Xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La : Cựu cán bộ công an nâng điểm vì thân quen, không có lợi ích vật chất
Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Đinh Hải Sơn khai nhận, Sơn chủ động nâng điểm cho người nhà và được lãnh đạo Phòng nhờ vả, không có lợi ích về vật chất.
Bị cáo Đinh Thanh Sơn tại phiên tòa xét xử. Ảnh: Người Đưa Tin
Sáng ngày 16/10, tòa án nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên sơ thẩm xét xử vụ gian lận thi tại địa phương.
Tại phiên tòa sáng nay, Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Đinh Hải Sơn (cựu cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ, công an tỉnh Sơn La, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự khu vực chấm thi) và tiếp tục xét hỏi với bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu Chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục- sở GD&ĐT tỉnh Sơn La).
Theo thông tin trên báo Người Đưa Tin, bị cáo Đinh Hải Sơn được phân công nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự khu vực chấm thi, trực tiếp tham gia giám sát, bảo vệ công tác chấm thi tự luận (Ngữ văn) tại Quyết định số 459 ngày 19/6/2018 của sở GD&ĐT tỉnh Sơn La.
Ngày 27/6/2018, Sơn nhận được điện thoại của người quen, nhờ vả việc thi cử và đưa thông tin của thí sinh cho Sơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, cô em vợ của Sơn cũng tham dự kỳ thi này nên Sơn đã chủ động lấy thông tin của em vợ.
Khi có thông tin của 2 thí sinh, Sơn ghi chi tiết cụ thể vào tờ giấy và chuyển cho Nguyễn Thị Hồng Nga để Nga sửa bài thi nâng điểm các môn trắc nghiệm.
VOV thông tin thêm, tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Đinh Hải Sơn cơ bản nhất trí với bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Một trường hợp là người nhà nên Sơn chủ động hỏi thông tin, tham khảo điểm thi đỗ các năm gần đây rồi ghi số điểm cần nâng. Trường hợp còn lại, bị cáo nhờ Nguyễn Thị Hồng Nga nâng điểm là do lãnh đạo Phòng nhờ, không có lợi ích về vật chất.
Bạch Hiền (t/h)
Theo doisongphapluat
(NÓNG) Tiết lộ chấn động về chiêu trò, thủ đoạn tinh vi sửa điểm thi ở Sơn La
Nhận thức trong kỳ thi này sẽ có trường hợp thí sinh nhờ nâng điểm môn Ngữ văn, đối tượng này đã cấu kết với 1 lãnh đạo cấp phòng in toàn bộ dữ liệu khóa phách vòng 1 và vòng 2, rồi giao cho vị lãnh đạo phòng giữ để phục vụ tra tìm bài thi của thí sinh cần nâng điểm.
Bị can Nguyễn Thị Hồng Nga (đứng giữa bên phải) đã thừa nhận hành vi của mình
Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) là người trực tiếp hướng dẫn Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở GD - ĐT Sơn La) sử dụng phần mềm lập khóa phách vòng 1 (cắt phách, sắp xếp bài thi vào các túi theo thứ tự, đánh số túi bài thi) và hướng dẫn Phạm Đăng Quang lập khóa phách vòng 2 (thay đổi số túi bài thi đã được đánh trong lần lập khóa phách vòng 1).
Nhận thức trong kỳ thi này sẽ có trường hợp thí sinh nhờ nâng điểm môn Ngữ văn, ngày 28/6/2018, bà Nga cấu kết với Nhàn in toàn bộ dữ liệu khóa phách vòng 1 và vòng 2, rồi giao cho Nhàn giữ để phục vụ tra tìm bài thi của thí sinh cần nâng điểm môn Ngữ văn.
Trong số thí sinh do Nguyễn Thị Hồng Nga nhận giúp nâng điểm có 5 thí sinh nhờ nâng điểm môn Ngữ văn, căn cứ tổng số điểm cần nâng trừ đi số điểm các môn trắc nghiệm đã được sửa, tính ra số điểm cần nâng môn Ngữ văn.
Ngày 3/7/2018, Nga chuyển danh sách (số báo danh, điểm cần nâng) của 5 thí sinh cần nâng điểm môn Ngữ văn cho Lò Văn Huynh (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở GD - ĐT Sơn La). Nga bảo Huynh đến gặp Nhàn lấy khóa phách giúp nâng điểm cho những thí sinh này.
Sau khi nhận danh sách của Nga, Lò Văn Huynh ghi thêm thông tin của 3 thí sinh, sau đó chuyển cho bà Nhàn tra tìm khóa phách.
Nguyễn Thanh Nhàn tra tìm, ghi thông tin khóa phách của từng thí sinh, đồng thời ghi thêm thông tin khóa phách của 4 thi sinh do Nhàn nhận giúp rồi chuyến lại cho Huynh. Sau khi có khóa phách của các thí sinh nêu trên, ngày 4/7/2018, Lò Văn Huynh chuyển cho Nguyễn Quốc Chiến, thành viên Ban thư ký Hội đồng thi tác động nhờ cán bộ trực tiếp chấm thi tìm bài, chấm nâng điểm cho các thí sinh trên.
Căn cứ khai nhận của các bị can và tài liệu thu được xác định trong số 44 thí sinh được nhờ tác động nâng điểm, thì có 36 thí sinh tham gia dự thi môn Ngữ văn.
Sau khi tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định ngẫu nhiên 110 bài thi môn Ngữ văn, trong đó có số thí sinh nêu trên được chấm thẩm định; Cơ quan An ninh điều tra đề nghị Bộ ĐG&ĐT tiếp tục chấm thẩm định đối với bài thi Ngữ Văn của 24/36 trường hợp.
Sau khi tổ công tác của Bộ chấm thẩm định phát hiện có 13/36 thí sinh bị hạ điểm môn Ngữ văn, trong đó có 9 thí sinh bị hạ điểm so với điểm trên bài thi và điểm công bố.
Như vậy, đến nay cơ quan công an làm rõ 6 thí sinh được các bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, Nguyễn Thanh Nhàn, Lò Văn Huynh tác động nâng điểm môn Ngữ là N.L.B.N, D.H.T, N.T.A, N.T.Đ, Đ.T.L, N.D.P./.
8 người liên quan đến gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.
Các bị can gồm: Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Sơn La); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu);
Lò Văn Huynh (cựu Phó trưởng phòng Khảo thí Sở GD - ĐT Sơn La); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT Sơn La); Đinh Hải Sơn (cựu Thiếu tá, nguyên Đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu Trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo Xuân Hưng (Bảo vệ pháp luật)
Nguyên GĐ Sở GD-ĐT Sơn La lại vắng mặt tại phiên xử gian lận thi cử Sáng nay (15/10) đã diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La. Phiên xét xử sơ thẩm lần này vắng mặt 18 nhân chứng, trong đó có ông Hoàng Tiến Đức - nguyên Giám đốc Sở Giáo...