Xét xử vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình, triệu tập cựu Giám đốc sở
Nhiều cán bộ ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình được triệu tập đến tòa với vai trò người liên quan, trong đó có cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Trọng Đắc.
Hôm nay (11/5), TAND tỉnh Hòa Bình đưa 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 ra xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ. Đây là những người có chức vụ, quyền hạn trong ngành giáo dục, có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thi, chấm thi trong kỳ thi quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình.
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 1 tuần.
Nhiều cán bộ ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình được triệu tập đến tòa với vai trò người liên quan, trong đó có cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Trọng Đắc (bị cách chức năm ngoái).
Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hòa Bình
Tại phần thủ tục, bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh) đề nghị tòa triệu tập ông Hoàng Văn Giang (cán bộ bảo vệ cầm chìa khóa cửa lối lên phòng chứa bài thi).
Ông Chất cũng đề nghị triệu tập thêm người liên quan là các thí sinh và phụ huynh có con được nâng điểm.
Đại diện VKS cho rằng, những người vắng mặt đã có lời khai ở giai đoạn điều tra nên không ảnh hưởng tới việc xét xử. Chủ tọa đồng tình quan điểm này.
Nhận tiền để nâng điểm
Trong số 15 bị cáo, ông Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy) là người duy nhất bị truy tố cả 2 tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và Nhận hối lộ.
Còn bị cáo Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) bị xét xử tội Đưa hối lộ. Theo cáo buộc, ông Tuấn đã nhận 300 triệu đồng từ ông Hồ Chúc để can thiệp nâng điểm cho 2 thí sinh.
13 bị cáo còn lại bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cá nhân để cấu kết, can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh.
Số thí sinh này đã sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Sau khi vụ gian lận bị phát hiện, 45 thí sinh trúng tuyển đã bị buộc thôi học; 10 thí sinh đang theo dõi vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển; 6 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học; 1 thí sinh đăng kí xét tuyển nhưng không trúng tuyển.
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng khảo thí, Phó Trưởng ban chấm thi) bị xác định là người có vai trò chủ mưu, đã bàn bạc và chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn đưa chìa khóa phòng chấm thi, tạo các điều kiện thuận lợi để các bị cáo khác can thiệp, nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh.
Bị cáo Vinh còn chỉ đạo Tuấn “sinh mã phách”, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn ngữ văn trái quy chế thi để lấy thông tin; cung cấp “mã phách”, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn ngữ văn cho Diệp Thị Hồng Liên (cựu Phó phòng khảo thí) để Liên chỉ đạo các bị cáo khác chấm nâng điểm 20 bài thi tự luận môn ngữ văn.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi), Đỗ Mạnh Tuấn (cựu hiệu phó Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy), Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình), Phùng Văn Thụ (cựu Trưởng phòng giáo dục thường xuyên), Diệp Thị Hồng Liên (cựu Phó phòng khảo thí), Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên phòng khảo thí), Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên phòng thanh tra), Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ phòng khảo thí), Quách Thanh Phúc (50 tuổi, cựu hiệu phó Trường THPT 19-5), Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) và 4 cựu giáo viên Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà, Đào Ngọc Thuật và Hồ Chúc.
Lưu giữ toàn bộ tài liệu, điều tra nghi vấn gian lận thi cử từ 2017 ở Hà Giang
TAND Hà Giang kiến nghị Sở GD&ĐT tỉnh này lưu giữ toàn bộ tài liệu, bài thi của các thí sinh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để phục vụ điều tra tiếp theo.
Ngày 25/10, tại buổi tuyên án các bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang năm 2018, TAND tỉnh Hà Giang kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ về trường hợp 2 thí sinh Sùng Văn Đ. và Nguyễn Khắc Đ. tại điểm thi THPT Sí Mần.
Trong kỳ thi năm 2017, hai thí sinh này là thí sinh thuộc diện cá biệt nhưng lại đạt điểm rất cao và trúng tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ngoài ra, có một số thông tin những gia đình thí sinh này phải dùng 500 triệu đồng chạy điểm cho con đỗ đạt.
Tòa án kiến nghị Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang lưu giữ toàn bộ tài liệu, bài thi của các thí sinh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để phục vụ điều tra tiếp theo.
Ngoài ra, HĐXX cũng kiến nghị Cơ quan ANĐT - Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ những người nhờ các bị cáo nâng điểm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang có hành vi "đưa hối lộ" và các bị cáo có hành vi "nhận hối lộ" hay không?
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Tại phần tuyền án trước đó, HĐXX xác định trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang) giữ vai trò chủ mưu. HĐXX tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Hoài mức án 8 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015..
Bị cáo Vũ Trọng Lương (nguyên Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) nhận mức án 7 năm tù với cùng tội danh với bị cáo Hoài.
Đối với bị cáo Triệu Thị Chính (nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang), HĐXX xét thấy, tại biên bản làm việc với Đoàn thanh tra Bộ GĐ&ĐT ngày 16/7/2018, bị cáo đã thừa nhận việc nhờ Hoài xem xét, nâng điểm Ngữ văn cho từng thí sinh.
Triệu Thị Chính bị tòa tuyên phạt 2 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Bị cáo Lê Thị Dung (nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang), nhận mức án 2 năm tù về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi".
Bị cáo Phạm Văn Khuông (nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT) bị đề nghị xử phạt từ 1 năm tù treo về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.
Video: Cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Giang bật khóc khi tự bào chữa
TRƯƠNG HUYỀN
Theo VTC
Cán bộ liên quan gian lận thi cử ra tòa 'nói như hành tinh nào xuống' Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan bức xúc khi cán bộ liên quan vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 không ăn năn, hối cải, chỉ tìm cách thoát tội. Chiều 22/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2019; kế hoạch...