị can còn lại bị đưa ra xét xử là Võ Văn Mạnh (SN 1976)- nguyên Giám đốc, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX; Hoàng Duy Quang (SN 1983) là thẩm định viên, Giám đốc Chi nhánh phía Bắc, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX; Cuối cùng là Phạm Nhật Vũ (SN 1973)- nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang bị truy tố, xét xử về tội danhg: Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọngtheo quy định tại khoản 3 Điều 220 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Ngoài tội danh trên, bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cũng bị truy tố tội: Nhận hối lộ theo quy định tại khoản 4 Điều 354 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Bị can Phạm Nhật Vũ bị truy tố tội: Đưa hối lộ theo quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Thiều Khang
Theo giaoducthoidai.vn
Viện kiểm sát đưa ra 6 cáo buộc trong đại án Mobiphone mua AVG Cáo trạng của VKSND Tối cao chỉ ra 6 sai phạm chính trong dự án mua bán cổ phần AVG, trong đó ông Nguyễn Bắc Son giữ vai trò cao nhất. Vụ án sẽ được xét xử sơ thẩm từ ngày 16/12 đến 31/12 tại TAND Hà Nội. Hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 14 bị can. Trong...